Đáng lo thói quen ăn nhiều thịt của người Việt

Gần đây, khi giá thịt lợn giảm ở mức “chạm đáy”, giá thịt lợn có lúc rẻ ngang với giá rau cộng với phong trào giải cứu thịt lợn thì những bữa cơm của người dân dường như trở nên nhiều thịt hơn.
dang lo thoi quen an nhieu thit cua nguoi viet Có nên thay thế đường bằng mật ong?
dang lo thoi quen an nhieu thit cua nguoi viet Những món ăn 'khoái khẩu' đôi lúc thành 'độc dược'
dang lo thoi quen an nhieu thit cua nguoi viet Những đại kỵ khi ăn bưởi không phải ai cũng biết
dang lo thoi quen an nhieu thit cua nguoi viet Nước ép tốt hay sinh tố, nên uống loại nào?
dang lo thoi quen an nhieu thit cua nguoi viet
Người dân mua thịt tại siêu thị ở TPHCM. Ảnh: M.Quân

Có những gia đình, cơ quan tích cực ăn thịt lợn để hưởng ứng phong trào “giải cứu thịt lợn”.

Các chuyên gia sức khỏe lo ngại, việc tiêu thụ nhiều thịt có thể ảnh hưởng sức khỏe, chưa kể, nguồn thịt sạch hiện nay còn nhiều vấn đề đáng bàn cãi.

Những bữa ăn đầy thịt

Vào cuối tháng 4.2017, khi phong trào giải cứu thịt lợn đang ở cao trào, nhiều đơn vị, cơ quan nhà nước đã hưởng ứng phong trào bằng cách đưa ra chỉ tiêu tiêu thụ thịt lợn để “toàn đơn vị cố gắng đạt được chỉ tiêu”.

Làm việc trong một trường Đại học ở TPHCM, anh N.T.S chia sẻ: “Nhà trường phát động phong trào nhằm khuyến khích nhân viên tiêu thụ thịt lợn giúp cho bà con nông dân. Gia đình tôi cũng vì thế mà ăn nhiều thịt hơn. Thay vì ăn chỉ 4-5 bữa thịt trong một tuần, có lúc vợ tôi mua mấy kg thịt lợn về để làm các món khác nhau có thể bảo quản được lâu như thịt ba chỉ ngâm nước mắm, chà bông, thịt kho trứng vịt… Được một vài tuần, tôi phải xin đình chiến với thịt lợn vì tăng 3 kg và nhìn thấy thịt là muốn bỏ chạy”.

Chị H.T.B.Y (ở Thủ Đức, TPHCM) cũng cho biết, nhà chị có 3 người, hai vợ chồng và một em bé 1 tuổi. Cứ cách ngày chị đi chợ 1 lần. Vậy mà ngày nào chị cũng mua 1kg thịt lợn để ăn trong 2 ngày hoặc nếu thịt bò thì mua 0,5kg: “Chồng tôi rất ghét ăn cá tôm. Chỉ ưng ăn thịt nên lúc nào quay qua quay lại cũng chỉ thịt bò hoặc lợn. Rau thì ăn rất ít, cả nhà chỉ có mình tôi biết ăn rau.

Khi tôi chia sẻ điều này với những người khác thì họ than trời vì sao ăn thịt nhiều thế? Tôi đã cố gắng giảm lượng thịt xuống thì chồng than trời vì… ăn không đã miệng”.

Là sinh viên một trường Đại học ở TPHCM, N.V.C (ở Phú Yên) cũng chia sẻ đang bị bạn bè “lên án” vì thân hình càng ngày càng phát tướng: “Em ở kí túc xá nên không có điều kiện nấu nướng, thường xuyên ăn cơm ở căn tin hoặc ra ngoài mua cơm hộp về ăn. Cơm họ nấu rất khô nên em chỉ thích ăn cơm với thịt kho, có chút nước chan vào cho dễ ăn. Phần rau, canh, củ quả xào đi kèm cơm em thường san cho bạn vì… không thích ăn”.

Những con số đáng báo động

Theo thống kê và dự báo của VCCI (Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam) với lượng tiêu thụ thịt lợn như hiện nay, dự báo đến năm 2019, tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 4 triệu tấn. Chiếm gần 65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt lợn vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa ăn của người Việt.

Ở Việt Nam, từng có những cảnh báo liên quan đến vấn đề dinh dưỡng đáng lo ngại. Như kết quả khảo sát tình trạng cholesterol của Viện Dinh dưỡng Quốc gia ở người trưởng thành tại Hà Nội, TPHCM, nông thôn, vùng núi và vùng trung du. Kết quả là sự gia tăng mỡ máu cao, đặc biệt là cholesterol liên quan đến chế độ ăn uống.

Ở thành thị tỷ lệ người có lượng cholesterol cao tới 44,3% (các vùng khác tỉ lệ này 29%), dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não… mà chỉ khi biến chứng, hay xét nghiệm máu mới phát hiện được và rất khó đối phó.

Mới đây, Trung tâm dinh dưỡng TPHCM đã thực hiện một nghiên cứu tỷ lệ thừa cân béo phì, cao huyết áp trên 11.072 học sinh được chọn ngẫu nhiên tại 30 trường học cấp tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn TP. Các học sinh tham gia nghiên cứu được đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng và huyết áp. Kết quả tỷ lệ thừa cân béo phì là 41,4%, trong đó 19% ở mức độ béo phì.

Qua những số liệu có thể thống kê được, có thể nói, việc tiêu thụ quá nhiều thịt có liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì, mỡ máu cao hiện nay.

Bên cạnh đó, hệ quả từ những bữa ăn đầy thịt cũng có thể được lường trước khi mà liên tục trong thời gian gần đây, độ an toàn của thịt trở thành tâm điểm của sự chú ý từ dư luận. Điển hình là vụ 3.750 con lợn ở TPHCM bị phát hiện tiêm thuốc an thần khi chuẩn bị đem đi giết mổ. Con số này khiến nhiều người lo ngại vì không ai có thể dám đảm bảo, đây là lần đầu tiên người ta tiêm thuốc an thần cho lợn trước khi đưa ra thị trường. Đã có bao nhiêu con bị tiêm thuốc từng được người dân tiêu thụ.

Theo PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan trưởng Ban Quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM, người ăn phải thịt có thuốc sẽ bị buồn ngủ, có vẻ trầm cảm, hết hào hứng với mọi thứ; gây tụt huyết áp, rất hại với bệnh nhân bị các bệnh mãn tính, người bị bệnh tim.

Trước đó, các cơ quan chức năng chức cũng đau đầu vì tình trạng chất tạo nạc trong thịt lợn, tồn dư thuốc kháng sinh, chất tăng trọng…Đây là những chất ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, nhất là với những ai tiêu thụ lượng lớn.

Mỗi ngày ăn bao nhiêu thịt là đủ?

Nói về vấn đề cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn, TS-BS Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho biết, thịt là nguồn protein rất tốt, đồng thời cung cấp nhiều loại vitamin, chất khoáng quan trong cần cho hoạt động của cơ thể. Thịt đỏ, như thịt bò, thịt heo, cừu… là nguồn sắt dồi dào, quan trọng trong phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều thịt đỏ đã được chứng minh có liên quan đến nguy cơ ung thư đại tràng. Vì vậy, thịt đỏ được khuyến cáo ăn mỗi ngày không quá 90 g, tốt hơn nữa là dưới 70 g. Nếu ngày nào ăn nhiều hơn lượng này thì nên cắt giảm vào những ngày sau để đạt được mức trung bình như trên.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo các bà nội trợ nên giảm lượng thịt trong các bữa ăn bằng cách thay thế thịt bằng các loại đậu hạt, các chế phẩm họ đậu. Đậu là nguồn protein thực vật lành mạnh có tác dụng chống oxy hóa, ung thư, điều hòa chuyển hóa cholesterol…

Đặc biệt hoạt chất trong đậu có thể kìm hãm sự phát triển chất gây ung thư cysteine. Các bà nội trợ cũng có thể kìm chế thịt đỏ bằng cách thay thế ăn thịt gia cầm, các loại cá để bổ sung omega tự nhiên. Mỗi ngày, mỗi người cần ít nhất 400gr rau xanh, hoa quả.

Sau 28 năm theo dõi 121.342 người, công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Archives of Internal Medicine (Mỹ) đã ghi nhận được 5.910 ca bệnh tim và 9.364 ca bị ung thư đều có mối liên quan đáng kể đối với thói quen tiêu thụ quá nhiều thịt.

Theo Minh Phạm/Lao động

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

(LĐTĐ) Hơn một thập kỷ tìm con của người lính biên phòng Vàng A Chua và cô gái H'Mông Lý Thị Xía nay đã đón hai thiên thần nhỏ đáng yêu. Căn nhà nhỏ quạnh hiu ngày nào nay đã ngập tràn tiếng cười nói trẻ thơ, chấm dứt những ngày mòn mỏi mong con của cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn.
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Bộ Y tế gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế vào trao đổi những vướng mắc trong lĩnh vực y tế về tình trạng thiếu thuốc, vật tư, vắc xin phòng bệnh, cũng như tiến độ hoàn thiện, đi vào hoạt động của 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

(LĐTĐ) Hướng đến kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12), nhằm trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản và kỹ năng sống cho vị thành niên, thanh niên vừa qua Chi cục Dân số Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế và Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên tổ chức Hội thi Rung chuông vàng tại Trường Trung học cơ sở Chu Văn An (quận Long Biên, Hà Nội).
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn

Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn

(LĐTĐ) Chương trình “Hỗ trợ quân nhân hiếm muộn - Yêu thương lan tỏa” chính là nguồn động viên, tiếp thêm nghị lực, sức mạnh cho các gia đình quân nhân hiếm muộn kiên trì, bền bỉ trong hành trình “tìm con” của mình càng có ý nghĩa hơn khi toàn quân đang hướng tới 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E

Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E

(LĐTĐ) Trong 4 nạn nhân trong vụ cháy quán hát trên đường Phạm Văn Đồng đang được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện E, có 2 người đã được chuyển vào khu hồi sức đặc biệt.
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Trung tâm Y tế (TTYT) quận Long Biên phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, Trường Trung học cơ sở (THCS) Chu Văn An tổ chức Hội thi Rung chuông vàng “Tìm hiểu kiến thức về Dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên” cho học sinh tại Trường.
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi

Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi

(LĐTĐ) Giai đoạn mùa Đông Xuân với nền nhiệt thay đổi thất thường, độ ẩm cao làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có bệnh sởi. Đáng lo ngại, nhiều người lầm tưởng bệnh sởi chủ yếu là trẻ em mắc, nhưng trên thực tế, người lớn cũng dễ mắc bệnh này và có thể gặp những biến chứng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”

Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”

(LĐTĐ) Tâm lý ngại chia sẻ, ngại đi khám và thậm chí là khó tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của một ca bệnh liên quan đến rối loạn tình dục.
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi

(LĐTĐ) Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 6/12 đến ngày 13/12), toàn Thành phố ghi nhận 44 ca mắc sởi tại 20 quận, huyện, tăng 19 ca so với tuần trước đó.
Xem thêm
Phiên bản di động