Có nên thay thế đường bằng mật ong?
Bán mật ong nuôi quảng cáo ong rừng: Coi chừng mang họa | |
Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống mật ong với nước dừa? | |
4 cách đơn giản áp dụng mật ong cho bệnh nhân tiểu đường |
Có gì bên trong mật ong? |
Trong một muỗng mật ong có thể tìm thấy các vitamin nhóm B (cần cho tóc đẹp, móng tay cứng và giúp quá trình trao đổi chất), acid ascorbic (bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và làm chậm quá trình lão hóa), canxi cần cho răng, sắt cần cho máu và kẽm cần cho sức khỏe sinh sản.
Mật ong là nguồn chứa các carbohydrate đơn giản: glucose, fructose và sucrose. Mật ong ngọt hơn đường khoảng 1/3. Trong mật ong có có hầu hết các vitamin, mặc dù chỉ là số lượng nhỏ, các chất khoáng, cũng như các axit hữu cơ và các enzym. Trong mật ong tự nhiên có chứa alkaloid, kháng sinh và các chất hoạt tính sinh học khác có lợi cho một số bệnh. Tuy nhiên, tác dụng này chỉ có từ mật ong tự nhiên, chứ không phải từ mật ong mà ong ăn siro đường.
Trong 100 g mật ong chứa 328 kcal, và trong 100 g đường - 399 kcal. Mật ong hữu ích hơn đường, nhưng hàng ngày không nên dùng quá 30-60g, và nên sử dụng làm nhiều lần. Tuy nhiên, khi sử dụng mật ong, cần phải giảm các đồ ngọt bởi 1 g đường = 1,25g mật ong.
Bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, nhà nghiên cứu cao cấp của FGBUN Clinic "FIC về dinh dưỡng và công nghệ sinh học", tiến sĩ, tác giả của cuốn sách về dinh dưỡng lành mạnh Julia Chekhonina cho biết: Vì mật ong được tổng hợp từ mật của các loài hoa, nhiều chất có lợi chứa trong nó. Đây là những hoạt chất sinh học. Nhưng đây cũng là điểm trừ lớn nhất của mật ong, bởi chính những chất này làm tăng nguy cơ dị ứng. Vì vậy, những bệnh nhân dị ứng cần phải cẩn thận khi lựa chọn sử dụng mật ong.
Ngoài ra, mật ong là một sản phẩm rất ngọt, nó có chứa fructose, nó ngọt hơn đường bình thường. Do vậy những người tiểu đường, béo phì nên hạn chế sử dụng. Trường hợp bệnh tiểu đường, bác sỹ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu và quyết định liệu người bệnh có thể tiêu thụ mật ong hay không và với số lượng nào.
Với những người khỏe mạnh, nên sử dụng mật ong như đường. Mức tiêu thụ đường được khuyến nghị sử dụng trong ngày là 30g/ngày, và tỷ lệ này có thể được thay thế bằng mật ong. Vì mật ong ngọt hơn đường, nên khi uống trà, chúng ta sẽ cho ít hơn, điều có có nghĩa là sẽ giảm đi lượng calo hấp thụ vào cơ thể.
Mặc dù lợi ích của mật ong rất lớn, tuy vậy chúng ta không nên phó mặc nhu cầu vitamin và các nguyên tố vi lượng của cơ thể cho mật ong, cần phải bổ sung đầy đủ chất ở các thực phẩm khác.
Khi lựa chọn mật ong, nên chú ý đến chất lượng sản phẩm. Nếu mật ong bị đặc lại, có nghĩa nó bị cất trong một thời gian dài và mất đi một số đặc tính hữu ích. Vì vậy, tốt hơn nên ưu tiên lựa chọn mật ong lỏng.
Theo Hoàng Hường/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00