Cứ tăng là vui rồi!
Sẽ toàn chuyện vui! | |
Thì cứ phải từ từ | |
Nghiêm minh thế mới được |
- Khỉ gió nhà chú. Lại chả không vui, từ 1.7 mức lương cơ bản tối thiểu sẽ tăng từ 1.210.000đ lên 1.300.000đ, chả nhẽ chú chưa biết.
- Em biết chứ, dưng bây giờ cái chuyện tăng lương hình như ít người quan tâm hơn, bởi lẽ đã có lộ trình không có gì là mới cả. Điều mọi người quan tâm là lương tăng liệu giá cả có tăng?
- Tớ cho rằng tuy chỉ tăng có 90.000đ, nhưng nhân với các đối tượng điều chỉnh theo mức lương mới này, Nhà nước cũng phải cố gắng lắm mới cân đối được ngân sách đấy chú ạ.
-Em biết chứ. Việc từng bước nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ mà. Điều em muốn nói là làm sao để không còn cảnh như trước, lương chưa tăng giá cả đã tăng vèo vèo.
-Ý chú muốn nói là cái giá trị của đồng tiền chứ gì?
-Đúng đó bác. Bao nhiêu tiền không quan trọng, mà quan trọng là đồng tiền ấy có giá trị như thế nào. Chứ tăng được mấy trăm ngàn mà từ mớ rau đến cân gạo đều tăng giá theo lương thì khéo lại về “mo”.
-Điều chú băn khoăn cũng phải, mà chả phải mình chú. Nhàn rỗi, tớ có làm cái “điều tra dư luận xã hội” cư dân quanh xóm mình, thấy đa số mọi người cũng có cái băn khoăn này. Nhưng tớ tin…
-Bác tin gì thế?
-Tớ tin cái khâu quản lý giá cả sẽ được giám sát chặt chẽ, chẳng phải cứ muốn tăng là tăng đâu nhé.
-Em nhớ cứ mỗi đợt tăng lương là ra chợ lại nghe điệp khúc: “Bác thông cảm, lương cán bộ tăng thì nông dân và tiểu thương cũng phải tăng giá cho xứng”. Rồi có dạo cũng vì muốn quản lý giá mà có quy định tất cả các hàng hóa kinh doanh đều phải niêm yết giá, nếu kiểm tra không niêm yết sẽ phạt. Ấy vậy mà có thực hiện được đâu.
-Thế là mấy anh quản lý thị trường không làm tròn nhiệm vụ rồi.
-Bác nói thế chứ, quản cái chuyện giá cả cũng khó lắm. Còn là chủng loại gì, chất lượng ra sao, xuất xứ thế nào…Như bà Bộ trưởng Y tế giải thích về câu chuyện thiết bị y tế ấy, cùng một sản phẩm mà giá cả có khi chênh hơn chục lần vẫn là hợp lý cơ mà. Để phân biệt rạch ròi mấy cái này đâu có đơn giản.
-Hàng hóa trôi nổi thì chả nói, chứ hàng hóa trong siêu thị, trong cửa hàng…tớ nghĩ quyết tâm là quản được.
-Dưng theo bác có bao nhiêu phần trăm người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị, hay đa phần vẫn “gếch xe” bên hè đường sử dụng cái anh “chợ cóc”. Mà ngay như siêu thị, cơ chế thị trường giá cả phải phụ thuộc giá đầu vào, đầu vào mà tăng thì giá bán phải tăng; tăng lương cho nhân viên thì cũng phải tăng chi phí… tất cả lại đổ vào giá bán. Cũng chả trách được bác ạ.
-Chú nói vậy hóa ra tăng lương chả có ý nghĩa gì à?
-Ấy chết, bác nói vậy oan cho em. Ý nghĩa quá ấy chứ, đa phần cán bộ, công chức chờ tăng lương từng ngày ấy chứ, dưng lo thì cứ lo thôi. Giá mà giữ được anh giá ổn định.
-Tớ nói chú biết nhé, để tăng lương việc cân đối ngân sách của Nhà nước đã khó, mấy anh sự nghiệp tự hạch toán còn khó hơn nhiều. Nói ngay như cái báo của chú ấy, đang tự nuôi nhau đã khó trăm bề, giờ lo thêm khoản tăng lương cũng vất lắm. Nhưng cái được là cán bộ của mình có tăng thu nhập. Vậy nếu cứ nghĩ rằng tăng lương chẳng “nhằm nhò” gì là không ổn tý nào.
-Rõ là thế rồi, dưng em vẫn phải nói với bác làm thế nào để giá trị của những đồng lương tăng ấy phát huy được hết tác dụng của nó. Chứ em nhớ không nhầm thì nhiều năm nay cứ mỗi đợt tăng lương là giá cả hàng hóa lại “ăn theo”. Chả cứ ở “chợ cóc” hay siêu thị mà ngay mấy cái khoản thiết yếu như điện, nước, xăng dầu…cũng tăng là gay lắm, không phải nỗi lo “tăng lương tăng giá” là không có cơ sở đâu.
-Ô hay, cái chú này, đã nói là đã có cái anh “quản lý giá” rồi cơ mà.
-Biết vậy, dưng thiếu gì lý do để tăng giá bác. Cơ chế thị trường: Thu đủ bù chi và phải có lợi nhuận, vậy không tăng giá không được ấy chứ.
-Nói mãi mà chú chả hiểu. Tóm lại cứ tăng là vui rồi.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00