Công nghệ càng hiện đại… tội phạm càng tinh vi
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo của tội phạm công nghệ cao | |
Lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng: Ngày càng tinh vi | |
Cảnh giác với tội phạm sử dụng công nghệ cao |
Thủ đoạn tinh vi
Theo thông báo từ Công an thành phố Hà Nội, chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm, cơ quan này đã nhận được đơn thư tố giác từ 18 nạn nhân, với tổng số tiền bị chiếm đoạt lên đến gần 33 tỷ đồng.
Các đối tượng lừa đảo sử dụng mạng internet, mạng viễn thông với các thủ đoạn như: Giả danh công an, cán bộ tòa án để dọa dẫm, bắt người dân chuyển tiền vào tài khoản. Cụ thể, các đối tượng gọi điện đến số điện thoại cố định thông báo chủ thuê bao đang nợ tiền cước, đang bị nhà mạng khởi kiện. Sau đó, chúng nối máy với các đối tượng tự xưng là cán bộ Công an, Viện kiểm sát để giải quyết.
Nhóm tội phạm công nghệ cao bị bắt giữ tại cơ quan công an |
Các đối tượng này thông báo với người bị hại đang liên quan đến vụ án rửa tiền, mua bán ma túy xuyên quốc gia, tiền trong tài khoản của bị hại liên quan đến các vụ án này, đã có lệnh bắt giam; để chứng minh sự trong sạch phải chuyển tiền đến tài khoản do chúng chỉ định hoặc tài khoản của bị hại nhưng lấy số điện thoại chúng cho trước để đăng ký Internetbanking. Khi người bị hại chuyển tiền theo yêu cầu, các đối tượng nhanh chóng rút tiền hoặc chuyển sang tài khoản khác rồi rút tiền và chiếm đoạt.
Các đối tượng thông qua các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, Viber để làm quen, hứa gửi hàng, tiền, đô la có giá trị lớn, yêu cầu người bị hại cung cấp địa chỉ, số điện thoại để chúng gửi. Vài ngày sau, chúng đóng vai nhân viên bưu điện hoặc hải quan, kiểm tra phát hiện hàng có vi phạm, nếu muốn nhận phải đóng phí, thuế, tiền phạt… yêu cầu chuyển tiền, thuế hoặc tiền phạt vào tài khoản do chúng chỉ định và bị chiếm đoạt. Đồng thời nhắn tin thông báo người bị hại đã trúng một giải thưởng có giá trị lớn, yêu cầu đóng góp ủng hộ Quỹ người nghèo, tàn tật bằng cách chuyển tiền vào tài khoản chúng cho trước hoặc mua thẻ điện thoại chuyển thông tin cho các đối tượng, sau đó bị các đối tượng chiếm đoạt…
Những thủ đoạn trên không còn mới, tuy nhiên do thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin nhiều nạn nhân vẫn sập bẫy. Điển hình như vụ án sử dụng công nghệ cao lừa đảo, chiếm đoạt tài sản vừa được triệt phá mới đây.
Cụ thể, ngày 5/11, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an Thành phố Hà Nội) vừa phối hợp với các đơn vị chức năng triệt phá thành công ổ nhóm dùng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân. Các đối tượng phạm tội gồm: Nguyễn Văn Ân, Đỗ Văn Điệp, Nguyễn Sỹ Lành, Đinh Văn Hà, Đinh Công Cường (đều trú tại thị trấn Nam Phước và xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam).
Trước đó, khoảng tháng 7/2019, đơn vị này đã nhận được tin trình báo của người dân về việc bị mất tiền trong tài khoản ngân hàng. Các nạn nhân đều phản ánh việc bị một số đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng gọi điện thoại thông báo rằng họ đã may mắn trúng thưởng các chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng của ngân hàng hoặc đang có khoản tiền mới chuyển nhưng do lỗi nên đang bị treo trên hệ thống.
Để được hỗ trợ xác minh thông tin và xử lý, khách hàng cần phải truy cập vào website của ngân hàng để cung cấp số CMND, thông tin tài khoản… Thực chất, website mà các đối tượng hướng dẫn chủ tài khoản truy cập đều là giả mạo nhằm thu thập thông tin tài khoản cá nhân. Sau khi có thông tin tài khoản, mật khẩu truy cập, các đối tượng sẽ truy cập vào website ngân hàng (trang chính thống) để chiếm đoạt quyền quản trị.
Khi hệ thống ngân hàng gửi tin nhắn mã OTP (mật khẩu xác nhận giao dịch) về số điện thoại của các nạn nhân, trang website giả mạo hoặc các đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân cung cấp mã OTP trên. Nếu nạn nhân thiếu cảnh giác gửi mã OTP, các đối tượng sẽ đổi mật khẩu để chiếm quyền quản trị tài khoản ngân hàng và chuyển đến các tài khoản ngân hàng (của cá nhân kinh doanh thẻ cào, tiền ảo, tiền game…) để rút tiền hoặc nạp tiền vào tài khoản ví điện tử như MoMo, VTCPay….
Sau khi nhận được trình báo của người dân, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với Công an tỉnh Quảng Nam điều tra, làm rõ vụ việc. Qua đấu tranh, khai thác, các đối tượng đã khai nhận, với thủ đoạn lừa đọc mã OTP, giả mạo nhân viên ngân hàng để rút tiền từ tài khoản ngân hàng, Đỗ Văn Điệp đã chiếm đoạt 140 triệu đồng của chị N (Hoàng Mai, Hà Nội); chiếm đoạt 60 triệu của chị M (Đông Dư, Gia Lâm) bằng cách chuyển tiền tới tài khoản của Đinh Công Cường và thuê Cường rút tiền để hưởng lợi 20% số tiền lừa đảo; Nguyễn Văn Ân chiếm đoạt 20 triệu của chị L (Trực Ninh, Nam Định) và chiếm đoạt 20 triệu của chị M (Nam Trực, Nam Định) cùng nhiều bị hại khác…
Người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác
Tội phạm sử dụng công nghệ cao tại Việt Nam có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp và ngày càng tinh vi, thủ đoạn liên tục thay đổi. Các nạn nhân sập bẫy nhiều, số tiền bị chiếm đoạt ngày càng lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, các chế tài xử phạt đối với loại tội phạm này vẫn còn nhẹ. Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng (Đoàn luật sư TP Hà Nội), chia sẻ: Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) bổ sung năm tội danh mới về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông góp phần rất lớn vào việc đấu tranh, xử lý loại tội phạm này.
Để đảm bảo an toàn, người dân cần hạn chế đưa thông tin cá nhân, thông tin về tài khoản ngân hàng trên các trang mạng xã hội nếu thấy không thật sự cần thiết, không chuyển tiền vào tài khoản mà mình chưa biết rõ người nhận, phải cảnh giác khi có người yêu cầu đăng nhập vào trang web lạ để xác nhận việc nhận tiền. Tuyệt đối không cung cấp thông tin thẻ, thông tin mã giao dịch (OTP) gửi qua điện thoại hoặc thư điện tử từ các đối tượng khả nghi hoặc chưa được xác thực; tin nhắn từ người thân, bạn bè qua các trang mạng xã hội; thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập internet banking, mã PIN thẻ ATM rút tiền... |
Tuy nhiên, hình phạt còn nhẹ, chủ yếu là phạt tiền, mức phạt cũng không cao, chưa đủ sức răn đe như đối với tội danh được quy định tại các Điều 289, 290, 291 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 nên tội phạm liên quan đến công nghệ thông tin, mạng viễn thông có xu hướng gia tăng.
Trước tình trạng tội phạm công nghệ cao diễn biến phức tạp, đại diện phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, cảnh báo: Thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao hiện nay rất đa dạng, thiên biến vạn hóa và vô cùng tinh vi, nạn nhân chúng nhắm vào cũng rất tình cờ nhưng tập trung chủ yếu vẫn là những người cao tuổi hoặc ít am hiểu về công nghệ thông tin. Đặc biệt, các thủ đoạn lừa đảo tinh vi thường khiến nạn nhân khó có thể phát hiện ra ngay.Trong hầu hết các vụ án, từ khi bị hại chuyển tiền đến lúc phát hiện mình bị lừa là cả một quãng thời gian kéo dài vài tuần, thậm chí vài tháng, dẫn đến việc ngăn chặn thiệt hại không đạt kết quả.
Chính vì thế, người dân cần hạn chế đưa thông tin cá nhân, thông tin về tài khoản ngân hàng trên các trang mạng xã hội nếu thấy không thật sự cần thiết, không chuyển tiền vào tài khoản mà mình chưa biết rõ người nhận, phải cảnh giác khi có người yêu cầu đăng nhập vào trang web lạ để xác nhận việc nhận tiền. Tuyệt đối không cung cấp thông tin thẻ, thông tin mã giao dịch (OTP) gửi qua điện thoại hoặc thư điện tử từ các đối tượng khả nghi hoặc chưa được xác thực; tin nhắn từ người thân, bạn bè qua các trang mạng xã hội; thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập internet banking, mã PIN thẻ ATM rút tiền... Khi phát hiện nghi vấn phải thông tin ngay cho cơ quan công an gần nhất.
Lê Thắm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Tin khác
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24