Cảnh giác với tội phạm sử dụng công nghệ cao
Cảnh giác với tội phạm sử dụng công nghệ cao để cướp tài sản | |
Cảnh giác với tội phạm công nghệ cao |
Thủ đoạn tinh vi
Các đối tượng xấu thường giả danh điều tra viên, cán bộ cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án... liên hệ nạn nhân bằng số cố định, khai thác thông tin. Các chiêu trò phổ biến là hù dọa theo thông tin điều tra, họ đang nằm trong danh sách rửa tiền, đề nghị mở tài khoản và đăng ký tài khoản ngân hàng điện tử tại ngân hàng X để kiểm tra nguồn tiền...
Tin nhắn trao đổi giữa chị Huyền với nhân viên công ty bán chip định vị lúc đặt mua hàng. |
Đối với khách hàng là chủ đơn vị bán hàng trực tuyến, đối tượng sẽ giả mạo đang ở nước ngoài cần mua hàng hóa dịch vụ, trực tuyến cho người thân. Sau đó, yêu cầu thanh toán bằng cách chuyển tiền qua dịch vụ chuyển tiền (Moneygram, Western union...), rồi gửi người bán tin nhắn có link truy cập vào webiste giả mạo. Khi chủ cửa hàng truy cập vào sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin bảo mật ngân hàng điện tử, đối tượng sẽ lợi dụng rồi thực hiện giao dịch gian lận.
Với khách hàng đang sử dụng ví điện tử như Zalo, MoMo, Payoo... đăng tải câu hỏi lên website, fanpage của nhà cung cấp, đối tượng lừa đảo sẽ mạo danh là nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ để liên hệ khách hàng và hỏi về vướng mắc khi sử dụng. Sau đó, đối tượng lừa khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng điện tử như là một bước yêu cầu để khắc phục lỗi rồi lợi dụng thông tin này thực hiện giao dịch gian lận.
Đối tượng lừa đảo cũng có thể tạo màn hình ứng dụng, màn hình đăng nhập có giao diện tương tự website thật bằng cách gửi email từ một địa chỉ email mạo danh ngân hàng tới khách hàng, trong đó chứa đường link giả mạo nhằm lừa khách hàng đăng nhập, từ đó chiếm đoạt các thông tin bảo mật sử dụng dịch vụ.
Mới đây, anh Lê Ngọc Huy (một nạn nhân) cho biết, anh có kinh doanh, sửa chữa thiết bị ngành ảnh. Khoảng 17h45 ngày 12/3, nhân viên của anh nhận được một đơn hàng qua một tài khoản facebook (hiện đã khóa), đặt mua 1 tủ chống ẩm máy ảnh rồi cung cấp tên, địa chỉ giao hàng ở phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Số tiền thanh toán là 1,57 triệu đồng, trong đó 70.000 đồng phí vận chuyển, nhưng do đặt mua cho người quen ở nước ngoài nên tiền sẽ chuyển từ nước ngoài về Việt Nam qua tài khoản của anh Lộc.
Sau đó, anh Huynhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ có nội dung chuyển tiền quốc tế vào tài khoản của anh (1,57 triệu đồng) kèm theo đường link. Anh Lộc đã bấm vào đường link sau đó làm theo một số hướng dẫn và lộ thông tin bảo mật cá nhân, mật mã giao dịch.
Ngay sau đó, anh nhận được thông báo chuyển 50 triệu đồng từ tài khoản Vietcombank của anh qua ví điện tử Momo. Biết bị lừa, anh Lộc cho biết đã không nhập mã OTP (mật mã sử dụng 1 lần) nhưng kẻ lừa đảo vẫn thực hiện lệnh chuyển tiền lần lượt 50 triệu đồng, mỗi lần 1 triệu đồng (lúc đó trong tài khoản anh Lộc có 110 triệu đồng). Cho đến khi được một nhân viên Vietcombank can thiệp, khóa tài khoản, anh đã bị rút 50 triệu đồng.
Một nạn nhân khác của việc lừa đảo qua mạng là chị Nguyễn Thị Huyền. Chị Huyền cho biết, chị có đăt mua 1 chip định vị S.P.X.Y quản lý thiết bị di động từ xa trên một trang web có địa chỉ công ty ở Khu Công nghiệp Yên Phong, xã Long Châu, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh với giá 1,5 triệu đồng, thêm phí vận chuyển 30.000 đồng.
Mặc dù, trên trang web công ty này đưa ra chế độ bảo hành là 1 đổi 1 trong vòng 12 tháng với tất cả các sản phẩm bán ra, thế nhưng sau khi nhận hàng và lắp đặt thấy không sử dụng được, chị Huyền lập tức gọi cho công ty thì không nhận được hỗ trợ gì. Không những thế, công ty này còn chặn số điện thoại của chị Huyền, bức xúc chị Huyền dùng số khác để gọi thì lại tiếp tục bị chặn.
Cơ quan công an cảnh báo
Để phòng ngừa, ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng tội phạm hình sự nói chung, đặc biệt là các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet, mạng viễn thông, thời gian qua, lực lượng Công an TP Hà Nội đã tuyên truyền sâu rộng bằng rất nhiều hình thức, nhằm giúp người dân tránh không bị “sập bẫy” của kẻ xấu.
Cụ thể mới đây, Công an huyện Chương Mỹ cũng vừa có công văn cảnh báo người dân trên địa bàn cần lưu ý và đề phòng. Trong công văn được Công an huyện Chương Mỹ phát đi có nêu rõ những phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao như: Tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; mua bán, trộm cắp, sử dụng thông tin thẻ tín dụng của người khác để chiếm đoạt tài sản; tội phạm đánh bạc bằng các hình thức lô đề, cá độ bóng đá qua internet.
Trước những phương thức, thủ đoạn tinh vi của loại tội phạm này, Công an huyện Chương Mỹ cũng đề nghị các đơn vị truyền thông tuyên truyền đến người dân; đề nghị người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, ngoài việc tự trang bị các kiến thức cần thiết để phòng tránh các đối tượng lừa đảo chia sẻ thì còn khuyến cáo người dân tuyên truyền cho người thân trong gia đình, những người xung quanh để biết, phòng chống.
Chủ động nâng cao nhận thức, hiểu biết kiến thức pháp luật vì trường hợp cơ quan điều tra mời, triệu tập người dân lên trụ sở làm việc thì đều gửi giấy triệu tập hoặc giấy mời thông qua chính quyền địa phương, cảnh sát khu vực... và không có việc điều tra viên, cán bộ điều tra tự gọi điện thoại thông báo đến bất kỳ ai.
Khi bị các đối tượng gọi điện thoại giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án đe dọa cần bình tĩnh, thông báo ngay cho người thân và cơ quan công an gần nhất. Tuyệt đối không cung cấp cho các đối tượng thông tin về tài sản cá nhân, tiền mặt hiện có, tài khoản ngân hàng.
Ngoài ra, trong các trường hợp cần thiết, nếu người dân bình tĩnh thì nên chủ động ghi lại các thông tin về đối tượng, hoặc do đối tượng cung cấp như số điện thoại gọi đến, thông tin tài khoản ngân hàng của đối tượng... để cung cấp cho cơ quan công an tổ chức xác minh.
Không công khai các thông tin cá nhân như ngày sinh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, hình ảnh của bản thân, con cái, người thân trong gia đình lên các trang mạng xã hội. Trường hợp chia sẻ thông tin lên mạng xã hội thì chọn lọc các thông tin có thể chia sẻ công khai, các thông tin giới hạn người xem.
Công an huyện Chương Mỹ cũng khuyến cáo người dân cần cảnh giác khi kết bạn với những người lạ trên các mạng xã hội, đặc biệt là người mới quen đã hứa hẹn tặng những món quà đắt tiền; cảnh giác với những trang web giả mạo dịch vụ chuyển tiền quốc tế, trang website ngân hàng... Lưu ý chỉ đăng nhập thông tin tài khoản ngân hàng trên các website chính thức của ngân hàng có uy tín; Không cung cấp mã OTP do ngân hàng gửi cho bất kỳ ai, kể cả nhân viên ngân hàng.
Đối với các tin nhắn qua mạng xã hội, qua điện thoại của người quen, bạn bè nhờ mua thẻ cào điện thoại, nhờ chuyển tiền hộ cần gọi điện thoại trực tiếp xác nhận thông tin đối với người nhờ. Với các cá nhân có nhu cầu chuyển tiền - nhận tiền từ nước ngoài về thì gửi - nhận thông qua các ngân hàng có uy tín, không sử dụng các dịch vụ chuyển, đổi tiền quốc tế của cá nhân không hợp pháp.
Không mở hộ, cho thuê, bán tài khoản ngân hàng của mình cho người khác, đồng thời cũng tuyên truyền cho người thân trong gia đình, những người xung quanh không mở hộ, cho thuê, bán tài khoản ngân hàng cho người khác. Hành vi mở hộ, bán, cho thuê tài khoản ngân hàng là trực tiếp tiếp tay cho các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong mọi trường hợp, khi nhận thấy các đối tượng có biểu hiện, dấu hiệu nghi vấn sử dụng công nghệ cao thực hiện tội phạm chiếm đoạt tài sản, người dân cần nhanh chóng phản ánh đến cơ quan công an nơi gần nhất để điều tra, làm rõ.
H. Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Điều tra - bạn đọc 15/08/2024 09:45
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Điều tra - bạn đọc 08/08/2024 13:55
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp
Điều tra - bạn đọc 09/07/2024 08:48
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Điều tra - bạn đọc 17/06/2024 18:44
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng
Điều tra - bạn đọc 12/06/2024 16:05