Còn nhiều việc phải làm
Xe buýt chạy bằng nhiên liệu sạch sắp lăn bánh | |
Tạo bước đột phá trong hoạt động vận tải bằng xe buýt | |
Chuẩn bị khảo sát dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt |
Còn nhiều khó khăn
Phát triển và nâng cao hệ thống VTHKCC không phải đến thời điểm này mới được đề cập. Tuy nhiên, trước sức ép từ hạ tầng và sự gia tăng quá “nóng” của các phương tiện cá nhân khiến hệ thống VTHKCC cho đến thời điểm này vẫn chưa đạt được kỳ vọng.
Mạng lưới VTHKCC trong đó có xe buýt đã góp phần đáng kể vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng của các phương tiện công cộng, trực tiếp kéo giảm ùn tắc giao thông. |
Theo ghi nhận thực tế, hiện trên nhiều tuyến đường, nút giao thông tại Hà Nội mật độ phương tiện lưu thông đã quá tải so với thiết kế mặt đường từ 3 đến 4 lần, riêng các tuyến đường như Lê Văn Lương, Láng, Vành đai 3... giờ cao điểm đã vượt 22 lần. Đáng lo ngại hơn, tại các trục đường này, ở giờ cao điểm tình trạng phương tiện giao thông ùn ứ vẫn tái diễn.
Nguyên nhân chính của ùn tắc được các chuyên gia giao thông chỉ rõ, đó là sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện giao thông cá nhân. Hà Nội có khoảng 5,5 triệu xe máy trên toàn bộ 7,5 triệu dân, điều này tỷ lệ thuận với việc nếu trừ đi trẻ nhỏ và người già trên 70 tuổi, mỗi người trưởng thành đang sở hữu hơn 1 chiếc xe máy. Chưa hết, tính trung bình mỗi tháng, Hà Nội có thêm hơn 27.000 ô tô, xe máy, xe đạp điện được đăng ký mới. Đó là chưa kể 1,2 triệu phương tiện từ ngoại tỉnh vào Hà Nội tham gia giao thông.
Ngày 24/8/2017, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành Quyết định số 5953/QĐ-UBND chính thức phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030”. Đề án với lộ trình 3 giai đoạn, hướng đến hạn chế hoàn toàn xe máy trên địa bàn Hà Nội vào năm 2030. Cần phải khẳng định, Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong công tác phát triển hệ thống xe buýt và hệ thống VTHKCC. Điển hình, Hà Nội có Tổng công ty vận tải Hà Nội là đơn vị chủ lực, đã đầu tư hơn 300 xe mới để nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt, hỗ trợ khuyến khích đầu tư, trợ giá, giảm giá vé cho đối tượng khách hàng ưu tiên, tạo cơ hội cho các đơn vị thành viên tiếp cận với những nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Không ít doanh nghiệp vận tải đã chủ động mạnh dạn tham gia đầu tư phát triển vận tải bằng xe buýt. Đầu tháng 8/2018, 3 tuyến buýt sử dụng nhiên liệu sạch CNG đã được đưa vào khai thác, phục vụ nhân dân. Cả ba tuyến đều sử dụng xe có sức chứa 50 chỗ. Trên mỗi xe đều trang bị đầy đủ wifi, loa phát thanh thông báo điểm lịch trình cho hành khách tiện theo dõi, thái độ phục vụ của phụ xe và tài xế cũng được cải thiện… |
Theo nhiều chuyên gia giao thông, một trong những điểm yếu nhất của dịch vụ VTHKCC, trong đó chủ chốt là xe buýt là khoảng cách giữa các điểm dừng đỗ lớn, tần suất giữa các tuyến xe buýt chưa cao. Đặc biệt, không gian đi bộ kết nối giữa các điểm đỗ khi chuyển tuyến còn một số hạn chế như chưa liên thông, kém vệ sinh, thiếu an toàn (khi qua đường); thiếu các khu vực hỗ trợ cho hành khách gửi xe, hoặc sử dụng một phương thức khác (xe đạp…) để tiếp tục chuyến đi một cách an toàn thuận tiện.
Bàn về vấn đề liên quan, theo nhà văn Nguyễn Văn Học – người giành giải Nhì cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô” do Ban An toàn giao thông Thành phố và Sở Giao thông vận tải phối hợp tổ chức, Hà Nội có đặc thù riêng, có những khó khăn, đòi hỏi riêng trong lĩnh vực giao thông. Về phát triển hệ thống VTHKCC, hiện Hà Nội đang gặp những khó khăn nhất định.
Cụ thể, Hà Nội mới đưa vào khai thác một tuyến buýt nhanh - BRT. Các tuyến đường sắt đô thị vẫn đang trong quá trình xây dựng, chưa hoàn thành. Thêm vào đó, đa số người dân chưa thay đổi thói quen sử dụng phương tiện công cộng, chủ yếu vẫn là phương tiện cá nhân. Và thực tế cho thấy, nếu người dân sẽ tiếp tục sử dụng xe cá nhân và hệ thống giao thông vận tải Thủ đô sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn là vận tải cá nhân thuận tiện - ùn tắc giao thông – vận tải công cộng kém chất lượng – người dân tiếp tục sử dụng vận tải cá nhân.
Cần tăng tính hấp dẫn
Chia sẻ thẳng thắn về vấn đề liên quan, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, VTHKCC cho đến nay vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể, chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, sức hút của mạng lưới VTHKCC còn hạn chế dẫn đến tình trạng sản lượng VTHKCC chưa cao, chưa tương xứng với việc phát triển mạng lưới VTHKCC. Tỷ lệ đáp ứng của hệ thống VTHKCC mới đạt 14%. Ý thức của doanh nghiệp vận tải và người dân tham gia giao thông còn nhiều hạn chế.
Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2019 là tiếp tục triển khai đồng bộ 6 nhóm giải pháp như: Quản lý về số lượng, chất lượng, phạm vi hoạt động của phương tiện tham gia giao thông đường bộ, phát triển và nâng cao hiệu quả VTHKCC, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, tăng cường công tác quản lý nhà nước về GTVT.
Đặc biệt, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông hợp lý, phát triển VTHKCC đặc biệt là kết nối vận tải với tuyến đường sắt đô thị 2A (Cát Linh – Hà Đông), đưa vào sử dụng nâng cao năng lực hệ thống VTHKCC.
Cần phải khẳng định, những năm qua, Hà Nội đã nỗ lực, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung đầu tư phát hiện hệ thống kết cấu hạ tầng khung; điều chỉnh, hợp lý hóa luồng tuyến mở rộng vùng phục vụ của mạng lưới VTHKCC trong đó có xe buýt. Nhờ sự “phủ sóng” kịp thời này, một lượng đông đảo khách hàng là học sinh, sinh viên, người lao động... đã được thụ hưởng. Theo ghi nhận của chúng tôi, ngay ở các tuyến ngoại thành, hiện việc di chuyển vào nội đô cũng ngày một thuận tiện.
Cụ thể, hành khách đi các tuyến buýt ngoại thành ngày càng đa dạng. Khi được hỏi về chất lượng phục vụ của các tuyến buýt ngoại thành, họ đều hài lòng, vui vẻ mỗi khi đi các tuyến buýt này. Theo người dân, từ khi có các tuyến xe buýt ngoại thành, để vào khu vực trung tâm Thủ đô hoặc đi chiều ngược lại quá thuận tiện và quá rẻ.
Ông Nguyễn Dương (quê Sơn Tây), hành khách thường xuyên đi tuyến buýt 87 (Bến xe Mỹ Đình – Quốc Oai – Xuân Mai) chia sẻ: Từ ngày Sở giao thông có những chủ trương chung về mở rộng giao thông công cộng, cụ thể là việc mở rộng các tuyến buýt ra khu vực ngoại đô là rất cần thiết, thuận tiện, tạo điều kiện tốt cho công dân. Sự tiếp đón của nhân viên, lái xe rất niềm nở, phục vụ hành khách rất tốt.
Tương tự, đối với hành khách đi tuyến buýt 103 (bến xe Mỹ Đình – Hương Sơn), ông Đinh Quốc Lộc (quê Lâm Đồng) chia sẻ: “Tôi sinh sống ở Lâm Đồng, nhưng mỗi lần về quê Hương Sơn thăm người nhà tôi chỉ cần đi một tuyến buýt 103 là về tới tận nhà người thân chứ chẳng phải đi nhiều tuyến xe khác hoặc bắt taxi. Đi tuyến buýt này, nhân viên phục vụ tốt, hướng dẫn hành khách rất nhiệt tình trong mỗi điểm dừng, đỗ. Mức giá thu cũng hợp lý, mỗi lần lên xe tôi thấy rất vui vẻ”.
Bên lề câu chuyện phát triển hệ thống VTHKCC, theo tìm hiểu, từ nay đến năm 2020, Hà Nội tiếp tục mở mới 40 tuyến buýt với gần 500 phương tiện, nâng tổng số tuyến xe buýt lên 150 tuyến với 2.228 phương tiện, trong đó có các tuyến sử dụng xe buýt nhỏ đi sâu các khu dân cư để vận chuyển khách ra đầu mối giao thông.
Rõ ràng, để mạng lưới VTHKCC phát triển, thời gian tới Hà Nội cần có những cơ chế phù hợp để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, mở rộng làn đường, áp dụng những phương pháp mạnh để duy trì trật tự đường thông hè thoáng; tăng cường công tác duy tu, duy trì hệ thống đường giao thông; tổ chức giao thông hợp lý; triển khai các giải pháp tổ chức giao thông mang tính tổng thể: Tăng cường năng lực lưu thông trên các tuyến đường và xử lý xung đột tại các nút giao… Chỉ khi kết hợp nhuần nhuyễn nhiều giải pháp, hệ thống VTHKCC có thể phát huy hết thế mạnh, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng gia tăng của người dân Thủ đô
Luyện Đinh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42
Chủ động nhiều giải pháp bảo đảm an toàn giao thông dịp Tết
Giao thông 17/12/2024 11:36