Tạo bước đột phá trong hoạt động vận tải bằng xe buýt
Hà Nội sắp thí điểm 3 tuyến mini buýt đi vào các phố nhỏ | |
Đề xuất làn riêng cho xe buýt: Vấn đề là kết cấu hạ tầng! | |
Chuẩn bị khảo sát dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt |
Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ và tiện ích cho hành khách
Ông Nguyễn Công Nhật – Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội cho biết, trong năm 2017, đơn vị đã tăng tần suất 04 tuyến bến nối bến (01,03,04,16) phục vụ nhu cầu của hành khách tại các bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát, Mỹ Đình; điều chỉnh vận hành 8 tuyến buýt khi tuyến BRT01 đi vào hoạt động; điều chỉnh lộ trình và điểm đầu cuối 28 tuyến để hợp lý hóa và tăng tính kết nối của mạng lưới xe buýt theo kế hoạch của Đề án.
Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội khảo sát tại Tổng Công ty Vận tải Hà Nội. Ảnh P.Linh |
Trong Quý I/2018, Tổng công ty thực hiện điều chỉnh hợp lý hóa lộ trình tuyến xe buýt số 47 theo kiến nghị của chính quyền và nhân dân Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm.
Bên cạnh đó, Tổng công ty đầu tư mở mới tuyến buýt, mở rộng vùng phục vụ. Trong hai năm 2016 và 2017, đã mở mới và đưa vào vận hành 23 tuyến buýt, trong đó có 01 tuyến buýt nhanh BRT. Riêng trong tháng 2/2018, tiếp tục mở mới tuyến buýt số 108 (Bến xe Thường Tín – Minh Tân) nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân 6 xã phía đông huyện Phú Xuyên dịp trước Tết Nguyên Đán.
“Các tuyến mở mới đã mở rộng vùng phục vụ đến toàn bộ 30 quận huyện của Hà Nội không còn vùng trắng xe buýt, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân các khu vực ngoại thành vào Trung tâm thành phố, giảm bớt áp lực phương tiện cá nhân di chuyển vào nội đô”, ông Nguyễn Công Nhật khẳng định.
Bên cạnh việc mở rộng luồng tuyến, Tổng công ty đã triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong hai năm 2016, 2017 đào tạo nâng cao tay nghề và văn hóa ứng xử cho trên 2000 lượt lái xe, nhân viên bán vé.
Cũng trong thời gian này, đơn vị thực hiện đầu tư 320 xe buýt mới để mở tuyến và thay xe cho các tuyến. Đầu tư công tác điều hành và công nghệ phục vụ quản lý điều hành, trong đó nâng cấp Trung tâm điều hành xe buýt thông minh; giám sát, điều hành xử lý điều chỉnh lộ trình khi xảy ra ùn tắc; thí điểm hệ thống vé điện tử; tăng cường kiểm soát, xử lý vi phạm an toàn giao thông và chất lượng dịch vụ...
Đoàn công tác Ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội khảo sát tình hình hoạt động tại Trung tâm điều hành xe buýt. Ảnh P.Linh |
Sụt giảm khối lượng vận chuyển 10%/năm
Tại buổi làm việc, nhiều vấn đề được đưa ra thảo luận như: giải pháp thu hút người dân sử dụng xe buýt làm phương tiện đi lại, tăng dịch vụ, kéo dài các tuyến vùng xa ngoại thành, điểm dừng đỗ chưa hợp lý, kết nối xe buýt với các phương tiện vận tải hành khách khác....Đặc biệt, cần làm rõ nguyên nhân số tuyến và chiều dài tuyến tăng lên nhưng sản lượng hành khách giảm.
Theo báo cáo của Tổng Công ty Vận tải, năm 2013 khối lượng vận chuyển đạt 408,2 triệu hành khách/năm, đến năm 2017 giảm còn 321,8 triệu hành khách/năm, và năm 2018 dự kiến giảm còn 114,2 triệu hành khách/năm.
Lý giải về số liệu này, theo ông Nguyễn Công Nhật, dịch vụ mạng lưới dù đã được cải thiện nhưng chưa theo kịp nhu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ của người dân; hạ tầng, luồng tuyến thường xuyên bị xáo trộn, mạng lưới tuyến mới chỉ dừng lại ở các tuyến trục, thiếu các tuyến bút gom sử dụng xe nhỏ kết nối các khu dân cư mà xe buýt chưa tiếp cận được.
"Tốc độ thời gian vận chuyển giữa các tuyến chưa ổn định, giá vé tăng 1,8 – 2,3 lần trong vòng 2 năm qua, từ 3.000 đồng lên 8.000 đồng, nhiều người đi 2, 3 chặng tính ra không hề rẻ. Trong khi các loại hình phương tiện công nghệ mới như Grab taxi, Uber phát triển mạnh, nhất là chuyến đi cự ly ngắn cũng là nguyên nhân làm giảm sản lượng hành khách đi xe buýt", ông Nhật nhấn mạnh.
Lý giải thêm, ông Nhật bày tỏ, ngay như tuyến buýt nhanh BRT 01 khi mới đưa vào hoạt động khá hiệu quả, theo khảo sát số lượng hành khách là cán bộ công chức chiếm 50%. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, hiện tốc độ buýt nhanh đang có xu hướng chậm dần đều do ý thức người dân chưa cao, vận tốc trung bình từ 17 - 18km/giờ, giờ cao điểm chỉ 12 - 13 km/giờ. Vì thế, người dân không còn mặn mà với buýt nhanh. Điều đó cho thấyxe buýt sạch đẹp, văn minh chưa đủ, mà phải đảm bảo giờ giấc đi lại của hành khách.
Thay đổi cơ cấu phương tiện
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả các nội dung, giải pháp của Đề án phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, Tổng công ty Vận tải kiến nghị Thành phố cho mở mới 14 tuyến buýt năm 2018, tăng tần suất trên các tuyến trục hiện đang quá tải để thu hút thêm hành khách.
Đầu tư đường dành riêng và tổ chức giao thông ưu tiên cho xe buýt, trước mắt khôi phục lại đường dành riêng cho xe buýt trên trục đường Nguyễn Trãi. Đồng thời điều chỉnh chính sách vé tháng để thu hút người dân sử dụng xe buýt: quy định dưới 18 tuổi được làm vé tháng ưu tiên, miễn phí cho người trên 60 tuổi.
Đại diện Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị (Sở Giao thông Hà Nội) cho biết thêm, sắp tới việc triển khai đấu thầu tất cả các tuyến buýt đặt hàng, cùng với áp lực cạnh tranh với các phương tiện vận tải công cộng khác như đường sắt đô thị, Grab, Uber, đang trở thành thách thức lớn với Tổng công ty vận tải Hà Nội, buộc đơn vị phải tổ chức lại mạng lưới, cơ cấu phương tiện, tăng cường các tuyến buýt gom (buyt nhỏ) kết nối với các tuyến đường sắt đô thị.
Theo ông Nguyễn Nguyên Quân - Trưởng ban Đô thị HĐND thành phố, mặc dù đơn vị đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng dịch vụ như: đào tạo con người, đầu tư phương tiện, ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu lực hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, do yếu tố khách quan và chủ quan đã ảnh hưởng đến sản lượng vận tải hành khách. Đây thực sự là bài toán cho lãnh đạo của Tổng công ty, cần tìm hướng đi mới, tạo bước đột phá mới trong hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt.
Trưởng ban Đô thị HĐND thành phố đề nghị đơn vị tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý điều hành công nghệ thông tin, tiến tới Trung tâm điều hành của Tổng công ty phải kết nối với Trung tâm của Sở Giao thông và các đơn vị khác.
Với các sở, ngành có liên quan căn cứ vào chức năng nhiệm vụ tìm cách tháo gỡ những khó khăn của đơn vị để nâng cao phát triển chất lượng vận tải hành khách công công, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 19:20
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:49
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:10
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 10:32
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 09:55
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 18/12/2024 20:08
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường
Chỉ đạo - Điều hành 17/12/2024 11:28
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng
Chỉ đạo - Điều hành 16/12/2024 22:04