Còn nhiều điều... chưa thông
Hà Nội dự định phân vùng hoạt động taxi | |
Dự thảo quy chế quản lý hoạt động taxi: Nhiều vướng mắc cần làm rõ |
Taxi truyền thống nguy cơ phá sản
Với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội, ông Đỗ Quốc Bình cho biết, các doanh nghiệp taxi đều lo ngại nếu quy chế này được thông qua và ban hành như một quy phạm pháp luật sẽ tạo ra nhiều rủi ro, dẫn đến sự phá sản của toàn bộ các doanh nghiệp taxi trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, tại khoản 2, điều 9 quy định: “Từ ngày 1/7/2018, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải sử dụng phần mềm hỗ trợ điều hành xe taxi (đặt/gọi taxi). Dữ liệu phần mềm hỗ trợ điều hành xe taxi được kết nối với dữ liệu thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên xe taxi và kết nối với dữ liệu phần mềm điều hành chung của trung tâm quản lý điều hành giao thông thành phố”.
Các doanh nghiệp taxi lo ngại việc đánh đồng màu sơn và quy về một trung tâm điều hành chung sẽ làm tụt giảm giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. (Ảnh Tuấn Dũng) |
Ở góc độ quản lý nhà nước, đại diện Hiệp hội Taxi Hà Nội đánh giá việc sử dụng Trung tâm điều hành chung không làm chất lượng dịch vụ của taxi Hà Nội tốt hơn, mà ngược lại, làm gia tăng thêm bộ máy con người, tăng gánh nặng cho ngân sách Thành phố. Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Taxi Hà Nội việc một số lượng con người lớn như vậy, làm việc liên tục 24/24 thì Trung tâm điều hành chung có đảm bảo sẽ không có những tiêu cực xảy ra trong quá trình vận hành.
“Trung tâm điều hành là một bộ phận đặc biệt quan trọng của doanh nghiệp vận tải Taxi. Lượng khách hàng đặt xe nhiều hay ít phụ thuộc vào uy tín, chất lượng dịch vụ của mỗi doanh nghiệp và được coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp taxi. Vì vậy, việc đưa ra trung tâm điều hành chung cho taxi là một chính sách mang tính đột phá, nhưng mô hình của trung tâm này ra sao, hoạt động như thế nào là điều cần phải làm rõ vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp taxi” – Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội nhấn mạnh.
Phân vùng có hợp lý?
Ngoài ra, Hiệp hội Taxi Hà Nội cũng kiến nghị bỏ tiêu chí về vùng phục vụ, biển số xe hoạt động theo vùng… Chia sẻ thêm về điều này ông Đỗ Quốc Bình cho hay, việc quy định địa giới hành chính để phân vùng phục vụ đối với xe taxi là không khả thi. Nguyên nhân là vì thực tế, việc phân định địa giới hành chính giữa các quận, huyện là điều khó khăn, lái xe không phải lúc nào cũng có thể phân biệt được để phục vụ. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp có địa bàn hoạt động ở các khu vực giáp ranh như: Long Biên - Gia Lâm; Hoàng Mai - Thanh Trì; Từ Liêm - Hoài Đức - Đan Phượng… thì việc phân vùng phục vụ như trên sẽ gây khó cho doanh nghiệp.
“Việc sử dụng cùng một trung tâm điều hành thực chất là làm mất đi giá trị thương hiệu từ các doanh nghiệp đã đầu tư rất nhiều năm để san sẻ cho các doanh nghiệp mới, quản lý yếu kém, ít đầu tư. Hệ quả là các doanh nghiệp không đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, dịch vụ taxi Hà Nội sẽ đi xuống. Từ đánh giá trên, chúng tôi góp ý bỏ quy định này” – ông Đỗ Quốc Bình – Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội. |
Đại diện Hiệp hội Taxi Hà Nội phân tích thêm, hiện nay, dư luận xã hội cũng như cơ quan quản lý đều cho rằng taxi truyền thống phải hạ giá thành phục vụ, để làm được điều này trước hết doanh nghiệp phải giảm thiểu được chi phí hoạt động, tăng tỷ lệ có khách, giảm số km rỗng để hạ giá thành sản phẩm dịch vụ. Vậy thì việc phân vùng phục vụ sẽ càng làm tăng số km rỗng hay không? Bởi vì các xe ở vùng 1 chở khách sang vùng 2 lại phải quay về vùng 1 để hoạt động.
Đó là chưa kể, việc phân vùng hoạt động bắt buộc các doanh nghiệp phải tăng bộ máy quản lý, giám sát. Như vậy sẽ làm gia tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh. “Việc quy định các xe phải hoạt động trong vùng đã đăng ký thì công tác giám sát sẽ thực hiện thế nào khi tại khoản 3, điều 5 của quy chế quy định: Từ năm 2025, thống nhất màu sơn chung đối với xe taxi hoạt động trên địa bàn thành phố?”, Hiệp hội Taxi Hà Nội đặt câu hỏi.
Thực tế, theo tìm hiểu của PV, việc phân vùng hoạt động cũng đã diễn ra từ lâu theo một sự thật ngầm hiểu giữa các hãng taxi, hoặc giữa các đội xe trong cùng một hãng taxi. Theo anh Nguyễn Anh Quân, tài xế một hãng taxi lớn tại Hà Nội cho biết, việc phân chia khu vực hoạt động là nhằm tránh sự cạnh tranh không lành mạnh, lấy ví dụ cũng một hãng xe nhưng chỉ có đội xếp lốt trên sân bay mới được đón khách trên sân bay. Tuy nhiên trong trường hợp vừa trả khách, xe chưa di chuyển mà có khách mới thì cũng vẫn được châm trước, việc làm này là để tránh các xe cùng dồn về một điểm, gây lãng phí nguồn lực.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34