Chưa chồng lo một, có con lo mười!
Sẽ tuyên dương 100 “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2018 | |
Mong không còn “giường đơn, gối chiếc”! |
Có mặt tại những dãy nhà trọ dành cho CNLĐ đang làm việc tại các KCN - CX Hà Nội, không khó để bắt gặp cảnh những người bà, người mẹ, người giúp việc từ tận quê ra bồng bế cháu. Nhìn cảnh người thì cho cháu chơi trong nhà hoặc gửi hàng xóm để tranh thủ nhặt mớ rau, vo gạo chuẩn bị bữa cơm chiều, người thì tay cầm đồ chơi, tay cầm bát cháo để cho cháu ăn.
Có bà vừa trông cháu, nhiều CNLĐ vừa yên tâm làm việc vừa tiết kiệm chi phí gửi con. |
Đó là những người bà từ quê lên Hà Nội để trông cháu giúp các con đang làm CNLĐ trong các KCN - CX. Chị Nguyễn Thị Vân (quê Xuân Trường, Nam Định) đang làm việc cho một công ty trong KCN Thăng Long chia sẻ, chị sinh con đầu lòng được gần 1 tuổi, nhưng do hai vợ chồng đều làm công nhân, ngày nào cũng đi làm từ sáng sớm đến tối mịt mới về, không có nhiều thời gian để chăm con nên phải nhờ bà ngoại ở dưới quê lên trông giúp. Có bà vừa trông cháu, vừa tranh thủ phụ giúp việc nhà nên vợ chồng chị cũng yên tâm đi làm, kể cả làm tăng ca.
Không may mắn như những gia đình CNLĐ có ông, bà từ quê lên trông con giúp, nhiều gia đình CNLĐ phải chấp nhận gửi con ở những cơ sở mầm non tư thục, tuy khoản tiền đầu tư cho con đi học không hề nhỏ nhưng họ vẫn phải chấp nhận. Anh Trần Văn Mạnh (quê Thanh Ba, Phú Thọ) đang làm việc tại KCN Sài Đồng chia sẻ, hai vợ chồng anh đều làm công nhân, tổng thu nhập trung bình cũng trên 10 triệu/tháng.
Nhiều CNLĐ sẵn sàng hi sinh công việc để ở nhà nuôi con. |
Thời gian đầu, số tiền này đủ để trang trải cuộc sống của hai vợ chồng nhưng từ khi con đầu lòng của anh vừa tròn 1 tuổi, phải gửi đi nhà trẻ, gánh nặng tài chính bắt đầu đè nặng lên vai gia đình.
Trước khi quyết định gửi con, vợ chồng anh Mạnh đã tìm hiểu giá trông trẻ ở các cơ sở mầm non quanh khu vực mình đang thuê trọ (phường Thạch Bàn, quận Long Biên - PV), nếu gửi con ở các trường mầm non tư thục, con được ăn uống đầy đủ 4 bữa/ngày và được học năng khiếu: Tiếng Anh, múa, mỹ thuật, kỹ năng sống… nhưng tiền chi phí học cho con là hơn 2 triệu/tháng, tính cả tiền bỉm, sữa nữa thì cũng tiêu tốn hơn 1/3 tổng thu nhập của hai vợ chồng. Còn gửi ở nhà trông trẻ tự phát, con được ăn 2 bữa/ngày, không được học các môn năng khiếu, đồng nghĩa với mức giá chỉ có hơn 1 triệu/tháng, nhưng anh chị yên tâm về chất lượng.
Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành công văn số 1333/VP-KGVX đề nghị sở, ngành liên quan, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, UBND quận, huyện, thị xã chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về giáo dục mầm non và báo cáo thực trạng giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp. Theo đó, đối với các địa phương có khu công nghiệp, khu chế xuất, UBND Thành phố Hà Nội đề nghị tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng nhu cầu gửi trẻ và khả năng đáp ứng của mạng lưới trường, lớp mầm non phục vụ con em công nhân trên địa bàn; Thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non. Quán triệt giáo dục đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về thái độ, hành vi ứng xử thân thiện đối với trẻ và phụ huynh trong giao tiếp hằng ngày; xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ, vi phạm đạo đức nhà giáo… |
Sau khi bàn bạc, vợ chồng anh Mạnh quyết định gửi con ở trường mầm non tư thục, anh Mạnh chia sẻ, qua tìm hiểu anh biết được tuổi mầm non là giai đoạn bé phát triển trí thông minh, định hình tính cách, bỏ qua giai đoạn này đồng nghĩa việc bỏ qua cơ hội vàng để chăm sóc, rèn luyện những năng lực bẩm sinh của trẻ.
Cho nên, dù tốn kém đến đâu vợ chồng anh cũng cố gắng lo cho con để con có đủ điều kiện để phát triển như những bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên, theo anh Mạnh, cùng chung xóm trọ với gia đình anh cũng có một số gia đình CNLĐ có con nhỏ khác, do thu nhập thấp nên họ đành phải chấp nhận gửi con ở những cơ sở trông trẻ tự phát để tiết kiệm chi phí, đa phần họ chỉ mong muốn con mình được ăn uống đầy đủ, không bị bạo hành. Còn chuyện các bé có được dạy dỗ bài bản, được học năng khiếu, tham gia các trò chơi phát triển trí tuệ hay không có lẽ là những chuyện xa xỉ.
Một số người mẹ đang làm CNLĐ tại các KCN – CX sau khi sinh con lại chấp nhận nghỉ việc để ở nhà chăm con vì lo sợ gửi con đi học tại các cơ sở mầm non sẽ bị bạo hành hoặc không được quan tâm, chăm sóc như mong muốn.
Chị Vũ Thị Hoa (quê Thái Bình) chia sẻ, từ khi sinh con gái đầu lòng mình đã quyết định sẽ nghỉ việc ở nhà khoảng 2 - 3 năm để chăm con, mặc dù trước đây làm ở trong KCN Sài Đồng thu nhập cũng khá ổn định, phải nghỉ giữa chừng cũng tiếc nhưng nếu đi làm thì biết gửi con cho ai, ông bà ở quê thì đã già yếu, gửi nhà trẻ hay thuê bảo mẫu thì không yên tâm.
Cứ nghĩ đến mấy vụ bạo hành trẻ nhỏ gần đây mình lại thấy rùng mình, hơn nữa, nhìn những điểm giữ trẻ dưới 2 tuổi, đông đúc, nheo nhóc, chưa tính đến việc trẻ có bị bạo hành hay không nhưng chắc chắn ăn uống, vệ sinh không thể đảm bảo được. Bị ám ảnh bởi điều đó nên chưa lúc nào mình có suy nghĩ gửi con đi nhà trẻ khi con chưa đủ lớn.
Cũng giống với chị Hoa, chị Trần Thị Hạnh (quê Thanh Hóa) đang làm CNLĐ tại KCN Sài Đồng chia sẻ, chị vừa quyết định sẽ tiếp tục ở nhà chăm con gái út thêm một vài năm, trong khi chỉ còn hai tuần nữa chị phải trở lại công ty làm việc sau kỳ nghỉ thai sản. Theo chị Hạnh, vợ chồng chị đi làm mỗi tháng thu nhập khoảng 9 - 10 triệu đồng, chị nghỉ là mất đi một nửa thu nhập nhưng vẫn phải chấp nhận vì gửi con ở các nhà trẻ thì không yên tâm.
Hơn nữa, lương của chị được 4 triệu đồng/tháng chỉ đủ tiền mua tã lót, sữa, thêm tiền gửi con thì hết tháng lương. Vậy nên, chị quyết định ở nhà trông con để có điều kiện chăm sóc con tốt hơn, con cũng nhờ được bú sữa mẹ đầy đủ mà lớn nhanh, khỏe mạnh hơn. Đợi một vài năm nữa, con đã cứng cáp rồi vợ chồng chị gửi về quê cho ông bà ngoại chăm và cho đi học ở quê luôn.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21