Mong không còn “giường đơn, gối chiếc”!

Đồng lương ít ỏi, thường xuyên phải làm tăng ca để tăng thêm thu nhập và ít có cơ hội giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài khiến cho cuộc sống của không ít công nhân lao động (CNLĐ) tại các Khu công nghiệp - Chế xuất (KCN - CX) Hà Nội luôn trong tình trạng “giường đơn, gối chiếc”. Nhiều CNLĐ mặc dù đã ngoài tuổi “băm” nhưng vẫn chưa có một mảnh tình vắt vai.
mong khong con giuong don goi chiec Vui chơi, nhớ chớ quá đà!
mong khong con giuong don goi chiec Mong ước một năm làm việc hiệu quả

Muốn thoát ly cuộc sống chân lấm tay bùn, từ năm 20 tuổi, chị Nguyễn Thị Hạnh (quê Nghệ An) đã theo bạn bè ra Hà Nội tìm việc với mong muốn sẽ kiếm được công việc ổn định, có thu nhập tốt để đảm bảo cho cuộc sống và có tiền dư dả để gửi về phụ giúp gia đình.

mong khong con giuong don goi chiec
Nhiều nữ công nhân luôn mong ước có được tổ ấm đích thực.nh minh họa.

Những năm đầu ra Thủ đô, chị Hạnh làm nhân viên chạy bàn cho các nhà hàng, hằng ngày, chị đều bắt đầu công việc từ mờ sáng đến 10 giờ đêm nhưng lương thấp, công việc không ổn định, không được đóng bảo hiểm xã hội, nên khi biết được thông tin tuyển dụng tại một công ty ở KCN Sài Đồng, chị đã nộp đơn xin việc và được nhận vào làm việc ngay.

Chị Hạnh chia sẻ, đến nay, mặc dù đã hơn 10 năm làm việc ở Thủ đô, nhưng tính ra khoảng thời gian chị dành cho bản thân rất ít. Nhiều CNLĐ thường dành thời gian sau những ca làm việc và những ngày nghỉ để đi chơi, thăm thú, khám phá các địa danh ở Hà Nội và các địa phương lân cận nhưng với chị Hạnh thì lại xin làm tăng ca, kể cả chủ nhật để tăng thêm thu nhập và có dư dả để gửi về quê phụ giúp cho gia đình.

Cuộc sống của chị Hạnh dường như chỉ biết đến công ty với nhà trọ và cuộc sống cứ thế trôi, ngoảnh đi ngoảnh lại đã ngoài tuổi “băm”, mà chị vẫn chưa có một mảnh tình vắt vai.

Ở cùng phòng trọ với chị Hạnh còn có chị Hoàng Thị Ngân (quê Nghệ An) đang làm công nhân trong KCN Sài Đồng cũng đã 33 tuổi nhưng vẫn quạnh hiu, đơn chiếc. Chị Ngân chia sẻ, nhiều lúc cũng ước có một mái ấm nho nhỏ, nhưng cuộc sống bấp bênh, môi trường làm việc toàn nữ, ít ra ngoài giao lưu, tiếp xúc nên cơ hội làm quen với các bạn khác giới cũng hạn chế.

Chị Ngân còn cho biết thêm, nhiều CNLĐ trong công ty của chị cũng thường xuyên làm tăng ca để tăng thu nhập nên ít có thời gian tìm hiểu, hẹn hò và nhiều người cũng sợ không đủ tiền trang trải cuộc sống gia đình nên đành chấp nhận “giường đơn, gối chiếc”. Chị Ngân nói vui: “Ở vậy cho người ta thèm”, với lại chị em cùng chung cảnh ngộ với nhau nên dễ hiểu, thông cảm và chia sẻ với nhau.

Chị Trần Thị Xuyến (32 tuổi, quê Nam Định) đang làm công nhân tại KCN Bắc Thăng Long cũng chia sẻ, xa nhà, xa gia đình nên việc thiếu thốn tình cảm với CNLĐ chúng mình là điều không thể tránh khỏi. Nhưng rồi, áp lực, guồng quay của công việc, hết làm ngày rồi lại tăng ca đêm đã khiến mình quên đi sự thiếu thốn tình cảm. Nhiều CNLĐ trong công ty mình lúc nào cũng lo kiếm được đồng vốn lận lưng, quay ra thì cũng già mất rồi chả ai nhòm ngó.

Không chỉ có những nữ CNLĐ tại các KCN - CX Hà Nội mà một số CNLĐ nam cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, anh Nguyễn Văn Thành (quê Thanh Ba, Phú Thọ) chia sẻ, sau khi tốt nghiệp phổ thông, mình xin làm công nhân tại một công ty nước ngoài trong KCN Bắc Thăng Long, từ khi bắt đầu làm việc tại công ty, mình luôn cố gắng và dành nhiều thời gian nhất có thể cho công việc và thường xuyên tăng ca với mục đích tích cóp một khoản tiền để sau này có tiền trang trải khi lập gia đình và có chút vốn để lập nghiệp riêng.

Nhưng rồi, đồng lương công nhân ít ỏi, làm được bao nhiêu lại phải lo tiền phòng, phí sinh hoạt và phụ giúp gia đình, chẳng còn dư dả là mấy nên mình vẫn chưa dám nghĩ đến chuyện lập gia đình. Trong khi đó, thời gian thì cứ thế trôi, đến nay đã ngoài 35 tuổi nhưng vẫn ngày đi làm, tối về phòng trọ ngủ. Những ngày lễ, Tết về quê, người thân hỏi han tình hình công việc rồi lại kèm thêm câu “bao giờ lấy vợ?” hay “năm nay có cho mọi người ăn cỗ không?” khiến mình lại cảm thấy chạnh lòng.

CNLĐ tại các KCN - CX Hà Nội mỗi người đều có những nỗi lo riêng trong cuộc sống, nhưng có lẽ, với nhiều CNLĐ đã ngoài tuổi “băm” nhưng chưa lập gia đình, bên cạnh những nỗi lo về vật chất thì vẫn luôn canh cánh trong lòng câu hỏi “bao giờ hết cảnh giường đơn, gối chiếc?”

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan với mức lương thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp...
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu các địa phương nắm bắt tình hình tiền lương, nợ lương năm 2024, ban hành kế hoạch thưởng Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ cho người lao động, báo cáo về Bộ trước ngày 15/12/2024.
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt Đoàn nhà giáo Hà Nội tham dự Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất: Người có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 2,25 triệu đồng ở khu vực nông thôn; dưới 3 triệu đồng ở khu vực thành thị được xác định là người có thu nhập thấp.
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức từ 25/1 đến 2/2/2025), để trình Thủ tướng phê duyệt.
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9 do Văn phòng Chính phủ tổ chức, trả lời câu hỏi về giá chung cư tại sao tăng cao? Đại diện Bộ Xây dựng trả lời có yếu tố thổi giá, nâng giá.
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tiếp tục tăng, đời sống được cải thiện hơn.
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

(LĐTĐ) Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã thông báo thực hiện chính sách ân hạn lần thứ hai năm 2024 đối với đối tượng là người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước.
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, 100% đại biểu tham gia biểu quyết nhất trí tán thành thông qua Nghị quyết Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của thành phố Hà Nội.
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) mới nhất đã bỏ quy định về giới hạn số giờ làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần như đề xuất trước đó…
Xem thêm
Phiên bản di động