Cho rõ thôi mà!
Đúng là như thế! | |
Rât, rất cần! | |
Niềm tin |
- Bác nói vậy chung chung quá. Nói thật với bác, ai, lĩnh vực nào mà chả muốn nhiều người biết đến. Vậy đâu chỉ có báo mạng câu viu, mà cái này là một nhu cầu không thể thiếu trong xã hội.
- Chú nói vậy không sai, dưng bản thân hai từ “câu viu” nó hàm ý sử dụng thủ thuật để lôi kéo sự chú ý của mọi người.
- Em đồng ý với bác, dưng thủ thuật nào đi nữa, nếu không sai, không quá đà mà được mọi người chú ý thì cũng tốt chứ sao bác.
- Tất nhiên rồi, dưng câu chuyện một trường PTTH ở Phú Thọ ra đề thi môn văn cho học sinh hóa thân vào hot gon Chi Pu kể về những cảm xúc trong ngày ra mắt MV “Từ hôm nay”, quả là có nhiều vấn đề đáng bàn.
-Về chuyện này, em đồng ý với bác đúng là gây nhiều tranh cãi. Về mặt “câu viu” bác nói là chuẩn. Như em đây giờ mới biết ở Phú Thọ có cái trường PTTH Hạ Hòa, rồi Chi Pu bỗng nhiên được nhắc đến dầy đặc trên mặt báo.
-Bỏ qua chuyện câu viu, tớ thấy đề thi này có phần lệch chuẩn. Văn học là nhân học, dạy văn là dạy người. Mà rõ ràng không nên khuyến khích học sinh, nhất là lứa tuổi đang bắt đầu định hình nhân cách sống, chạy theo những nhân vật ầm ĩ chuyện “ném đá” trong giới sô bít với nhiều thị phi.
-Dưng, ngay cái chuyện “ném đá” mà bác vừa nói cũng là một hiện tượng xã hội mà học sinh cũng cần nắm được. Đề bài mở, học sinh có thể ủng hộ, có thể phê phán, hoặc rút ra những kinh nghiệm trong cuộc sống.
-Đành là vậy, dưng rõ ràng với đề thi này tính giáo dục không cao, không phù hợp với lứa tuổi các em. Tớ đồng ý là nội dung hóa thân có trong chương trình học tập của các em. Song nhân vật hóa thân cần mang tính toàn diện, xét về lĩnh vực văn hóa, Chi Pu không phải là một nhân vật đại diện cho văn hóa, càng không phải là giá trị văn hóa để củng cố đời sống tinh thần cho học sinh.
-Đành rằng đề thi này còn đôi điều cần bàn như bác vừa phân tích, song theo em, học sinh hoàn toàn có thể viết về sự thất vọng, viết về mâu thuẫn nội tâm, hoặc động lực nào để vươn lên trước búa rìu của dư luận. Sứ mệnh của văn chương là đề cập đến mọi con người, mọi ngóc ngách của xã hội, với yêu cầu duy nhất về nghệ thuật là “viết như thế nào”, chứ không phải “viết cái gì”.
-Chú nói cũng có lý. Dưng bao nhiêu vấn đề trong xã hội thiết thực, gần gũi với lứa tuổi học sinh hơn, mang tính giáo dục cao hơn, như: Bạo lực học đường, chấp hành luật giao thông, quan hệ với gia đình, bè bạn, hiện tượng vô cảm…Nếu được đưa vào đề thi, tớ thấy thuyết phục hơn.
-Đó là những vấn đề ai cũng nhìn thấy, ai cũng thấy cần thiết. Chuyện Chi Pu là một ý tưởng ra đề em cho là mới. Cái mới bao giờ cũng có tranh luận. Và như thế sẽ làm phong phú hơn tư duy của học sinh.
-Tỷ như chuyện một trường ở Bà Rịa – Vũng Tàu ra đề cho học sinh bình luận từ việc xem một bức tranh, trong đó có cảnh một người gặp tai nạn, nhưng người đi qua nhìn thấy, người nói chắc không cần mình giúp, người lại nghĩ mình không giúp sẽ có người khác giúp… Như vậy rõ ràng sẽ đem đến cho học sinh một bài học về tình người, phản bác thói vô cảm giữa con người với con người. Tớ thấy rất hay.
-Đúng là rất hay, bởi bản chất của văn học là hướng tới chân, thiện, mỹ, với cái nhìn tổng thể từ mọi góc cạnh của xã hội. Em chỉ tiếc là câu trả lời báo chí của ông hiệu trưởng trường Hạ Hòa, trước hiện tượng đề văn hóa thân Chi Pu, rằng: Tôi không hiểu, vì không phải chuyên môn nên không bình luận.
-Vậy thì cũng đáng buồn thật, ông hiệu trưởng là phải bao quát hết mọi việc liên quan đến trường mà nói không hiểu, thì làm sao mà lãnh đạo được; vậy nên các ý kiến rầm rầm “ném đá” cái đề thi này cũng là phải.
-Thì anh em mình cũng phân tích thế cho rõ thôi mà bác.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06