Đúng là như thế!
Rât, rất cần! | |
Niềm tin | |
Bác nói phải lắm! |
- Nếu so với ý thức tham gia giao thông của người đi bộ ở ta, theo em cũng nên có những hình phạt thích đáng để răn đe, chứ không nguy hiểm lắm.
- Dưng tớ lại có chút lăn tăn, như thế nào là vi phạm đối với người đi bộ.
- Từ xưa luật đã quy định, rồi cả giáo dục từ lớp 1 đã nằm lòng: Đi bộ trên vỉa hè, còn gì bác.
- Đấy tớ lăn tăn là ở chỗ đấy. Như tớ đây này, nhiều khi muốn đi bộ vừa khoẻ, vừa tiện lợi mà muốn đi đúng luật cũng không được. Chẳng nhẽ muốn đúng luật thì phải bay?!
- Ý bác nói là không có vỉa hè để đi chứ gì?
- Rõ ràng là thế còn gì. Chú cứ thử ra bất kỳ con phố nào xem, còn vỉa hè đâu nữa. Không hàng quán thì trông xe, không trông xe thì ...
- Cần gì phải xem, em biết rồi, dưng vỉa hè đang được lập lại trật tự, đến gánh hàng rong còn bị dẹp nữa là bác.
- Chú còn lơ tơ mơ lắm. Ra quân ồ ạt mấy ngày rồi đâu lại vào đó rồi. Đấy chú cứ đi khảo sát đi, làm gì còn chỗ cho người đi bộ.
- Không có vỉa hè nên cái luật Giao thông có quy định rõ rồi mà bác.
- Quy định thế nào?
- Vậy là bác chưa nắm được Luật rồi. Điều 32, khoản 1 Luật Giao thông đường bộ 2008, quy định rõ: Người đi bộ phải đi trên hè phố, trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
- Rõ là nguỵ biện. Đi sát mép đường mà không xảy ra tai nạn à? Mà tớ nói thật nhiều tuyến phố chả có mép đường mà đi ấy chứ. Người ta giữ xe trên hè chưa đủ còn giữ cả dưới lòng đường đó thôi.
- Vấn đề này em chịu bác, dưng rõ ràng ý thức tham gia giao thông của người đi bộ ở ta còn quá kém. Đấy bác xem, Luật đã quy định người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoắc cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ... Vậy mà thực tế thì sao?
- Điều này tớ biết chứ. Rõ là vấn đề giao thông của người đi bộ ở ta quá nguy hiểm. Qua đường bất kể chỗ nào, thậm chí còn băng qua cả rào phân cách cứ như phim chưởng... Thế nhưng cũng phải thấy rằng hạ tầng giao thông của ta còn quá nhiều bất câp.
- Ý bác nói là cái cầu vượt, cái vạch kẻ đường còn quá ít chứ gì. Đành là thế, dưng em thấy nhièu người, nhấ là lớp trẻ đứng ngay chân cầu vượt còn chả thèm đi mà cứ băng qua đường rất tuỳ tiện. Thế nên có nhiều thì cái ý thức vẫn là quan trọng.
- Đành là thế., dưng cũng phải nói thêm cho rõ, như tớ đây đi bộ là rất đúng luật, nếu không có cầu vượt là cứ phải tìm nơi có vạch kẻ đường đề sang đường, song các phương tiện giao thông có bao giờ biết dừng lại cho người đi bộ sang đường đâu, mà cứ phải uốn éo làm xiếc mới may mắn an toàn.
- Cái này bác nói đúng. Em có dịp ra nước ngoài, người ta chấp hành nghiêm lắm, nếu có người đi bộ sang đường nơi có kẻ vạch là đều dừng lại nhừơng đường cho ngươì đi bộ . Nhiều nơi em còn thấy có các cột đèn xanh, đèn đỏ tại nơi có vạch kẻ, người đi bộ có quyền bấm đèn xanh cho mình qua đường. Mọi phương tiện cứ răm rắp
- Thế tớ mới nói cái hạ tầng của ta còn bất cập lắm, này nhé vỉa hè , thậm chí lề đường bị chiếm dụng; cầu, hầm vượt; vạch kẻ đường còn quá ít... như vây muốn bắt lỗi người đi bộ vi phạm cũng khó chứ chưa nói đến xử lý hình sự.
- Bác khỏi lo đi, Luật Giao thông đường bộ cũng đã cập nhật tình trạng này nên đã quy định rõ: Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi đảm bảo an toàn và chịu trách nhiệm phải đảm bảo an toàn khi qua đường.
- Thế thì khác gì cái sờ lô gân "Hãy là người tiêu dùng thông minh", muốn ăn rau an toàn nhưng người bán vẫn cố tình bơm thuốc sâu, vậy có muốn thông minh cũng chẳng được; tương tự muốn an toàn nhưng các phương tiên cứ lao vù vù, phỏng cái anh đi bộ có tự đảm bảo được an toàn?
- Nói vậy là bác bảo vệ cái vi phạm của anh đi bộ.
- Chú nói lạ. Bảo vệ là thế nào, tớ chả bức xúc hơn chú ấy chứ, thực tế đã có rất nhiều tai nạn xảy ra do vi phạm của người đi bộ, dưng ở góc độ xử phạt cũng cần xét đến những điều kiện để người đi bộ sống theo pháp luật. Như vậy luật mới đi vào cuộc sống.
- Em vẫn cho rằng đưa cái xử phạt vi phạm của người đi bộ vào Luật Hình sự là cần thiết, chứ cứ tuỳ tiện như hiện nay, hậu quả là khôn lường.
- Tớ cũng cho là cần thiết, dưng để thực hiện một cách triệt để từ 1/01/2018 là khó khả thi.
- Nghĩa là muốn thực hiện hiệu quả phải giải quyết một cách đồng bộ từ ý thức đến hạ tầng, rồi ý thức của anh đi bộ thôi chưa đủ còn là ý thức của tất cả chủ các phương tiện tham gia giao thông...
- Đúng là như thế.!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29