Chế biến thực phẩm từ nội tạng động vật: Ngon miệng nhưng nguy hiểm!
Những loại thịt ngon nhưng nội tạng chứa độc chết người | |
Lòng lợn- nguy cơ tiềm ẩn từ món khoái khẩu |
Hạn chế tối đa sử dụng nội tạng động vật
“Nhìn chung nội tạng của bất kỳ con vật nào cũng không tốt, từ gia súc đến gia cầm như gà”, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội khẳng định.
Nội tạng thực chất là một dạng protein. Nhưng cũng như mọi loại protein khác, ngoài việc ăn vào, ta cần quan tâm đến việc nó tiêu hóa được bao nhiêu phần trăm.
Nội tạng động vật ẩn chứa nhiều nguy cơ gây bệnh cho con người. |
Nội tạng có thể phân ra thành nhiều loại. Những bộ phận thuộc về hệ thống tiêu hóa như dạ dày, ruột,… là những thứ vô cùng khó tiêu. Ngoài ra, mề, tim, gan,… đều chứa hàm lượng cholesterol rất cao.
PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh cho biết thêm: “Còn gan, về mặt lý thuyết là bộ phận chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, bao gồm cả chất khoáng. Ta có thể coi gan như cái “kho” chứa dinh dưỡng cho cơ thể động vật. Tuy nhiên, gan cũng là nơi dễ gây bệnh cho con người nhất. Gan là cơ quan chủ yếu giải độc cho cơ thể lợn, do đó bộ phận này tập trung nhiều nhất các chất cặn bã gây hại trong đó có kim loại nặng và dễ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, virus. Đặc biệt ở những con lợn bị bệnh, ăn gan sẽ rất nguy hại.
Ngoài ra, hàm lượng cholesterol trong gan lợn rất cao. Bệnh nhân tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, sỏi thận, sỏi mật, béo phì, phụ nữ đang cho con bú hoặc người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn gan. Kể cả người khỏe mạnh bình thường cũng không nên ăn nhiều loại nội tạng này”.
Nên hạn chế sử dụng gan trong chế biến thức ăn. |
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, gan động vật nói chung và gan lợn nói riêng không nên xào nấu lẫn với những loại rau quả củ giàu vitamin C như giá đỗ. Nguyên nhân là vitamin C trong dung dịch trung tính và tính kiềm không ổn định, đặc biệt khi có các vi lượng như đồng, sắt càng dễ bị oxy hóa phân giải.
Trong khi đó, gan lợn có hàm lượng đồng và sắt rất cao. Khi xào lẫn, trong thời gian chờ tiêu hóa, vitamin C bị oxy hóa biến giá thành chất bã, gần như không còn dinh dưỡng.
Gan và trứng cá chứa nhiều chất tốt cho cơ thể
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, trong nội tạng cá, chỉ có gan và trứng là hai bộ phận không chứa đựng các yếu tố độc hại. Khác với các loại động vật trên cạn, độc tố có trong gan cá chứa không đáng kể. Đồng thời lượng cholesterol của cá tốt hơn so với động vật trên cạn.
“Còn về trứng cá, chất béo trong trứng cá rất tốt, đặc biệt hàm lượng omega 3 của nó rất cần thiết cho sức khỏe, nhất là phụ nữ. Ăn trứng cá thậm chí còn giúp da chị em trở nên đẹp hơn”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định.
Tuy nhiên, có 2 bộ phận thuộc về nội tạng cá cần bị loại bỏ, đó là ruột và mật
Trứng và gan cá rất tốt cho cơ thể, nhưng ruột và mật là hai bộ phận cần được loại bỏ. |
PGS Thịnh chia sẻ: “Về nguyên tắc, không nên ăn ruột cá. Cá sống dưới nước và ăn rất nhiều loại chất tạp. Chúng đi qua miệng và nằm lại trong ruột cá. Bên cạnh đó, ruột cá rất có khả năng nhiễm ký sinh trùng, trứng giun, trứng sán rất lớn, đặc biệt là giun xoắn. Loài giun này thường cuộn chặt trong các ổ tròn có đường kính nhỏ không màu hoặc các ấu trùng màu đỏ rất khó phát hiện bằng mắt thường. Như vậy, ruột chính là bộ phận bẩn nhất của cá”.
Ông cho hay, sự tác động của ruột cá lớn hơn các con vật khác do nó chứa rất nhiều vi sinh vật, thêm vào đó, cơ của cá rất lại rất dễ bị phân hủy.
“Nếu ruột bé nên vứt đi, chỉ ăn với những ruột cá to nhưng cần chú ý tách cẩn thận phần ruột ra khỏi cơ thể cá, rửa, bóp muối cẩn thận. Với nhiệt độ cao, các vi sinh vật, ấu trùng giun sán có thể bị tiêu diệt, song nếu nấu chưa chín hoặc ăn tái, nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Thực tế, có rất nhiều bệnh nhân được phát hiện nhiễm giun, sán xuất phát từ thói quen ăn ruột cá không đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi này”, PGS Thịnh cho hay.
Riêng mật cá, chuyên gia này khuyến nghị đặc biệt không nên ăn. “Trong quá trình mổ, tất cả loại mật đều của các con vật đều không nên ăn, bao gồm cả cá. Đây là nơi cung cấp các men, enzim song đồng thời cũng chứa rất nhiều độc tố. Ăn vào, con người có thể bị trúng độc”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Y tế 28/10/2024 06:03
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân
Y tế 27/10/2024 16:42