Cảnh báo nguy cơ gây hại từ các loại đồ chơi mùa hè
Hiểm họa từ những “món ngon” đường phố | |
Hiểm họa chết người từ việc ăn và sử dụng bì lợn |
Phụ huynh nên lựa chọn kỹ đồ chơi cho trẻ. Ảnh: Chí Cường |
Trẻ gặp họa vì các loại đồ chơi màu sắc lòe loẹt
Từng phải đưa cậu con trai 5 tuổi đi cấp cứu vì bị ngộ độc chì có trong các loại đồ chơi, chị Phạm Thị Hoài (trú tại Thường Tín, Hà Nội) giờ đã “cạch” với những thứ đồ chơi có nhiều màu sắc lòe loẹt. Chị cho biết, mùa hè, con trai chị rất thích các trò chơi như tô tượng, câu cá (nhựa), xúc cát, làm tranh cát… tại các khu vui chơi giải trí. Vì thế, cứ cuối tuần hoặc khi nào có thời gian rảnh, chị lại cho con đi chơi để “chiều” theo sở thích của con.
Tuy nhiên, sau nhiều lần tiếp xúc với các trò chơi ấy, con trai chị có biểu hiện hay buồn nôn, mệt mỏi và đau bụng với các mức độ khác nhau. Tưởng rằng đó chỉ là biểu hiện bình thường nên vợ chồng chị cũng không cho con đi khám. Cho đến một hôm, cháu bé đột nhiên đau bụng dữ dội kèm theo khó thở, vợ chồng chị mới tá hỏa cho con đến viện cấp cứu. Tại đây, sau khi thăm khám và tìm hiểu thói quen của trẻ, các bác sĩ cho biết, con trai chị có dấu hiệu bị ngộ độc chì từ các loại đồ chơi chứa nhiều màu sắc sặc sỡ nhưng may mắn là ở thể nhẹ. Các bác sĩ cho biết, trong trường hợp để trẻ bị “ngấm” độc quá lâu, tình trạng ngộ độc sẽ rất phức tạp và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ.
Theo Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), chì là một kim loại hoàn toàn độc với nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ của trẻ em. Các nhà khoa học đã chứng minh, nồng độ chì máu càng tăng thì trí tuệ của trẻ càng giảm. Khi vào cơ thể, chì tích tụ trong mô mềm, trong xương gây tổn thương cho hệ thần kinh và não. Đặc biệt là trẻ em mức độ hấp thụ chì nhanh và cao gấp 3 - 4 lần người lớn.
Thực tế tại Trung tâm Chống độc, nhiều trẻ phải nhập viện trong tình trạng chậm phát triển trí tuệ, không chịu tiếp xúc và hòa nhập với cộng đồng như: Không nói chuyện với bạn, hay ngồi thu lu một chỗ, không chào hỏi ai khi tiếp xúc với người lớn. Trước khi bị ngộ độc chì, trí tuệ của những trẻ này hoàn toàn bình thường.
Đặc biệt, chì qua được nhau thai nên có thể vào thai nhi từ máu mẹ. Vì vậy, nếu mẹ bị nhiễm độc chì thì nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi sẽ rất lớn như làm chậm phát triển thai, dị dạng thai, rút ngắn thời gian mang thai, tăng nguy cơ sẩy thai, đẻ non.
BS Nguyễn Trung Nguyên - phụ trách Trung tâm Chống độc cho biết, biểu hiện ngộ độc chì có thể giống với nhiều bệnh khác nhau. Trường hợp nặng có thể hôn mê, co giật giống như viêm màng não, viêm não, hoặc thiếu máu không rõ nguyên nhân, hoặc chậm phát triển thể chất, tinh thần giống các bệnh về thần kinh, tâm thần… Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp ngộ độc chì chỉ biểu hiện ở mức độ kín đáo, phải qua xét ngiệm máu mới phát hiện được.
Nguy cơ độc hại từ bể bơi mini
Theo BS Nguyễn Trung Nguyên, hiện nay, nhiều đồ chơi có dùng sơn lưu hành trên thị trường có thể chứa chì hàm lượng cao. Ngay cả ở thị trường Mỹ, nơi kiểm soát sản phẩm nhập khẩu rất chặt chẽ, nhưng rất nhiều loại đồ chơi, vật dụng dùng cho trẻ em xuất xứ từ một số nước, đặc biệt là Trung Quốc đã bị phát hiện có chứa chì với hàm lượng cao và đã bị thu hồi.
Do đó, ở Việt Nam, đồ chơi và nhiều vật dụng cho trẻ em nếu nhập khẩu từ Trung Quốc, không rõ nguồn gốc, có màu sắc sặc sỡ đều có nguy cơ chứa chì hàm lượng cao. Theo đó, một số loại đồ chơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đối với sức khỏe của trẻ trong mùa hè có thể kể đến như: Các loại sơn nước dùng để tô tượng, vẽ tranh; bóng bay, bóng nước; bộ đồ chơi câu cá; bể bơi mini bằng phao hay các loại súng nước…
Trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, bể bơi mini là một trong những mặt hàng đang được nhiều phụ huynh lựa chọn trong việc “giải nhiệt” cho con bởi tính tiện dụng của nó. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu mua phải các loại bể bơi mini làm từ chất liệu kém chất lượng, dễ phai màu trong nước, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như ngộ độc khi uống phải nước nhiễm chì hoặc mẩn ngứa, dị ứng da khi tiếp xúc với các loại hóa chất thôi ra từ những chiếc bể bơi mini này. Bên cạnh đó, các bể bơi bơm hơi cũng tiềm ẩn nguy cơ làm trẻ bị sặc nước, đuối nước trong trường hợp bể sâu và phụ huynh để trẻ nhỏ tắm một mình.
Ngoài ra, bộ đồ chơi câu cá cũng là một trong những trò giải trí được nhiều trẻ ưa thích. Tuy nhiên, do đặc tính phải nhuộm nhiều màu để làm bắt mắt, thu hút trẻ nên loại đồ chơi này chứa nhiều nguy cơ có hàm lượng chì cao. Hơn nữa, do có các bộ phận nhỏ có thể tháo rời, có thể khiến trẻ nhỏ nghẹt thở, tắc đường ruột nếu vô tình nuốt phải chúng.
Một loại đồ chơi nữa cũng được ưa chuộng trong mùa hè là các loại súng phun nước. Theo các chuyên gia, đây là loại đồ chơi có nhiều khả năng được làm bằng những nguyên liệu tái chế, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng nên nó có chứa nhiều chất gây hại cho sức khỏe, phổ biến là phthalates, chì… Những chất độc có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ bằng cách tiếp xúc qua da, đường miệng và cả hệ hô hấp, từ đó có thể gây ra các bệnh về da liễu, ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan như gan và thận, nặng nề hơn là ung thư. Đặc biệt, nước bẩn từ súng phun nước bắn vào mắt có thể gây ra các bệnh lý về mắt.
Để không gây hại đến sức khỏe của trẻ trong dịp nghỉ hè, các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý đến các loại đồ chơi của trẻ. Tốt nhất, không chọn đồ chơi có sơn phủ màu sắc sặc sỡ hoặc các loại đồ chơi không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nên chọn những loại đồ chơi chính hãng đã được kiểm định về chất lượng sản phẩm và được bán tại những nơi uy tín. Bên cạnh đó, về phía cơ quan chức năng cũng cần thường xuyên kiểm tra nguồn hàng đồ chơi cho trẻ để hạn chế đến mức tối đa nguy cơ đồ chơi nhiễm độc gây hại đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
Thận trọng khi cho trẻ tới các khu vui chơi Theo các chuyên gia, các trò chơi tại các khu vui chơi giải trí là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc, nhiễm bệnh cho trẻ. Nhiều ông bố, bà mẹ vì quá thương và chiều con, thường xuyên cho con tham gia các trò chơi này mà không biết đây chính là môi trường tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn, chất độc hại gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Đặc biệt vào những giờ cao điểm, do số lượng trẻ đông, các vật dụng không được vệ sinh kỹ ẩn chứa rất nhiều các loại vi khuẩn dễ lây lan các bệnh tay chân miệng, cảm cúm, sởi… |
Theo Mai Thùy/Gia đình và xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38