Hiểm họa từ những “món ngon” đường phố
Hiểm họa từ những món ăn đường phố | |
Hiểm họa từ món nướng vỉa hè |
Có thể thấy, chưa bao giờ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lại nóng như hiện nay. Trên thị trường, người tiêu dùng bị ám ảnh bởi danh sách dài thực phẩm bẩn như: Thịt tạo nạc, tim đông lạnh, sử dụng hóa chất để nhổ lông gia cầm, xương động vật bốc mùi hôi thối, thịt lợn nái giả thịt lợn rừng, mỡ bẩn... Còn tại các quán ăn vỉa hè, thực phẩm không rõ nguồn gốc được các chủ cửa hàng vô tư thu mua, chế biến để giảm giá thành sản phẩm, coi rẻ sức khỏe khách hàng.
Cơ quan chức năng phát hiện cơ sở cung cấp vó bò không rõ nguồn gốc cho các quán bia. |
Theo khảo sát của chúng tôi, hằng ngày, trên tuyến phố Đặng Tiến Đông (quận Đống Đa) luôn trong tình trạng quá tải bởi đây là khu vực tập trung nhiều sinh viên đến thưởng thức các món ăn đường phố. Đáng chú ý nhất là những quán vịt nướng nghi ngút khói, lúc nào, cũng nườm nượp khách ra vào bất chấp việc phải ngồi ăn bên cạnh cống dẫn nước thải. Theo một số khách hàng, điểm hấp dẫn nhất của vịt nướng ở đây là giá rẻ. Tuy nhiên, khi tìm hiểu, phóng viên không khỏi băn khoăn về cách nhân viên chế biến, bảo quản thực phẩm của cửa hàng. Theo chân nhân viên của một quán vịt nướng ở đây, chúng tôi tìm đến một căn nhà rộng khoảng 5 m2, bên trong ẩm thấp, rêu mốc quanh, sàn nhà nhơ nhớp. Tại đây, nhân viên và chủ cửa hàng xử lý thực phẩm, vịt đã mổ sẵn để trong nhà vệ sinh với đủ thứ mùi xú uế. Thịt vịt khi dùng tay ấn không có độ đàn hồi, được để trong rổ nhựa cáu bẩn, đặt giữa những chồng bát đĩa ngổn ngang đã qua sử dụng.
Thời gian vừa qua, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, chuyên cung cấp cho các hàng ăn nhỏ lẻ. Ngày 26.4, Đội 6 Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường - Công an TP.Hà Nội và Đội Quản lý thị trường số 11 - Chị cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra cơ sở thu mua, chế biến các sản phẩm từ động vật (guốc, đuôi, chân, mõm, tai bò luộc). Cơ sở này có địa chỉ tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì. Qua kiểm tra, cảnh sát môi trường phát hiện trong kho đông lạnh của cơ sở này lưu trữ 3,7 tấn đuôi, chân và mõm bò các loại. Tại buổi kiểm tra, cảnh sát môi trường ghi nhận nhân viên cơ sở đang sơ chế nhiều sản phẩm từ bò. Toàn bộ số thực phẩm trên không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch thú y. |
Nổi tiếng không kém những quán vịt nướng trên phố Đặng Tiến Đông là những quán chuyên đồ nướng, ăn đêm tại phố Gầm Cầu (quận Hoàn Kiếm). Thực đơn của quán chủ yếu là các món nội tạng, nầm và lòng lợn, giá trung bình khoảng 300.000 đồng/suất/4 người. Do kinh doanh theo hình thức “di động” lại chỉ mở về đêm, nên khách hàng chủ yếu là người lao động, sinh sống, làm ăn xa nhà. Nhiều khách hàng chấp nhận vừa ăn vừa hít khói xe, mùi xú uế từ khu tập kết rác thải và cả tiếng ồn từ những chuyến tàu đêm rầm rập trên đầu kèm theo bụi bẩn rơi từ trên xuống. Đồng thời, chủ quán vô tư tận dụng các vật đựng, chứa đồ phế thải như thùng sơn, xô đựng vôi, xi măng bỏ đi sau khi xây dựng, rất độc hại.
Tại Hà Nội, không chỉ có 2 tuyến phố trên xuất hiện nhiều hàng ăn nhỏ lẻ, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, mà mô hình trên còn xuất hiện ở nhiều tuyến phố khác ngay trung tâm Hà Nội như: Trần Khát Chân, Nguyễn Thái Học, Lương Định Của… chủ yếu những quán ăn này đều kinh doanh các mặt hàng như: Chân gà nướng, nầm bò, lòng lợn nướng. Giá rẻ, thực phẩm luôn được nhân viên, chủ cửa hàng khẳng định tươi ngon, nguồn gốc rõ ràng. Tuy nhiên, qua tìm hiểu của phóng viên, nguồn hàng của các quán ăn vỉa hè trên một phần không nhỏ là thực phẩm không rõ nguồn gốc được sản xuất, vận chuyển từ các tỉnh lận cận hoặc các cơ sở chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Theo Sở Công Thương Hà Nội, mới đây, cơ quan chức năng đã phát hiện 15 thùng hàng chứa các sản phẩm tim, sườn lợn, thịt gà không rõ nguồn gốc xuất xứ tại chợ Phùng Khoang. Cũng tại địa điểm trên, cơ quan chức năng đã phát hiện 14 tủ đông lạnh chứa đầy thực phẩm đông lạnh không tem nhãn, nguồn gốc xuất xứ, một số sản phẩm đã bốc mùi hôi thối. Số thực phẩm trên được phân phối cho các quán ăn vỉa hè, giá rẻ tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Để ngăn chặn thực phẩm bẩn, bên cạnh ý thức nâng cao cảnh giác, tự bảo vệ mình của người tiêu dùng, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng như Sở Y tế, Quản lý thị trường, Công an trong công tác kiểm tra, xử lý những vi phạm.
H.Duy – Lại Quang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38