Hiểm họa chết người từ việc ăn và sử dụng bì lợn
Dưỡng ẩm da đầu mùa hanh khô | |
Dấu hiệu bất thường của bệnh tim mạch dễ bị chị em bỏ qua | |
7 bí kíp cực hay ho để “mùa đông không nẻ“ |
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Cán bộ Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm (Đại Học Bách khoa Hà Nội) cho biết: “Về nguyên tắc, da động vật cũng là một loại protein, nhưng không có lợi cho sức khỏe”.
Hiện nay nhiều người phụ nữ lấy da lợn để làm đẹp da |
Theo vị chuyên gia này, chất protein ở da chủ yếu là gelatin và collagen hợp thành. Chúng có vai trò quan trọng đối với nhiều bộ phận của cơ thể như da, gân, sụn, xương, tổ chức liên kết và góp phần làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. “Tuy nhiên, protein có trong động vật rất khó tiêu vì vậy không nên ăn nhiều. Ở nước ngoài, người ta không dùng da động vật làm thực phẩm trực tiếp mà chỉ sử dụng để làm thạch và chất phụ gia hoặc thuộc da trong công nghiệp. Tại Việt Nam, nhiều người vẫn thích ăn da gà, bò, lợn. Mặc dù chúng không gây độc hại song nếu ăn nhiều, cơ thể chúng ta có thể mắc bệnh”, PGS Thịnh nói.
Lớp mỡ gần da chứa rất nhiều cholesterol, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ trở thành thủ phạm gây bệnh tim mạch, béo phì. Vì vậy, ông Thịnh khuyến cáo bệnh nhân, trẻ em, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều bộ phận này.
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Theo các chuyên gia, chất protein có trong da động vật rất khó tiêu, mặc dù chúng không gây độc hại nhưng nếu ăn nhiều, cơ thể chúng ta có thể mắc bệnh.
Bên cạnh đó, lớp mỡ gần da động vật có chứa rất nhiều cholesterol, đây chính thủ phạm gây bệnh tim mạch, béo phì nếu tiêu thụ chúng quá nhiều. Vì thế, bệnh nhân, trẻ em và phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều bộ phận này.
Gây viêm da
Nhiều người quan niệm rằng protein có trong da động vật sẽ góp phần giúp làm đẹp da. Tuy nhiên, điều này là phi thực tế. Khi đi vào cơ thể lớp da này sẽ bị phân cắt thành các axit amin và tiếp tục được đưa vào tổng hợp tạo ra các chất khác. Vì vậy, chúng không thể bổ sung cho da hay giúp cải thiện nhan sắc.
Một số vi khuẩn trong thịt lợn bệnh, dù thịt có được nấu chín cũng có thể còn khả năng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt, da mặt có mụn, vết thương hở chính là cơ hội để các khuẩn này xâm nhập, gây hại cho cơ thể. Khi chế biến da lợn để dưỡng da, không đảm bảo vô trùng từ nguyên liệu dễ gây nhiễm trùng da do nhiễm khuẩn.
Theo các chuyên gia da liễu đối với loại sản phẩm dạng kem dưỡng da giới thiệu sản xuất từ bì lợn nhưng nguồn hàng không đáng tin cậy thì cũng không nên dùng. Bởi da mặt rất mỏng và nhạy cảm, với các loại kem khi sản xuất để đảm bảo thời gian lưu hành trên thị trường thường phải chế thêm các loại hoá chất bảo quản, khi dùng sẽ gây kích ứng và tổn thương da.
Collagel có nhiều trong da động vật, về mặt hoá học thì có thể chiết xuất collagen từ các nguyên liệu này để đưa vào mỹ phẩm. Tuy nhiên, việc tái tạo collagel trong cơ thể quan trọng là ăn uống đủ dưỡng chất, việc đưa collagel từ ngoài vào cơ thể với mục đích thẩm mỹ không phải là giải pháp bền vững.
Tốt hơn hết, để giữ da khỏe mạnh, chị em nên rửa mặt hằng ngày bằng sữa rửa mặt, mát xa nhẹ nhàng bằng nước sạch, tinh dầu thiên nhiên như chanh, mật ong, dưa chuột... Không nên tự ý chế biến bì lợn để làm mặt nạ nếu không muốn rước thêm bệnh cho mình.
Gây tổn thương dạ dày
Bởi các lò giết mổ thường dùng dao cạo sống thay vì phải dùng nước nóng để cạo lông động vật khiến chân lông vẫn còn ở lại trên da.
Tuy các sợi lông này chỉ dài khoảng 2mm, nhưng rất cứng, khi ăn vào ruột, chúng có thể cắm vào màng nhầy ở ruột non và dạ dày, gây nguy cơ tổn thương dạ dày hoặc ruột.
Ngoài ra, nhiều người thường ăn da lợn dưới dạng tái, nộm dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm ký sinh trùng do ở da lợn có thể còn chứa mồ hôi, nước tiểu và bị giết mổ trước khi các chất này kịp thoát ra ngoài khiến da có thể chứa độc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Y tế 28/10/2024 06:03
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân
Y tế 27/10/2024 16:42