Trồng cần sa tại nhà

Cần ngăn chặn, xử lý tận gốc

Thời gian qua, nhiều vụ trồng cần sa ở nhà riêng để sử dụng, buôn bán trái phép bị cơ quan công an phát hiện, bắt giữ. Cần sa đã và đang đầu độc giới trẻ, chính vì vậy, các lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi trồng cần sa “tại gia”.
tin nhap 20180730103757 Trồng cần sa, rao bán trên mạng xã hội
tin nhap 20180730103757 Trồng cần sa, hành vi phạm pháp
tin nhap 20180730103757 Trồng và chế biến cần sa trong phòng kín

Dễ như trồng cần sa

Đầu tháng 5/2018, Công an quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng đã bắt giữ Đỗ Xuân Hiếu (29 tuổi, trú tại số nhà 17/347 Hùng Vương, quận Hồng Bàng) từng là sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội (hiện đang thất nghiệp) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy.

Qua xác minh điều tra, Công an quận Hồng Bàng đã bắt quả tang Hiếu đang sử dụng trái phép chất ma túy. Khám xét khẩn cấp nơi ở của Hiếu, cơ quan công an phát hiện hơn 850 cây cần sa cùng nhiều vật dụng chứa hạt, nhựa loại cây này và các đồ vật liên quan đến việc trồng, chiết xuất và sử dụng nhựa cần sa.

Đỗ Xuân Hiếu khai nhận đã mua hạt cây cần sa, đất, phân bón để trồng trong vườn cùng một số loại cây khác hòng che mắt cơ quan chức năng. Đối tượng cũng xây dựng một quy trình trồng, thu hoạch và chiết xuất nhựa cần sa ngay tại nhà.

Gần đây nhất, ngày 29/7, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định tạm giữ hình sự, khởi tố vụ án, khởi tố bị can 1 đối tượng thuê căn hộ tại chung cư khu đô thị Nam Thăng Long với giá khoảng 7 triệu đồng/tháng để trồng cần sa với mục đích sử dụng và bán kiếm lời.

tin nhap 20180730103757
Đối tượng Hoàng Gia Phú và số cần sa bị thu giữ (Ảnh: ANTĐ)

Theo tài liệu điều tra ban đầu, từ tháng 2/2018, Phú và người yêu là Trần Phan Hoàng Anh đã thuê phòng 0812, chung cư CT14A2, khu đô thị Nam Thăng Long, phường Phú Thượng (Tây Hồ) với giá khoảng 7 triệu đồng/tháng. Đầu tháng 3, Lê Thanh Tùng (27 tuổi, bạn chơi xã hội với Phú), trú tại phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm đến phòng Phú chơi.

Tại đây, Phú và Tùng đã bàn bạc dùng phòng của Phú để trồng cây cần sa mục đích để sử dụng cho bản thân. Tùng đưa cho Phú nhiều lần tiền, tổng cộng khoảng 8 triệu đồng để góp vốn. Số tiền góp vốn, cả hai dùng để mua hạt giống, mua trang thiết bị, trả tiền điện cho việc chăm sóc, trồng cây khi nào thu hoạch búp hoa cần sa thì Phú sẽ chia cho Tùng một nửa số đã thu hoạch được.

Sau đó, Phú nhiều lần nhờ Phùng Minh Hoàng bán cần sa cho các đối tượng nghiện. Các đối tượng bán khoảng 300 nghìn đồng/gram cần sa.

Đến khoảng 10h ngày 22/7, Công an quận Tây Hồ phối hợp với Công an phường Phú Thượng đã tiếp cận được căn phòng bí mật của Phú khi đối tượng đang bày biện đủ thứ dụng cụ chế biến, máy sấy cần sa và một số chậu cần sa tươi cùng nhiều tang vật khác.

Tiến hành khám xét, tổ công tác phát hiện tại phòng ngủ số 1 có 1 chiếc bạt lớn được quây kín, bên trong trồng 2 cây cần sa. Tại phòng ngủ số 2, thu giữ 3 túi nilon chứa cần sa khô, hộp giấy, lọ thủy tinh chứa cần sa, cân điện tử, 100 vỏ túi nilon chưa qua sử dụng… Ở phòng khách, tổ công tác thu giữ 1 hộp giấy bên trong chứa các mảnh vụn của thân cây cần sa khô được các đối tượng cắt nhỏ. Ngoài ra, ban công căn hộ thu được 5 cây cần sa tươi.

Tại cơ quan công an, Phú khai nhận 9 cây cần sa cùng 3 túi nilon chứa cần sa khô, hộp giấy, lọ thủy tinh chứa cần sa, cân điện tử, 100 vỏ túi nilon chưa qua sử dụng là sản phẩm đang trong quá trình sản xuất của đối tượng...

Có thể lĩnh án tù giam

Về mức phạt đối với những hành vi trồng cây cần sa, trao đổi với PV, luật sư Ngọc Anh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi trồng các loại cây thuốc phiên, cần sa hoặc các loại cây khác có chưa chất ma túy sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

Bên cạnh đó, đối tượng trồng cần sa còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy theo quy định tại Điều 247 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Cụ thể, tại Điều 247 quy định: Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy đã được giáo dục 2 lần và đã tạo điều kiện ổn định cuộc sống hay người nào đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích; với số lượng từ 500 đến 3.000 cây thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm: Có tổ chức; Với số lượng 3.000 cây trở lên; Tái phạm nguy hiểm.

Thu Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động