Cái chết của chiến dịch Linebacker-2
Triển lãm “Bản hùng ca Điện Biên Phủ trên không” | |
Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” – Bản hùng ca bất diệt |
Nhằm dành chiến thắng trên cả thực địa lẫn bàn đàm phán, ngày 17/12 Tổng thống Nixon chính thức ra lệnh mở cuộc tiến công bằng không quân vào Hà Nội và Hải Phòng. Chiến dịch mang tên Linebacker- 2.
Ngay sau đó, ngày 18/12, từ khoảng 19 giờ 20 đến 20 giờ 30 tối, nhiều tốp máy bay B52 (mỗi tốp 3 chiếc) liên tiếp dội bom xuống khu vực sân bay Nội Bài, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm... Cuộc chiến đấu ác liệt của lực lượng phòng không bảo vệ Hà Nội bắt đầu, mở đầu chiến dịch 12 ngày đêm "Hà Nội Điện Biên Phủ trên không". 20h18, tiểu đoàn 59 trung đoàn tên lửa phòng không 261 do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng chỉ huy phóng hai quả đạn, hạ một máy bay B52 (rơi xuống cánh đồng thuộc Phủ Lỗ và Đông Xuân, giữa tỉnh Vĩnh Phú và Hà Nội, cách trận địa gần 10 km).
Đây là chiếc máy bay B52 G đầu tiên bị bắn rơi tại chỗ trên bầu trời Hà Nội. Đêm cùng ngày, Mỹ huy động 90 lần B52 ném ba đợt bom xuống thủ đô Hà Nội. Xen kẽ các đợt này có 8 lần F 111 và 127 lần máy bay cường kích bắn phá các khu vực nội, ngoại thành. Trong đêm đầu tiên Mỹ đã ném khoảng 6.600 quả bom xuống 135 địa điểm thuộc thủ đô Hà Nội. 85 khu vực dân cư bị trúng bom làm chết 300 người.
B52 bay từ biển vào... | ...bị tên lửa phòng không “bắt sống”. ảnh tư liệu |
Tiếp tục, ngày và đêm 19/12 4h30, địch ném bom đợt thứ 3 vào các khu vực Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam (Mễ Trì), xã Nhân Chính; Nhà máy Cao su Sao Vàng... Các trận địa tên lửa, pháo phòng không với các đơn vị dân quân tự vệ Thủ đô bắn hàng nghì̀n viên đạn các loại tiêu diệt một máy bay F4. Cùng thời gian này, Tiểu đoàn 77 Trung đoàn Tên lửa 257 bắn rơi tại chỗ một máy bay B52 D. Đêm 18 rạng ngày 19/12, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đến một số đơn vị phòng không - không quân và khu vực Đông Anh, Yên Viên nơi vừa bị B52 ném bom, động viên thăm hỏi bộ đội và nhân dân Thủ đô.
Ngày 20/12 Từ 19h đến sáng 21/12, địch huy động 78 lần B-52 ném bom Hà Nội và hơn 100 lần máy bay cường kích các loại vào đánh phá nội, ngoại thành Hà Nội. Từ 20h5 đến 20h7, trong hai phút từ cự ly 22 km với hai quả đạn, tiểu đoàn 93, trung đoàn tên lửa 261 bắn cháy một máy bay B52 rơi tại chỗ ở khu vực ga Yên Viên, cách Hà Nội hơn 10 km. 20h34, tiểu đoàn 77, trung đoàn tên lửa 257 bắn rơi chiếc B52 thứ 2 ở ngoại thành.
Từ 20h29 đến 20h38, ba tiểu đoàn tên lửa (78, 79, 94) tập trung hỏa lực bắn rơi tại chỗ chiếc B52 thứ 3. Đến đêm 20 rạng ngày 21/12, bộ đội tên lửa phòng không bảo vệ Hà Nội bắn 35 quả đạn, "hạ gục" 7 chiếc B52. Trong đó, 5 chiếc rơi tại chỗ. Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trực tiếp gọi điện thoại xuống các sư đoàn biểu dương bộ đội Phòng không Hà Nội đánh tốt, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, của nhân dân. Ngày 21/12 Chiến sự tại Hà Nội và Hải Phòng diễn ra ác liệt.
Ban ngày, 180 lần máy bay chiến thuật của không quân và hải quân Mỹ đánh phá các mục tiêu trọng yếu: Ga Hàng Cỏ và Sở Công an (Hà Nội), Nhà máy Điện Yên Phụ, Bộ Giao thông, cầu Phủ Lý và 6 đợt đánh vào khu vực thị xã Thanh Hóa. Từ 21h37 đến rạng sáng 22/12, địch huy động 24 lần máy bay B52 và 36 lần máy bay chiến thuật hộ tống vào đánh sân bay và Bệnh viện Bạch Mai, Giáp Bát, Văn Điển... Ngoài ra, 30 lần F4, F105 vào đánh phá các khu vực Bắc Giang, ga Kép, sân bay Yên Bái, cảng Hải Phòng, Cát Bi và An Lão (Kiến An, Hải Phòng). Hôm đó, quân và dân ta bắn rơi 11 máy bay, trong đó bắn rơi tại chỗ ba B52, hai F4, hai A7, một F111, một A6, một RA50, một F105...
Ngày 22/12 2h38, bộ đội rađa phát hiện chính xác các tốp B52 và máy bay chiến thuật Mỹ ở hướng Tây Nam. Lần này địch sử dụng 24 chiếc B52 và 36 máy bay chiến thuật vào đánh phá sân bay, Bệnh viện Bạch Mai, ga Giáp Bát, Gia Lâm, Văn Điển... và các trận địa tên lửa, 18 lần F 111 hoạt động xen kẽ ở độ cao thấp nhằm bất ngờ đánh phá vào các mục tiêu đã trinh sát. 3h42, các kíp chiến đấu của tiểu đoàn 57 bộ đội phòng không Hà Nội đồng loạt nổ súng bắn rơi tại chỗ một B-52 ở chợ Bến, Mỹ Đức, Hà Tây. Cùng thời điểm này, tiểu đoàn 71 bắn rơi tại chỗ một máy bay B52 ở Thanh Miện, Hải Hưng (Hải Dương ngày nay). 3h46, tiểu đoàn tên lửa 93 lại bắn rơi một chiếc B52 ở khu vực Quỳnh Côi, Thái Bình. Trong ngày, quân và dân ta bắn rơi 5 máy bay, trong đó bắn rơi tại chỗ ba chiếc B52, một chiếc F4.
Ngày 21, 22/12, tại trận địa Vân Đồn (Hà Nội), các chiến sĩ tự vệ nhà máy Liên Cơ Hà Nội bằng 19 viên đạn 14,5 ly ngay loạt đạn đầu đã bắn rơi một máy bay F 111 "cánh cụp cánh xòe" của Mỹ. Ngày 23/12 Ban ngày, 54 lần máy bay chiến thuật của không quân Mỹ đánh phá các khu vực ngoại thành Hà Nội. Mai Dịch, Trạm Trôi, Hoài Đức ( Hà Tây ). Ban đêm, 33 chiếc B52 đánh Đồng Mỏ ( Lạng Sơn ) và khu vực Bắc Giang; 30 chiếc máy bay F4 và F105, 11 máy bay F111 đánh vào Yên Viên, Giáp Bát, Đa Phúc và các sân bay Nội Bài, Yên Bái. Hướng biển, có 7 máy bay chiến thuật của Hải quân Mỹ vào đánh Uông Bí, Phà Rừng, Sở Dầu và sân bay Kiến An ( Hải Phòng ).
Ta bắn 4 máy bay trong đó có hai B52, một F4, một A7. Ngày 24/12 Ban ngày, địch huy động 44 lần máy bay chiến thuật đánh phá khu vực Thái Nguyên (Cao Ngạn và dọc đường số 1), Sen Hồ, Việt Yên (Hà Bắc). Ban đêm, từ 19h50, địch dùng 33 lần B-52 đánh phá ác liệt ga Kép, Bắc Giang, phối hợp với 39 lần máy bay chiến thuật yểm hộ đánh phá các sân bay Yên Bái, ga Kép và khu vực Vĩnh Tuy (Hà Nội). Quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 5 chiếc máy bay. Trong đó có một B-52, hai F4, hai A7. Với chiến thắng dòn dã này, chiến dịch Linebacker- 2 dần lâm vào “cửa tử”…
Chiến thắng “Hà Nội -Điện Biên Phủ trên không” là minh chứng sống động khẳng định vai trò lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các lực lượng vũ trang Trung ương, các đơn vị, địa phương và Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang, nhân dân Thủ đô chủ động, tích cực chuẩn bị chống địch tập kích đường không. Đây là một kỳ tích tiêu biểu cho tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam cũng như truyền thống và hào khí Thăng Long – Hà Nội văn hiến, anh hùng trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử. Với quan điểm khách quan, khoa học, các báo cáo của các nhà khoa học, chúng ta sẽ làm sáng tỏ và có những đóng góp mới về lý luận, thực tiễn: Thứ nhất, làm rõ đường lối và sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1972;Thứ hai, Làm sáng tỏ, sâu sắc và toàn diện về sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng suốt của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ; Thứ ba, làm sâu sắc thêm sự chủ động lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô; Thứ tư, sự chủ động phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn và các tỉnh, thành anh dũng, kiên cường chiến đấu đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ..; Thứ năm, làm sâu sắc vai trò công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972; Thứ sáu, khẳng định tầm vóc, ý nghĩa lịch sử, những bài học kinh nghiệm quí báu của chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, là cơ sở lý luận và thực tiễn, nhằm giáo dục truyền thống, bồi đắp lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và thế hệ trẻ Thủ đô…. Trích phát biểu của UVTW Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng tại Hội thảo “Chiến thắng lịch sử Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, bản hùng ca bất diệt”. Mai Quý |
Kỳ 2: Kỳ tích đêm Noel
H.Phạm (tổng hợp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hoa hậu Biển Việt Nam không chỉ là cuộc thi nhan sắc
Nữ kỹ sư và sáng kiến tiết kiệm hàng tỷ đồng
Thúc đẩy vai trò, trách nhiệm và khả năng đóng góp của phụ nữ Dầu khí Việt Nam
Cháy lớn tại xưởng in bao bì ở Đông La, Hoài Đức
Tổng kết hoạt động Công đoàn các trường Đại học, Cao đẳng năm học 2023 - 2024
LĐLĐ Mỹ Đức công bố Quyết định thành lập Công đoàn Hợp tác xã Dịch vụ Du lịch Chùa Hương
Đưa Khu kinh tế Nghi Sơn thực sự là động lực tăng trưởng của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ
Tin khác
Tái hiện lời căn dặn của Bác Hồ trong đêm diễn đặc biệt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 14/11/2024 18:19
Nhan sắc Việt thăng hạng trên đấu trường quốc tế
Văn hóa 14/11/2024 09:47
Đông về nhớ vị muối quê
Văn hóa 14/11/2024 07:31
Tác giả Mị Dung ra mắt tác phẩm văn học “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi”
Văn hóa 12/11/2024 20:13
Phát hành bộ tem kỷ niệm 100 năm sinh nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu
Xã hội 11/11/2024 21:12
Khi "thánh đường tri thức" được đánh thức bởi nghệ thuật sáng tạo
Văn hóa 10/11/2024 16:00
Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo: Góc nhìn mới về giá trị truyền thống
Văn hóa 10/11/2024 15:18
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Hội tụ và lan tỏa tinh thần sáng tạo Thủ đô
Văn hóa 09/11/2024 22:39
Phim lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội phát triển mới cho điện ảnh Việt Nam
Văn hóa 09/11/2024 19:29
Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Điểm đến của điện ảnh sáng tạo
Văn hóa 07/11/2024 22:53