Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản qua lễ hội chùa Phúc Sơn
Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương Rộn ràng khai hội bơi Đăm |
Theo “Quần Anh tiểu sử”, vùng đất Hải Hậu được khai khẩn từ năm Hồng Thuận thứ 3 (năm 1511) bởi bốn vị tổ: Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập. Cùng với việc mở mang đất đai, các vị tổ và chín dòng họ kế nghiệp đã dựng nên những công trình tôn giáo, trong đó có chùa Phúc Sơn - điểm tựa tâm linh của cả vùng.
![]() |
Chùa Phúc Sơn (Nam Định) được xây dựng từ năm Tự Đức thứ 12 (năm 1859), tọa lạc trên khu đất cao giữa làng, mặt hướng ra cánh đồng phía Nam, chùa có gian chính thờ Phật, hai bên thờ tứ tổ khai sáng Quần Anh và Mẫu Tứ phủ. Các hiện vật như tượng Phật tam bảo, ngai, khám, bát biểu, đại tự, kiệu võng… vẫn được lưu giữ nguyên vẹn, với nghệ thuật chạm khắc tinh xảo, sơn son thếp vàng rực rỡ. |
![]() |
Để tri ân tổ tiên và gìn giữ bản sắc văn hóa, hằng năm vào ngày 9 và 10 tháng 3 Âm lịch, người dân Hải Trung lại nô nức mở hội chùa Phúc Sơn. Phần chính của lễ hội là lễ rước kiệu các vị liệt tổ, các vị thánh được thờ phụng đi quanh làng. Kiệu thường do 4 đến 8 người khiêng, người được chọn khiêng kiệu phải là người trong gia đình gia giáo, nề nếp, được chọn lựa kỹ lưỡng từ các dòng họ trong làng. |
![]() |
Lễ rước kiệu khởi hành từ chùa Phúc Sơn, đi một vòng quanh trục đường chính của làng và quay trở lại chùa. Việc rước kiệu mang ý nghĩa các vị thần thánh sẽ đi xem xét và thăm nom làng quê nơi họ bảo hộ, cũng là dịp để "rước Thánh du xuân", vui hội cùng bà con dân làng. |
![]() |
Trước khi rước, kiệu sẽ được lắp ráp, đặt các vật thiêng như bát nhang, hoa, quả, lọng,... rồi thực hiện các nghi lễ như tế phụng nghinh (lễ đón thần). Trong quá trình rước, "chui kiệu" là một phong tục truyền thống gắn liền với lễ rước ở nhiều làng quê. Kiệu thường được thiết kế với gầm cao để người dân xếp hàng chui qua, với mong muốn cầu xin phước lành từ thần linh. |
![]() |
Lễ hội truyền thống vừa là dịp để người dân giữ gìn bản sắc, phong tục, vừa là dịp để giáo dục thế hệ trẻ về văn hóa của quê hương. Các em nhỏ được tham gia vào đoàn rước, tham gia vào việc làng, từ đó bồi đắp nên trong các em tinh thần trách nhiệm, tình yêu và sự gắn bó với quê hương, đất nước. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Ký ức về những người mẹ huyền thoại

Điểm tựa vững chắc cho người lao động

Tối nay Hà Nội bắn pháo hoa tại Công viên Thống Nhất

Kỳ họp thứ 22 HĐND Thành phố sẽ xem xét Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

An sinh xã hội Hà Nội: Chặng đường bền vững vì người dân Thủ đô

Hướng dẫn mới nhất về thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Tin khác

Tối nay Hà Nội bắn pháo hoa tại Công viên Thống Nhất
Văn hóa 27/04/2025 11:53

Công viên Thống Nhất sẽ là điểm cầu “Vang mãi khúc khải hoàn" tại Hà Nội tối 27/4
Văn hóa 26/04/2025 11:30

Đại tiệc nhạc nước và pháo hoa rực rỡ tối 30/4 tại Vạn Phúc City
Văn hóa 26/04/2025 10:14

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Văn hóa 25/04/2025 22:00

Tổ chức chuỗi hoạt động hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025
Xã hội 24/04/2025 14:15

Gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử "Huyền thoại Trường Sơn"
Văn hóa 24/04/2025 13:12

Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha
Văn hóa 23/04/2025 22:33

Báo Sài Gòn Giải Phóng ra mắt công trình báo chí dữ liệu về Thành phố Hồ Chí Minh
Xã hội 23/04/2025 21:13

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng
Văn hóa 22/04/2025 22:13

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh
Văn hóa 22/04/2025 17:11