Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Sinh ra nơi mảnh đất Sơn Tây (Hà Nội), họa sĩ Lê Thu Huyền lớn lên cùng kỷ luật thép của con nhà lính. Gai góc, mạnh mẽ trong cá tính, thế nên chị cũng chọn cho mình con đường nghệ thuật đầy thăng trầm và cảm xúc. Chị dành cả tuổi trẻ để dấn thân vào hội họa, không chỉ để sáng tác mà còn để góp phần chữa lành, kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa Việt đến với mọi tầng lớp - từ trẻ nhỏ miền núi xa xôi đến những nhà sưu tầm quốc tế yêu nét tinh tế của mỹ thuật Việt Nam.
Người “thổi hồn” vào sỏi đá Người họa sĩ “vẽ Xuân” lên hoa trái Họa sĩ Trần Quốc Hưng: Người tạo nên những bức tranh thiền trong chiều sâu cõi sáng

Tranh là tiếng nói của trái tim

Tôi biết đến họa sĩ Lê Thu Huyền cách đây chừng hai năm, trong một dịp tình cờ ghé thăm xưởng vẽ của họa sĩ Trần Quốc Hưng - người nghệ sĩ lặng lẽ rong ruổi trong miền ánh sáng, miệt mài khám phá chính mình qua những tầng sâu đa chiều của sơn mài.

Khi ấy, chị Huyền hiện lên như một khuôn mẫu dịu dàng của người phụ nữ Hà Nội: kín đáo, nền nã và đầy nhẫn nại. Chị đứng phía sau âm thầm ủng hộ và hiểu được giá trị trong nghiên cứu mỹ thuật của anh là vô giá.

Thế nhưng, càng gần gũi, tôi càng nhận ra, trong người phụ nữ tưởng như mảnh mai ấy là một nội lực mạnh mẽ, đầy bản lĩnh. Cá tính nghệ thuật của chị không bộc lộ qua lời nói hay dáng vẻ bên ngoài, mà bừng sáng trong từng đường nét, từng gam màu, từng bố cục lặng im mà đầy chất suy tưởng trên toan vải. Ở đó, chị không còn là người đứng sau - chị là chính mình, với tiếng nói riêng biệt, kiêu hãnh và đầy nữ tính.

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ
Chân dung họa sĩ Lê Thu Huyền.

Ngồi trước bức tranh của họa sĩ Lê Thu Huyền người ta không đơn thuần thấy màu sắc và hình khối mà còn thấy những cung bậc xúc cảm rất đời. Có nỗi buồn ẩn trong nét xanh biếc, có niềm tin ẩn sau ánh sáng vàng dịu. Chị không vẽ để đẹp - chị vẽ để nói, để thấu hiểu, để đồng hành cùng những phận người bé nhỏ.

Giữa nhịp sống hiện đại, nơi nghệ thuật dễ rơi vào thương mại hóa, chị vẫn chọn cách đi chậm - nhưng sâu. Tranh của Lê Thu Huyền không cần quá nhiều lời giới thiệu, vì mỗi tác phẩm đều mang ngôn ngữ của trái tim. Và người nghệ sĩ ấy - sau gần ba thập kỷ làm nghề, vẫn giữ được sự nhạy cảm, lòng nhân hậu và niềm tin rằng nghệ thuật có thể chữa lành, nâng đỡ và nuôi dưỡng tâm hồn con người.

Họa sĩ Lê Thu Huyền là một người đa tài. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Quốc gia Hà Nội, Thu Huyền không dừng lại ở công việc giảng dạy hay một vị trí ổn định. Chị chọn nghệ thuật như một lẽ sống - và hơn cả, là một trách nhiệm. Chị đã và đang trải qua nhiều hành trình cùng lúc. Khi thì người ta thấy chị là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam chuyên ngành Phê bình Mỹ thuật, phụ trách truyền thông của Tạp chí Mỹ thuật, hội viên UNESCO Mỹ thuật Hà Nội, thành viên Câu lạc bộ điêu khắc gốm, lúc khác lại thấy chị trong vai trò Ủy viên Ban bảo trợ Trung tâm biên phiên dịch sách quốc tế chùa Long Hưng… dường như tất thảy những hành trình của chị đều hội chung một điểm. Đó là một chuỗi gắn bó bền chặt với văn hóa, nghệ thuật và tinh thần nhân văn.

Năm 2022, tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, triển lãm nhóm “Lá Xanh” đánh dấu bước ngoặt đầu tiên khi chị giới thiệu với công chúng 6 tác phẩm đầu tay - những bức tranh được lấy cảm hứng từ các chuyến đi thực địa tới vùng cao biên giới. Mỗi nét vẽ như một lời kể về ước mơ giản dị của trẻ em nơi rẻo cao, nơi cuộc sống còn nhiều thiếu thốn nhưng ánh mắt lại luôn chan chứa hy vọng. Tranh được đấu giá và 100% số tiền thu được gửi tới các em nhỏ vùng biên giới phía Bắc như Cao Bằng, Điện Biên - đó là lúc hội họa không còn là nghệ thuật để trưng bày, mà trở thành một hành động đầy nhân ái.

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ
Một tác phẩm của họa sĩ Lê Thu Huyền.

Những năm sau đó, dấu chân của chị trải dài theo những triển lãm cá nhân và nhóm. Từ “Mùa Sen Nở” tại chùa Từ Ân (Đan Phượng), lễ hội sách Buôn Ma Thuột, chuỗi sự kiện “Gốm Xuân” hàng năm, cho đến các triển lãm thường niên của Hội Mỹ thuật Việt Nam… Ở những chặng đường ấy, chị không chỉ sáng tác mà còn tham gia tổ chức, truyền thông, kết nối các giá trị nghệ thuật dân tộc với không gian hiện đại, nơi công chúng được tiếp cận hội họa như một phần tự nhiên của đời sống.

Với vai trò phụ trách Chương trình đấu giá tranh gây quỹ trồng rừng Việt Nam, Lê Thu Huyền một lần nữa khẳng định nghệ thuật phải gắn với hơi thở đất nước. Chị cùng các họa sĩ, nhà sưu tập, nhà bảo trợ… đưa tranh ra khỏi phòng triển lãm - để đến rừng cây K9 Đá Chông, đến với miền Trung nắng gió. Cây mọc lên từ tranh - từ lòng tin vào những điều đẹp đẽ.

Một trái tim không ngừng rung động

Lê Thu Huyền - một họa sĩ, một người kể chuyện bằng màu sắc, và hơn hết, là một người phụ nữ Việt Nam với trái tim đầy yêu thương chị đang ngày ngày lặng lẽ vẽ nên những điều tử tế giữa cuộc đời.

Mê mải theo đuổi nghệ thuật, ít ai biết họa sĩ Lê Thu Huyền còn là một “nhà sưu tầm ký ức”. Suốt 28 năm bền bỉ, chị theo đuổi hành trình lưu giữ và phục dựng những giá trị của mỹ thuật ứng dụng, tranh đồ cổ và các hiện vật xưa cũ. Với chị, mỗi món đồ là một mảnh ghép thời gian, mang theo hơi thở và câu chuyện riêng - cần được bảo tồn và kể lại bằng niềm đam mê chân thành.

Chiều 15 tháng Tư năm 2025, giữa tiết xuân còn vương chút se lạnh của Hà Nội, triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Lê Thu Huyền chính thức mở cửa tại tầng 2 - Nhà triển lãm mỹ thuật số 16 Ngô Quyền. Không gian ấy, từ ngày 15 đến hết ngày 23 tháng Tư, sẽ là nơi những xúc cảm về thiên nhiên - giản dị mà mê hoặc, thô mộc mà đầy cuốn hút - được cất lên bằng sắc màu, chất liệu và tâm hồn người vẽ. Triển Lãm "Thiên Thanh" Với thông điệp "Về với vẻ đẹp ban sơ của tự nhiên" không chỉ là tên gọi, mà còn là lời thì thầm từ sâu thẳm tâm hồn họa sĩ Lê Thu Huyền - một lời mời bước vào thế giới nội tâm của chị, nơi thiên nhiên hiện hữu như một người bạn tri kỷ, một dòng suối xanh mát chảy qua từng mảng màu, hình khối.

Trong những dịp đặc biệt như lễ hội, ngày kỷ niệm lớn của đất nước, triển lãm mỹ thuật mang tính cộng đồng có mặt chị luôn mang một không khí vừa trang trọng vừa ấm áp. Năm 2023 và 2024, chị tham gia Triển lãm UNESCO mỹ thuật lần thứ 10 và 11 tại 29 Hàng Bài; góp mặt trong sự kiện mỹ thuật quốc tế tại rừng Cúc Phương do Đại sứ quán Phần Lan tổ chức… Tên chị xuất hiện lặng lẽ nhưng chắc chắn trong những không gian kết nối văn hóa nghệ thuật Việt với bạn bè quốc tế.

Không thể không nhắc đến những hoạt động xã hội mà chị âm thầm thực hiện, từ việc tặng tranh cho trẻ em vùng cao, là Ban giám khảo chấm giải thường niên cho các em nhỏ khối tiểu học và trung học cơ sở tại Trung tâm văn hoá quận tây Hồ, đến những hỗ trợ thiết thực trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 cùng Hội Người cao tuổi Trung ương và các tổ chức cộng đồng như Happy Women Việt Nam, “Tuổi trẻ sống không hối tiếc”… Mỗi hành động của chị đều thấm đẫm một tinh thần trách nhiệm và sự sẻ chia.

Những nỗ lực không mệt mỏi ấy đã được ghi nhận bằng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp mỹ thuật Việt Nam”, bằng khen của Đại sứ quán Iran, Sri Lanka, cũng như nhiều giải thưởng trong nước. Hơn 120 bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, tạp chí... là những dấu ấn chị để lại trên mặt trận phê bình, nghiên cứu - một phần không thể thiếu của nền mỹ thuật nước nhà.

Đánh giá về họa sĩ Lê Thu Huyền, Nhà phê bình mỹ thuật Mai Thị Ngọc Oanh - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam chia sẻ, nếu chỉ gặp Lê Thu Huyền một lần, bạn sẽ dễ dàng nhận ra nơi chị nguồn năng lượng tích cực - sự cởi mở, vui vẻ và nhiệt tình lan tỏa. Là hội viên ngành phê bình mỹ thuật, đồng thời phụ trách truyền thông cho Tạp chí Mỹ thuật, chị Huyền đã đồng hành bền bỉ cùng Hội Mỹ thuật Việt Nam trong nhiều hoạt động cộng đồng, góp phần quảng bá mỹ thuật nước nhà đến bạn bè quốc tế và lan tỏa giá trị nghệ thuật Việt Nam một cách sâu rộng và bền vững.

“Những nỗ lực không mệt mỏi của họa sĩ Lê Thu Huyền, chị được ghi nhận bằng những phần thưởng xứng đáng như Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp mỹ thuật Việt Nam, bằng khen của Đại sứ quán Iran và Đại sứ quán Sri Lanka tại Việt Nam… Tất cả là minh chứng cho những đóng góp thiết thực trong việc thắt chặt quan hệ văn hóa, nghệ thuật giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế qua từng tác phẩm và hành động cụ thể”, nhà phê bình mỹ thuật Mai Thị Ngọc Oanh chia sẻ.

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ
Bên cạnh việc sáng tác, họa sĩ Lê Thu Huyền còn tích cực truyền cảm hứng trong các hoạt động cộng đồng.

Có những người chọn nghệ thuật để sống. Nhưng cũng có những người như Lê Thu Huyền - sống để nghệ thuật được lan tỏa. Trong chị, hội họa không đơn thuần là đam mê hay sự nghiệp, mà là hành trình kiếm tìm bản thể, là tiếng nói thầm thì của nội tâm gửi gắm vào từng mảng màu, hình khối, và những thớ gốm cháy đỏ sau lửa nung.

Chị đi qua những khúc quanh đời thường với dáng vẻ nhẹ nhàng, nhưng mỗi bước đi đều để lại dấu ấn không ồn ào, không phô trương, mà sâu lắng và lan tỏa. Từ vai trò một người vợ đứng phía sau, đến nhà phê bình mỹ thuật, nghệ sĩ tạo hình, người truyền cảm hứng trong các hoạt động cộng đồng - ở đâu, Lê Thu Huyền cũng chọn cách góp mặt bằng tâm thế của một nghệ sĩ thực thụ: không bon chen, chỉ lặng lẽ gieo hạt.

Có lẽ, điều khiến Lê Thu Huyền khác biệt, không nằm ở độ nổi tiếng, mà nằm ở cách chị thắp lên ánh sáng riêng - không chói lóa, nhưng đủ làm ấm lòng những ai từng một lần chạm vào thế giới của chị. Con đường nghệ thuật phía trước vẫn còn dài, và chị - như vẫn thế, sẽ tiếp tục bước đi, lặng lẽ nhưng không bao giờ mờ nhạt, mang theo những gam màu rất riêng của một người đàn bà biết sống trọn với đam mê và tử tế với cuộc đời.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Với tinh thần nhiệt huyết, cao thượng, trung thực và đoàn kết, các đội bóng đã cống hiến cho khán giả những trận cầu kịch tính, hấp dẫn, tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị. Kết thúc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm đã xuất sắc giành Cúp vô địch.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm tại Bộ Công Thương và một số tỉnh thành. Tại phiên tòa, bị cáo khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin khác

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc diễn ra từ 6 - 8/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến có khoảng 1.250 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự kỳ Vesak năm nay.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.
Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Trong một buổi trò chuyện văn hóa mang tên “Lắng nghe Bụt bước giữa đời” diễn ra tại Hà Nội, đông đảo bạn trẻ đã tham dự để tìm hiểu về cuộc đời và tư tưởng của hai vị vua thiền sư nhà Trần. Đây không chỉ là một cuộc gặp gỡ văn hóa, mà còn là hành trình trở về cội nguồn, nơi giá trị lịch sử và tâm linh của dân tộc được soi chiếu qua lăng kính trẻ trung và đầy khát vọng học hỏi.
Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động