Biến quyết tâm thành hành động
Góp phần nâng cao năng lực vận tải công cộng | |
Ủng hộ xe buýt! |
Đầu tư PPP là xu thế tất yếu, song phải chờ nghị định
Điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 9/7, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, Đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được HĐND Thành phố thông qua tại kỳ họp thứ tư (năm 2017).
Qua giám sát, dù đề án đã tạo chuyển biến tích cực trong công tác quản lý phương tiện giao thông nhưng vẫn còn nhiệm vụ cần thúc đẩy nhanh hơn, như vận tải hành khách công cộng mới đạt 17,3% nhu cầu đi lại (chỉ tiêu này đến năm 2030 là 30% đến 35%),… Do vậy, việc chất vấn để tìm ra nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục những bất cập là cần thiết, đáp ứng mong mỏi của cử tri về một thành phố xanh, sạch, đẹp.
Hà Nội đang nỗ lực phát triển vận tải hành khách công cộng nhằm giảm ùn tắc giao thông. |
Đặt câu hỏi chất vấn về nội dung này, các đại biểu: Đoàn Việt Cường (tổ Mê Linh), Trịnh Xuân Quang (tổ Thanh Xuân), Nguyễn Nguyên Quân (tổ Hoàng Mai), Nguyễn Hoài Nam (tổ Thạch Thất),… nêu rõ nhiều nhiệm vụ trong đề án được UBND Thành phố giao các sở, ngành triển khai nhưng đến nay chưa hoàn thành.
Trong đó có việc chậm ban hành các quy định khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư hệ thống giao thông theo hình thức đối tác công tư (PPP); chậm rà soát thống kê xe máy đã qua sử dụng, không bảo đảm chất lượng; chậm rà soát ban hành các cơ chế chính sách tiếp tục trợ giá với vận tải hành khách công cộng… các đại biểu đề nghị UBND Thành phố, các sở, ngành trả lời rõ nguyên nhân, trách nhiệm và đưa ra giải pháp.
“Theo thông tin được biêt, Thành phố đã chỉ định Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn T&T thực hiện 2 tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn Thành phố. Đề nghị Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết đây chỉ là việc thí điểm trước khi đề xuất những chính sách chung hay chỉ áp dụng cho 2 dự án này?”, đại biểu Trịnh Xuân Quang đặt câu hỏi.
Trả lời câu hỏi của các đại biểu nêu, liên quan đến việc thu hút đầu tư cho đường sắt đô thị, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Sở đã tham mưu cho UBND Thành phố công bố danh mục kêu gọi đầu tư tại các Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2017, 2018. Trong quá trình thảo luận và cân đối nguồn lực, UBND Thành phố đã có chỉ đạo trước mặt tập trung vào 3 tuyến đường sắt đô thị số: 2, 3, và 5. Hiện cũng có hai nhà đầu tư là Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn T&T đang quan tâm đến các dự án này. Do dự án liên quan đến một số cơ chế đặc thù, các nhà đầu tư đang hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi để báo cáo Chính phủ.
Tuy nhiên, vừa qua Chính phủ đã yêu cầu tạm dừng các dự án theo hình thức PPP để hoàn thành quy định của pháp luật. Do đó các dự án phải phải dừng chờ cơ chế, chính sách mới. Còn đối với những chính sách mới cho vận tải hành khách công cộng, ông Hà Minh Hải, Giám đốc Sở Tài chính cho hay, theo cơ chế trợ giá, đến năm 2019 Thành phố có 100 tuyến triển khai trợ giá, với số tiền trợ giá của Thành phố từ năm 2013-2018 gần 7.000 tỷ đồng, với 2.600 triệu lượt hành khách, như vậy bình quân mỗi năm trợ giá 1.100 tỷ đồng, với 428 triệu lượt khách được hưởng. Thành phố hiện cũng có cơ chế hỗ trợ 100% phí sử dụng đường bộ cho phương tiện trên địa bàn.
Tăng vận tải công cộng
Theo Trung tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, hiện trên địa bàn Thành phố có 9.036 ô tô hết niên hạn, lực lượng chức năng đã gửi tới các chủ sở hữu 7.200 trường hợp. Đối với xe máy có niên hạn 30 năm có 43.446 xe, trên 40 năm có 10.532 xe, trên 50 năm có 479 xe. Trên cơ sở rà soát, qua kiểm tra, phát hiện vi phạm, cơ quan chức năng tạm giữ các xe vi phạm có niên hạn sử dụng 30 – 40 năm, các chủ sở hữu không lấy xe, vì có khi tiền phạt cao hơn tiền xe. Công an Thành phố đã kiến nghị UBND Thành phố, đề xuất thanh lý, hủy các phương tiện này.
Giải trình những vấn đề các đại biểu nêu, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Vũ Văn Viện cho biết, tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố đến nay cơ bản đã từng bước được giải quyết hiệu quả. Năm 2017, Thành phố có 37 điểm thường xuyên ùn tắc giao thông thì hiện chỉ còn 27 điểm. Đối với giải pháp để nâng cao tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đến năm 2020 đạt từ 20-25%, ông Viện cho rằng, sản lượng vận tải hành khách công cộng vẫn đang tập trung ở vận tải xe buýt, do đường sắt đô thị đang chậm tiến độ.
Thành phố đã đưa ra một số giải pháp như: Rà soát hoàn thiện đề án nâng tỷ lệ khách xe buýt; hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu vận tải hành khách công cộng; tăng cường kết nối phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng; tăng cường cơ sở hạ tầng để nâng cao dịch vụ tiện ích; tổ chức giao thông hợp lý trong đó ưu tiên cho vận tải hành khách công cộng; ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý; tăng cường công tác tuyên tuyền vận động nhân dân; xử lý nghiêm các vi phạm, trong đó có vi phạm của các doanh nghiệp vận tải xe buýt; nâng cao nguồn nhân lực…
Hà Nội sẽ trả khoản nợ 2.306 tỷ đồng cho dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Cũng tại Kỳ họp thứ chín HĐND thành phố Hà Nội khóa XV đã thông qua phương án vay lại cho dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông với mức vay lại 2.306 tỷ đồng. Khoản vay lại không làm vượt hạn mức dư nợ hàng năm của thành phố và không tính vào bội chi ngân sách địa phương. Tại báo cáo gửi HĐND TP Hà Nội về phương án vay lại cho dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, UBND TP cho biết, đây là dự án có tổng mức đầu tư hơn 18.001 tỷ đồng, tương đương 868,04 triệu USD, trong đó vốn vay Trung Quốc là hơn 13.867 tỷ đồng, tương đương 669,62 triệu USD, còn lại là phần đối ứng của Việt Nam.
Trong đó, phần chi phí liên quan trực tiếp đến việc khai thác, vận hành kinh doanh vận tải áp dụng với giá trị 92,52 triệu USD bao gồm hệ thống kiểm soát vé tự động, hệ thống thiết bị công nghệ bảo dưỡng đoàn tàu, mua sắm đầu máy - toa xe, đào tạo và chuyển giao công nghệ. Năm 2016, Bộ Giao thông vận tải đã ký phụ lục hợp đồng tăng phần chi phí liên quan này lên 98,35 triệu USD.
Đây cũng sẽ là khoản vay chuyển giao cho Hà Nội vay lại (dự án này do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, nhưng sau đó chuyển giao cho Hà Nội vận hành). Chính phủ cũng đã chấp nhận đề nghị của Hà Nội là nếu nhận chuyển giao, khoản vay được tính vào dư nợ của thành phố, nhưng không tính vào bội chi ngân sách địa phương, thành phố bố trí ngân sách địa phương để trả nợ.
Trên cơ sở nội dung dự thảo thỏa thuận cho vay lại đối với dự án kèm theo Văn bản số 2720/BTC-QLN ngày 11/3/ 2019 của Bộ Tài chính gửi UBND thành phố Hà Nội đề nghị ký Thỏa thuận cho vay lại Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông và thông tin từ Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính: Giá trị vay lại được xác định dự kiến khoảng 98,35 triệu USD, tương đương khoảng 2.306 tỷ đồng (theo tỷ giá tại thời điểm báo cáo là 1 USD = 23.450 VNĐ).
Lãi suất cho vay lại là 4%/năm, tính trên số dư nợ vay lại. Trường hợp không trả nợ đúng hạn bất kỳ khoản nợ nào bao gồm gốc, lãi, phí và các chi phí liên quan khác, bên vay lại sẽ phải trả lãi phạt chậm trả bằng 150% lãi suất cho vay lại, áp dụng cho số ngày quá hạn. Lãi và lãi phạt chậm trả được tính trên cơ sở số ngày thực tế áp dụng với một năm có 360 ngày. Thời hạn cho vay lại sẽ tính từ khi hợp đồng có hiệu lực đến ngày trả nợ gốc cuối cùng (21/7/2025), riêng khoản vay 47,092 triệu USD ngày trả nợ gốc cuối cùng là ngày 21/9/2032.
Báo cáo thẩm tra về nội dung này, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Hà Nội Hồ Vân Nga cho biết, việc Thành phố thực hiện vay lại phần vốn vay nước ngoài của dự án đã được Chính phủ chỉ đạo và được xác định trong phương án tài chính của dự án. Phương án vay lại này được HĐND TP Hà Nội quyết nghị là căn cứ để cân đối nguồn lực và kế hoạch trả nợ của Thành phố theo quy định của Luật Quản lý nợ công. Khoản vay lại không làm vượt hạn mức dư nợ hàng năm của Thành phố và không tính vào bội chi ngân sách địa phương. Ban Kinh tế - Ngân sách thống nhất với chủ trương thực hiện vay lại vốn vay nước ngoài theo chỉ đạo của Chính phủ như UBND Thành phố trình.
Hoàng Phúc
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15