Biến chứng bàn chân do tự uống thuốc điều trị đái tháo đường
Hy hữu nam thanh niên mắc u vàng phát ban ít gặp | |
Tàn tật và gánh nặng y tế | |
Cấp cứu thành công cho bệnh nhân sỏi niệu quản kích thước lớn |
Bệnh nhân là ông Nguyễn Văn V. (48 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội), nhập viện trong tình trạng gầy sút, mệt mỏi, sốt cao liên tục, khát nước nhiều, tiểu nhiều.
Theo người nhà cho biết, bệnh nhân có tiền sử ĐTĐ trong khoảng 7 năm trở lại đây (từ năm 2012) nhưng không đi khám mà tự dùng thuốc, không thường xuyên.
Trước khi vào viện 1 tháng, bệnh nhân bị sưng, đau, loét và chảy dịch mủ vùng bàn chân phải.
Sau đó, gia đình đã mua thuốc bột, cao dán do thầy lang bào chế về đắp vào vết loét, tuy nhiên vết loét không thuyên giảm mà ngày càng nặng lên.
Các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân trong quá trình điều trị (Ảnh: Bệnh viện cung cấp). |
Sau khi thăm khám cho bệnh nhân, bác sĩ nhận thấy bàn chân phải tổn thương rất nặng.
Trong đó, có 3 ổ loét đường kính từ 2 đến 4cm, xung quanh sưng nề, đỏ tím, nóng, chảy dịch và mủ đục, bốc mùi khó chịu.
Sau khi bác sĩ tiến hành vệ sinh sạch tổn thương bề mặt vết thương cho bệnh nhân, kiểm tra tổn thương thấy hoại tử lan tỏa 1/2 bàn chân phải, lộ gân, màng xương tại các ổ loét.
Chia sẻ về ca bệnh này, BSCKI Đinh Văn Tuy, Trưởng Đơn nguyên Nội tiết, Bệnh viện đa khoa Hà Đông, cho biết: “Bệnh nhân Nguyễn Văn V. nhập viện trong tình trạng tương đối nghiêm trọng với các vết loét diễn tiến nặng ở vùng bàn chân.
Do tự điều trị tại nhà bằng phương pháp đắp các loại thuốc vào vị trí loét, khiến cho vết thương lan rộng nhanh chóng, nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn tới phải cắt cụt chi để đảm bảo tính mạng”.
Với nguyên tắc điều trị cố gắng bảo tồn tối đa, các bác sĩ Bệnh viện đã tiến hành điều trị bằng thuốc kiểm soát đường huyết, sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn cho bệnh nhân V. Đồng thời nhanh chóng cắt lọc các tổ chức hoại tử, làm sạch tổn thương sau đó băng bó bằng gạc vô trùng.
Bên cạnh đó, bệnh nhân được tích cực chăm sóc vết thương hàng ngày, hướng dẫn tập vận động để tránh loét tái phát, loét tì đè sau cắt lọc. Ngoài ra, bệnh nhân và người nhà được hướng dẫn về chế độ ăn bệnh lý để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho quá trình điều trị.
Sau 3 tháng điều trị nội khoa tích cực, các vết loét đã sạch và phát triển tốt, các bác sĩ Khoa Nội tiết đã hội chẩn với Khoa Ngoại chấn thương Bệnh viện để tiến hành ghép da tự thân cho bệnh nhân.
Sau 7 ngày, vùng ghép da sống và liền tốt, vùng loét bàn chân đã được bảo tồn, phục hồi. Bệnh nhân được xuất viện và điều trị ngoại trú.
Theo các chuyên gia y tế, biến chứng bàn chân dẫn đến hoại tử, thậm chí phải cắt đoạn chi ở người bệnh ĐTĐ đang báo động tại Việt Nam.
Người bệnh ĐTĐ lâu năm nếu không kiểm soát đường huyết tốt sẽ dẫn đến biến chứng trên động mạch ngoại biên và thần kinh ngoại biên. Từ đó, bàn chân dễ bị tổn thương và nhiễm trùng gây nên biến chứng bàn chân ĐTĐ.
Đồng thời, đường cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, cộng thêm hệ miễn dịch của người tiểu đường bị suy giảm càng khiến vết loét khó lành, dễ nhiễm trùng hơn.
Bởi vậy, các bác sĩ khuyến cáo: Việc chăm sóc bàn chân là một trong những vấn đề quan trọng trong điều trị ĐTĐ, bên cạnh việc kiểm soát đường huyết và các biến chứng khác.
Người bệnh cần chú ý đi khám, và cần được đánh giá tầm soát biến chứng bàn chân ĐTĐ định kỳ bởi các bác sĩ chuyên khoa nội tiết. Đặc biệt không nên tự dùng thuốc chữa trị, tránh "tiền mất tật mang".
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38