Tàn tật và gánh nặng y tế
Tăng huyết áp: Kẻ giết người thầm lặng | |
Khám sức khỏe miễn phí nhân ngày tăng huyết áp thế giới | |
7 dấu hiệu bạn ăn quá nhiều muối |
Nhận thức của người dân về bệnh còn hạn chế
Đây là những thông tin được đưa ra tại Chương trình Sinh hoạt y khoa Pháp - Việt lần thứ 23. Năm 2019 là năm thứ 23 của Chương trình sinh hoạt Y khoa Pháp - Việt với chủ đề “Tối ưu hóa quản lý bệnh tăng huyết áp và tiểu đường: Vai trò thiết yếu của sự kết hợp giữa điều trị và giáo dục”, do Bộ Y tế phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức vừa qua.
Xét nghiệm đường huyết để phát hiện và tầm soát sớm bệnh đái tháo đường. |
Đây cũng là hoạt động ý nghĩa và thiết thực để các giáo sư, bác sĩ đầu ngành hai nước Pháp - Việt gặp gỡ trao đổi, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật các kiến thức mới trong phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị các bệnh không lây nhiễm.
Phát biểu tại buổi sinh hoạt, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phát triển và hội nhập cùng cộng đồng quốc tế, bên cạnh việc đời sống vật chất của người dân ngày càng được cải thiện rõ rệt thì mô hình bệnh tật ở Việt Nam cũng đang có sự thay đổi.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, dự án "Ngày đầu tiên" được thực hiện tại Việt Nam từ năm 2016. Đây là mô hình sáng tạo với tổ hợp các hoạt động khép kín theo vòng đời nhằm chăm sóc sức khỏe cho người dân gồm: Tầm soát phát hiện bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường sớm, đào tạo phương pháp tư vấn mới cho y bác sĩ, đào tạo trực tuyến cho đội ngũ điều dưỡng, giáo dục bệnh nhân qua website. Đây là dự án phi lợi nhuận được sự bảo trợ của cộng đồng Pháp ngữ, Hội Tim mạch và Đái tháo đường quốc gia. Tôi hy vọng rằng mô hình này sẽ được nhân rộng và học hỏi bởi cả hai bên”- Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh. |
Người đứng đầu ngành Y tế Việt Nam cho biết, Việt Nam phải đối mặt với mô hình bệnh tật kép: “Bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm, trong đó bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 70% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, chiếm tới 77% tổng số tử vong toàn quốc. Đây là một thách thức lớn cho ngành y tế Việt Nam".
Theo các chuyên gia y tế, các bệnh lý không lây nhiễm, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường là những nguyên nhân hàng đầu của tử vong, tàn tật và gánh nặng y tế. Cụ thể tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu quốc gia gần đây nhất của Bộ Y tế, tỷ lệ tăng huyết áp chưa được chẩn đoán là 56,9%, tỷ lệ này ở đái tháo đường lên đến lên đến 69,9%; về quản lý bệnh, tỷ lệ tăng huyết áp chưa được quản lý là 86,4%, tỷ lệ này ở đái tháo đường là 71,1%.
Nguyên nhân chính là do nhận thức của người dân về bệnh còn hạn chế, người bệnh còn chưa tuân thủ nghiêm chỉnh điều trị, năng lực cơ sở y tế còn chưa cao, các hoạt động tầm soát phát hiện sớm bệnh còn ít… Thực trạng này dẫn đến thách thức lớn trong việc đạt được mục tiêu kiểm soát tăng huyết áp và đái tháo đường tại Việt Nam.
Bởi lẽ, chăm sóc sức khỏe ban đầu là một trong những mục tiêu then chốt nhằm nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị sớm, phục hồi chức năng, chăm sóc giảm nhẹ theo vòng đời và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
Chú trọng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân
“Trước thực tế trên, để phòng chống và hạn chế các bệnh không lây nhiễm nói chung và các bệnh tim mạch và tiểu đường nói riêng, Chính phủ Việt Nam đã ban hành “Chương trình sức khỏe Việt Nam” với 11 giải pháp, trong đó có 4 giải pháp đang được triển khai tích cực, bao gồm: Dinh dưỡng hợp lý; tăng cường vận động thể lực; phòng chống tác hại thuốc lá và phòng chống tác hại rượu bia” – Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ Y tế Việt Nam cũng đang triển khai thí điểm chương trình phát hiện sớm các bệnh như tiểu đường, tim mạch, ung thư. Bên cạnh đó, ngành Y tế Việt Nam cũng chú trọng tới các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu, tăng cường sức khỏe, gắn với y tế cơ sở ở xã, phường, quận, huyện, đổi mới cơ chế tài chính, tiến tới bao phủ sức khỏe toàn dân.
Tại Chương trình sinh hoạt Y khoa Pháp - Việt lần thứ 23, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam và Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam cùng khẳng định: Trong những năm qua các hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Pháp trong lĩnh vực y tế ngày càng được tăng cường và mở rộng.
Trong đó có dự án "Ngày đầu tiên" được triển khai 3 năm nay tại Việt Nam nhằm hiện thực hóa mục tiêu 95% trạm y tế xã, phường thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm trước năm 2025; đặc biệt tiến tới đưa chương trình vào bệnh viện qua góc tư vấn, tích hợp vào quy trình chăm sóc bệnh nhân, giúp giảm biến chứng của các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, từ đó góp phần giảm đáng kể chi phí điều trị.
Trong đó, dự án mang tính cải tiến ở điểm tập trung vào vấn đề cốt lõi là các yếu tố trong môi trường sống của bệnh nhân (gia đình, bạn bè, bác sĩ, điều dưỡng…), nhằm nâng cao nhận thức của họ về các bệnh lý không lây nhiễm, từ đó giúp bệnh nhân có thể được chẩn đoán sớm hơn, xây dựng một lối sống tập trung vào việc quản lý tình trạng bệnh một cách lâu dài.
Đồng thời dự án “Ngày đầu tiên” cũng giúp thu thập được dữ liệu đáng tin cậy từ các bệnh nhân, dữ liệu này giúp các ban ngành Y tế sẽ hiểu rõ hơn về đặc điểm của bệnh nhân Việt Nam, từ đó, có những định hướng rõ hơn về chiến lược quản lí hiệu quả bệnh lý này.
Hiện nay, dự án "Ngày đầu tiên" là một minh chứng về việc kết hợp giữa giáo dục và điều trị sẽ giúp giảm thiểu một lượng chi phí lớn cho tất cả các bên liên quan và góp phần xây dựng một quốc gia có dân số khỏe mạnh hơn. Theo đánh giá từ PWC-một tổ chức kiểm toán uy tín thế giới, dự án "Ngày đầu tiên" được triển khai tại Việt Nam từ năm 2016 đến nay đã giúp bệnh nhân và bảo hiểm xã hội tiết kiệm được 3,5 triệu đô la Mỹ.
Tiếp nối những kết quả đạt được, dự án “Ngày đầu tiên” sẽ tiếp tục mở rộng quy mô thêm 200 góc tư vấn trong vòng 2 năm (2019-2020) trên toàn quốc. Khoản đầu tư chưa từng có tiền lệ này của Pháp dành cho Việt Nam đã đánh dấu bước tiến lớn trong hợp tác về y tế, sức khỏe giữa hai quốc gia.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
Y tế 24/12/2024 16:35
Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Y tế 24/12/2024 16:01
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52