Bệnh phụ khoa và tâm lý của chị em
7 bí quyết khoa học để tăng gia vị cho chuyện ấy | |
Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lao động nữ |
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại thì đâu đây vẫn còn tâm lý e ngại, xấu hổ hay những quan niệm sai lầm của các cô gái trẻ đối với vấn đề khám phụ khoa.
Chị em thường cho rằng: Viêm nhiễm phụ khoa là do quan hệ tình dục |
Khám phụ khoa là việc mà chị em nào cũng nên thực hiện theo định kì 6 tháng một lần, đặc biệt là từ sau khi chị em có kinh nguyệt và quan hệ tình dục. Bởi khi có kinh nguyệt, cổ tử cung của chị em sẽ mở rộng hơn bình thường, vì vậy rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.Việc khám phụ khoa định kì sẽ giúp chị em phát hiện kịp thời những thay đổi ở "vùng kín" hoặc nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm đường sinh dục, các bệnh lây qua đường tình dục (lậu, giang mai), u xơ, ung thư cổ tử cung. Nhưng không phải chị em nào cũng nắm bắt được điều này và còn không ít chị em có quan niệm, tâm lý lỗi thời với bệnh phụ khoa.
Tâm lý e ngại với nam bác sĩ sản phụ khoa
Tâm lý nhiều phụ nữ, đặc biệt là các cô gái trẻ luôn e ngại, xấu hổ nếu phải “trút bỏ xiêm y” để các bác sĩ nam thăm khám. Có trường hợp người vợ đang khám phụ khoa thì chồng xồng xộc lao vào phòng, đòi “tính sổ” với bác sĩ nam vì dám “động chạm”, “dòm ngó” vợ mình! Trường hợp khác là cô gái trẻ đi khám phụ khoa thấy nam bác sĩ phụ khoa khám bệnh trong phòng e ngại bỏ về, hoặc sang phòng bác sĩ nữ khám.
Thực tế, khi thăm khám cho bệnh nhân, các bác sĩ đã trút bỏ cái nhìn giới tính để chuyên tâm vào trách nhiệm của người thầy thuốc. Không ít phụ nữ sau phút đầu e ngại đã thực sự thấy được cái tâm của bác sĩ, thậm chí còn tín nhiệm đến mức thường xuyên lui tới khám và tha thiết mong bác sĩ đó đỡ đẻ cho đứa con của mình.
Viêm nhiễm phụ khoa là do quan hệ tình dục?
“Chưa chồng con gì mà bị viêm nhiễm được à”. Đây là một quan niệm sai lầm nhưng rất phổ biến mà xã hội áp đặt lên những cô gái trẻ và ngay cả những cô gái trẻ cũng tự áp đặt điều đó lên mình. Hiện nay, các phòng khám thường kết hợp Sản khoa và Phụ khoa, do đó cứ thấy những thiếu nữ đi khám là rất nhiều các mẹ, các chị lại rỉ tai nhau: chắc nó quan hệ bừa bãi nên mới viêm nhiễm hoặc phải đi “giải quyết”. Chính định kiến này đã tạo thành rào cản khiến các bạn gái e ngại, không dám đi khám phụ khoa vì sợ gặp người quen sẽ bị hiểu nhầm và mang tiếng xấu.
Nên đi đến các bệnh viện có uy tín khám chữa bệnh |
Thực tế, ngay cả những cô gái chưa hề quan hệ tình dục cũng vẫn có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Nguyên nhân là do cơ quan sinh dục nữ có cấu tạo mở, diện tích bề mặt âm hộ lớn nên dễ tiếp xúc với môi trường bên ngoài và mầm bệnh, lỗ niệu đạo, âm đạo và hậu môn lại gần nhau, có nhiều nếp da gấp nên dễ lắng đọng các chất bài tiết, thuận lợi cho vi khuẩn ẩn nấp và gây bệnh. Ngoài ra, nếu vệ sinh kinh nguyệt không đảm bảo, hoặc phụ nữ ở các vùng nông thôn thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn thì nguy cơ viêm nhiễm càng cao. Đôi khi, sau 1 trận ốm, phải điều trị kháng sinh và sức đề kháng suy giảm cũng là điều kiện tốt để hình thành viêm nhiễm phụ khoa.
Quan hệ tình dục chỉ là một trong những hành vi gây nguy cơ cao nhưng không phải là tất cả. Đừng để sự kì thị thiếu căn cứ làm cản trở quyền được chăm sóc sức khỏe phụ khoa hết sức chính đáng của phụ nữ.
Mắc bệnh phụ khoa là do “ở bẩn”
Vấn đề vệ sinh chỉ là một trong rất nhiều nguyên nhân gây bệnh phụ khoa như: Mất cân bằng PH âm đạo, mất cân bằng hệ vi sinh vật âm đạo (do dùng kháng sinh kéo dài, dùng liều cao hoặc kéo dài bằng corticoid, điều trị tia xạ, thụt rửa âm đạo, polyp, khối u trong âm đạo, đặt dụng cụ tử cung, nạo hút thai, sử dụng thuốc tránh thai, màng ngăn tránh thai, thuốc diệt tinh trùng…), hoặc do sức đề kháng của cơ thể kém.
Do đó, không phải cứ mắc bệnh phụ khoa là do lười vệ sinh thân thể. Đôi khi, chính vì sạch sẽ quá nhưng vệ sinh không đúng cách (như thụt rửa quá sâu hay dùng chất tẩy rửa quá mạnh) cũng có thể gây viêm nhiễm âm hộ, âm đạo. Đây là vùng rất nhạy cảm nên cần dùng dung dịch vệ sinh phù hợp, chú trọng vệ sinh khi quan hệ tình dục và tình dục an toàn để phòng tránh các nguy cơ nhiễm bệnh. Đối với việc vệ sinh kinh nguyệt hàng tháng: không nên để băng vệ sinh quá 4 giờ, rửa sạch vùng kín mỗi khi thay băng vệ sinh và không quan hệ vợ chồng khi đang có kinh.
Khám phụ khoa sợ….rách màng trinh.
Sợ ảnh hưởng đến màng trinh, đây đều là quan niệm đã lỗi thời. Thực tế hiện nay trình độ khoa học phát triển, nếu lựa chọn những phòng khám có uy tín, trình độ tay nghề bác sĩ cao và đảm bảo quy trình thăm khám thì người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm. Các bác sĩ luôn hỏi bệnh nhân đã có QHTD chưa, nếu chưa thì sẽ không bao giờ thâm nhập sâu bằng mỏ vịt. Vì vậy, chị em chưa có quan hệ tình dục thì hoàn toàn yên tâm khi đi khám phụ khoa.
Chị em chưa bao giờ đi khám, sợ chặt chém.
Phụ nữ, đặc biệt là những cô gái trẻ đừng nên e ngại đối với việc đi khám phụ khoa, đừng ngại ngùng khi nói chuyện phụ khoa với nhau. |
Sợ bị “chặt chém”, tốn kém không cần thiết: Các phòng khám uy tín đều công khai bảng giá dịch vụ, các loại thuốc được kê đơn theo khung giá chuẩn nên không có tình trạng khách hàng bị làm giá, nâng giá. Việc điều trị phải tuân theo phác đồ với từng tình trạng bệnh, nên nếu thấy chi phí lớn thì khách hàng nên hỏi kỹ thông tin, hơn là im lặng rồi đổ lỗi cho bác sĩ “chặt chém”.
Tuy nhiên, theo như lời khuyên của đa số các bác sĩ Bệnh viện phụ sản trung ương thì chị em khi thấy có dấu hiệu khác thường vùng kín thì nên đi đến các bệnh viện có uy tín khám chữa bệnh như Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện phụ sản Hà Nội….. không nên điều trị ở phòng khám tư nhân, vì có thể có một vài phòng khám mở ra nhưng đội ngũ nhân viên không có tay nghề chuẩn, dịch vụ đắt, phương pháp điều trị không hiệu quả, nói chung có thể dẫn đến tình trạng “tiền mất mà tật vẫn mang”.
Phụ nữ, đặc biệt là những cô gái trẻ đừng nên e ngại đối với việc đi khám phụ khoa, đừng ngại ngùng khi nói chuyện phụ khoa với nhau. Chúng ta nên khám phụ khoa định kì vì một sức khỏe sinh sản tốt, một gia đình hạnh phúc và để có những đứa con khỏe mạnh.
Nữ sinh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
Y tế 24/12/2024 16:35
Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Y tế 24/12/2024 16:01
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52