Băn khoăn “hậu” phê duyệt sách giáo khoa
Công bố kết quả thẩm định sách giáo khoa lớp 1 | |
Không để xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa đầu năm học | |
“Cuộc chiến” chống sách lậu: Vẫn chưa có hồi kết |
Quy trình thẩm định chặt chẽ
Ông Thái Văn Tài (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT) cho biết: Thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Luật số 43/2019/QH14 về Luật Giáo dục (Luật Giáo dục năm 2019), Bộ GD&ĐT đã tổ chức thẩm định các sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bản mẫu sách giáo khoa lớp 1 mới của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam được giới thiệu ngày 8/11/2019. |
Theo đó, tháng 7/2019, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký quyết định thành lập 9 Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa các môn học và hoạt động giáo dục lớp 1 biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Hội đồng). Hội đồng gồm: Nhà giáo; cán bộ quản lý giáo dục; nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục; đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan và có ít nhất 1/3 tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng.
Hết thời hạn thông báo, Bộ GD&ĐT đã tiếp nhận sách giáo khoa từ 3 đơn vị đề nghị thẩm định là: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số có 49 bản mẫu sách giáo khoa đối với 9 môn học ở lớp 1. Cụ thể: Môn Tiếng Việt có 6 bản mẫu, môn Toán có 6 bản mẫu, môn Đạo Đức có 6 bản mẫu, môn Tự nhiên - Xã hội có 5 bản mẫu, môn Giáo dục thể chất có 4 bản mẫu, môn Nghệ thuật (Âm nhạc) có 5 bản mẫu, môn Nghệ thuật (Mĩ thuật) có 5 bản mẫu, môn Tiếng Anh có 6 bản mẫu và Hoạt động trải nghiệm có 6 bản mẫu.
Dựa vào các tiêu chí, tiêu chuẩn và các yêu cầu cần đạt của từng bản mẫu sách giáo khoa theo quy định, Hội đồng tiến hành thẩm định từng bản mẫu sách giáo khoa và kết luận theo ba mức: “Đạt”, “Đạt nhưng cần sửa chữa”, “Không đạt”. Kết quả, sau 2 vòng thẩm định có 38/49 bản mẫu sách giáo khoa lớp 1 ở tất cả 9 môn học/hoạt động giáo dục (77,7%) được đánh giá mức “Đạt”, 11/49 bản mẫu sách giáo khoa lớp 1 ở 6 môn học/hoạt động giáo dục (22,3%) được đánh giá ở mức “Không đạt”.
Sau khi tiếp nhận các bản mẫu sách giáo khoa lớp 1 được Hội đồng thẩm định đánh giá mức “Đạt”, Bộ GD&ĐT tiến hành các bước rà soát, kiểm tra cuối cùng về các nội dung liên quan đến tính pháp lí đối với sách giáo khoa để trình Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo ông Thái Văn Tài, đợt này, Bộ GD&ĐT chỉ công bố bản mẫu sách giáo khoa cho 8 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc. Môn Tiếng Anh là môn học tự chọn, bản mẫu sách giáo khoa môn học này sẽ được công bố cùng với việc công bố kết quả thẩm định sách giáo khoa bổ sung (dự kiến trong tháng 12/2019). Còn 11 bản mẫu sách giáo khoa xếp loại “Không đạt”, hầu hết các tác giả đều có nguyện vọng và gửi đơn (thông qua Nhà xuất bản) đề nghị về Bộ GD&ĐT để được tiếp tục chỉnh sửa, biên soạn lại theo góp ý của các Hội đồng và tiếp tục trình thẩm định lại theo quy định. Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức thẩm định các bản mẫu này như thẩm định lần đầu vào tháng 12/2019.
Được biết, theo Quyết định số 4507/QĐ-BGDĐT ngày 21/11/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phê duyệt “Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông”, có 32 bản sách sẽ được sử dụng từ năm học 2020 - 2021. Trong số này có 24 bản sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng, như vậy thị phần của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vẫn chiếm rất lớn, trong khi mục tiêu đặt ra là đa dạng sách, chống độc quyền. Giải đáp những thắc mắc này, ông Thái Văn Tài cho biết: “Tính độc quyền chỉ khi có một bộ, nhưng hiện tại có nhiều bộ từ nhiều nhóm tác giả khác nhau. Trong quá trình lựa chọn tại địa phương phải dựa trên tính phù hợp của từng địa phương. Do vậy không nên quá băn khoăn về tính độc quyền. Tính độc quyền sẽ được hạn chế tối đa trong thời gian tới”.
Giáo viên là lực lượng nòng cốt chọn sách giáo khoa
Chủ trương “một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa” cũng làm dấy lên ý kiến về vấn đề lựa chọn bộ sách nào? Việc học sinh khi chuyển nơi ở, tới địa phương mới không sử dụng cùng bộ sách giáo khoa thì các em có khó khăn để theo kịp chương trình hay không?... Đây là những thắc mắc, lo ngại của nhiều bậc phụ huynh khi có con học theo chương trình phổ thông mới.
Thông tin về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành (Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT) cho biết: Điểm khác biệt của việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 so với trước là việc dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh sẽ căn cứ vào yêu cầu cần đạt của chương trình. Việc kiểm tra, đánh giá quá trình cũng như trong các kỳ thi cuối cấp sau này sẽ căn cứ vào chương trình. Đề thi cũng sẽ được xây dựng theo hướng đổi mới này và không lệ thuộc vào một ngữ liệu nào để học sinh học sách giáo khoa nào cũng vẫn đáp ứng được yêu cầu của đề.
Học sinh sẽ phát triển toàn diện hơn khi sách giáo khoa lớp 1 mới được sử dụng trong các nhà trường. |
Theo ông Nghiêm Xuân Thành, việc lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông được quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 32 Luật Giáo dục 2019. Theo đó, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Về nguyên tắc, các sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt đều được phép sử dụng trong nhà trường. Vấn đề chọn sách của đơn vị/tác giả nào làm tài liệu dạy học chính lệ thuộc vào tính phù hợp với điều kiện thực tế.
Hiện, Bộ GD&ĐT đang xây dựng Thông tư để hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của Luật Giáo dục. Thông tư này hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học và không quy định cứng là các UBND tỉnh phải chọn tất cả sách giáo khoa của các môn học trong cùng một bộ hay chỉ được chọn 1 bộ sách giáo khoa cho địa phương. Căn cứ vào điều kiện của địa phương, UBND tỉnh xây dựng các tiêu chí để lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với nhu cầu và điều kiện tổ chức dạy học tại địa phương.
Về những băn khoăn liên quan đến giá sách giáo khoa, ông Ngô Văn Thịnh (Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD&ĐT) khẳng định: Hiện nay, sách giáo khoa ảnh hưởng ở phạm vi rất rộng đến từng gia đình. Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu để báo cáo Chính phủ có cơ chế về giá sách giáo khoa cho phù hợp, đảm bảo công bằng, tránh sự tăng giá đột biến và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh. |
Trong Thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa, Bộ GD&ĐT sẽ quy định cụ thể thành phần của Hội đồng lựa chọn bộ sách giáo khoa để căn cứ vào đó, UBND tỉnh, thành phố thực hiện. Thành phần lựa chọn sách giáo khoa sẽ bao gồm các nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học, đặc biệt là chiếm tỷ lệ đa số là các giáo viên trực trực tiếp giảng dạy môn học đó ở cấp học. Dự thảo Thông tư về lựa chọn sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT sẽ không cứng nhắc mà linh hoạt để việc lựa chọn sách giáo khoa đảm bảo tính phù hợp với điều kiện của từng vùng miền, địa phương.
Hiện nay, dự thảo Thông tư lựa chọn sách giáo khoa đang được Bộ GD&ĐT xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi theo quy định biên soạn, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Sau khi tiếp thu tất cả ý kiến của các bên liên quan, Thông tư sẽ được hoàn thiện để sớm trình Bộ trưởng phê duyệt ban hành, kịp thời gian để các địa phương tổ chức lựa chọn sách giáo khoa đáp ứng yêu cầu năm học mới.
Bộ GD&ĐT khẳng định sẽ triển khai công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các địa phương, các nhà xuất bản thực hiện tốt các khâu lựa chọn sách giáo khoa lớp 1, tổ chức tập huấn sử dụng sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thực hiện việc in và phát hành sách giáo khoa đảm bảo đủ số lượng, kịp thời về tiến độ thời gian cho năm học 2020 - 2021 và các năm học tiếp theo.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành
Giáo dục 15/12/2024 16:48