An toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học: Vẫn còn lo lắng!
Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm bánh trung thu | |
An toàn vệ sinh thực phẩm: Có luật vẫn… chưa “an” |
Chưa hết lo lắng!
Hà Nội là địa phương có số lượng học sinh đông nhất cả nước và có tỷ lệ học sinh bán trú khá cao. Theo số liệu từ Sở GD&ĐT Hà Nội, toàn thành phố có 1.410 trường có bếp ăn tập thể, cung cấp trung bình 1.410.000 suất ăn/ngày. Cụ thể, có 1.087 trường tự tổ chức nấu ăn, 323 trường liên kết ký hợp đồng với cơ sở dịch vụ nấu ăn…
Chị Ngọc Chân, ở Hà Đông, có con đang theo học trường mầm non, chia sẻ, nhà trường cho biết hầu hết các đơn vị cung cấp thực phẩm đều có giấy tờ chứng minh nguồn gốc song chị vẫn chưa yên tâm vì các cháu mầm non còn nhỏ, hệ miễn dịch kém nên chỉ cần một chút bất cẩn trong chế biến có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ.
Trong đợt kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội và Sở GD&ĐT tại 30 quận, huyện, thị xã, tính đến hết tháng 9/2015 chưa phát hiện sai phạm nghiêm trọng trong bảo đảm ATVSTP tại các bếp ăn hay suất ăn sẵn. Cụ thể, 94,5% các bếp ăn tập thể bảo đảm đủ nước sạch dùng trong chế biến thực phẩm, kho bảo quản thực phẩm đúng quy định. 100% các trường có tủ bảo quản, lưu mẫu thức ăn và dụng cụ chế biến sống, chín riêng biệt; 100% nhân viên chế biến thực phẩm có trang phục riêng; tỷ lệ khám sức khỏe, có giấy xác nhận kiến thức ATVSTP đạt 96,5%. Các trường đều ký hợp đồng với các cơ sở có tư cách pháp nhân cung cấp thực phẩm, có sử dụng nước uống đóng chai…
Đảm bảo VSATTP trong trong các trường học |
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại như: 10-12% trường chưa xuất trình được hóa đơn nguồn gốc thực phẩm; 7% cơ sở chưa xuất trình giấy kiểm dịch thú y, sản phẩm gia súc, gia cầm. Đối với thực phẩm bao gói sẵn vẫn còn 20,6% bếp ăn tập thể chưa lưu hồ sơ công bố sản phẩm của nhà cung cấp, phiếu kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm; 23,8% các trường chưa xuất trình được phiếu kiểm nghiệm định kỳ nước nguồn. Khu vực chế biến một số trường diện tích chật hẹp, chưa riêng biệt khu sơ chế và khu nhập nguyên liệu…
Cần rà soát chặt
Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Hoàng Đức Hạnh cho rằng, từ đầu năm học mới, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị liên quan thành lập các đoàn kiểm tra định kỳ về ATVSTP ở các trường học. Cùng với việc kiểm tra, Sở còn phối hợp với Chi cục ATVSTP thành phố tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho cán bộ y tế các trường về kỹ năng phòng, chống ngộ độc thực phẩm. Thời gian tới, ngành y tế sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra thường xuyên, đột xuất các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, nguồn cung cấp thực phẩm cho nhà trường, bảo đảm bữa ăn của học sinh bán trú thật sự an toàn, hợp vệ sinh.
Để tăng cường công tác quản lý ATTP tại địa phương, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP, cho biết, mới đây Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại 10 quận/huyện, 20 xã/phường của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai thí điểm việc này tại cấp quận, huyện, xã, phường, trước đây chỉ thanh tra ở cấp tỉnh, thành phố. Việc tăng cường lực lượng thanh tra chuyên ngành ATTP ở địa phương sẽ góp phần hạn chế tình trạng vi phạm ATTP tại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Hiện nay, Cục ATTP đã tổ chức tập huấn, phổ biến cho cơ quan chức năng ở hai địa phương này để có thể tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch nói trên một cách hiệu quả.
Theo chia sẻ từ phía các bậc phụ huynh, vào các buổi họp đầu năm tại các trường, vấn đề, VSATTP đều được đưa ra bàn rất kỹ. Nhà trường đều có đầy đủ giấy tờ của đơn vị cung cấp thực phẩm. Song, phụ huynh vẫn chưa khỏi lo ngại bởi qua đợt kiểm tra của Sở Y tế và Sở GĐ&ĐT thì không ít trường vẫn chưa đảm bảo VSATT. Nhiều phụ huynh cho rằng, các cơ quan chức năng cần vào cuộc rà soát chặt chẽ hơn nữa để yêu cầu các trường đang thiếu sót phải khắc phục triệt để.
Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, khẳng định, tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn thành phố chưa để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt nào từ bếp ăn bán trú trong các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, bếp ăn bán trú vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Chính vì vậy, cơ quan chức năng không thể chủ quan trong việc quản lý.
Cũng theo ông Nguyễn Hiệp Thống, công tác kiểm tra ATVSTP các bếp ăn trường học được thành phố đặc biệt chú trọng với các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất. Các đơn vị trường học đều được yêu cầu kiểm định độc lập các mẫu thức ăn, nước uống của học sinh tối thiểu hai lần mỗi năm. Các giấy phép kinh doanh, chứng nhận đủ yêu cầu hoạt động trong lĩnh vực ATVSTP… cũng phải đầy đủ. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào giấy tờ trên thì không đủ. Bài học về công ty rau an toàn nhưng lại thu mua rau không an toàn để đóng gói, dán mác cung cấp ra thị trường là minh chứng.
Thu Trang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00