An toàn trong tiêm chủng mở rộng
Sắp có phần mềm quản lý tiêm chủng | |
Tiêm chủng, cách phòng bệnh hữu hiệu | |
Chiến dịch tiêm Sởi – Rubella đạt 95% | |
Độ an toàn vắc xin TCMR không khác vắc xin dịch vụ |
Thưa PGS.TS, xin ông cho biết lợi ích của trẻ khi tiêm vắc xin Quinvaxem?
Vắc xin Quinvaxem là vắc xin phối hợp phòng 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và bệnh viêm màng não/viêm phổi nặng do vi khuẩn Hib gây ra, như vậy chỉ cần một mũi tiêm đã có thể phòng được 5 bệnh cho trẻ em.
PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế |
Nghiên cứu lâm sàng đáp ứng kháng thể đối với vắc xin Quinvaxem cho thấy tỷ lệ sinh kháng thể bảo vệ phòng bệnh sau khi tiêm 3 liều vắc xin là 100% đối với bệnh bạch hầu, uốn ván; 98% đối với bệnh do Hib gây ra; 97% đối với bệnh ho gà và 94% đối với bệnh viêm gan B. Đây là loại vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiền thẩm định về chất lượng.
Với mong muốn giảm thiểu số mũi tiêm cho trẻ em, năm 2009, Bộ Y tế đã đề xuất Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) tài trợ cho Việt Nam loại vắc xin mới có độ an toàn cao, tiêm ít mũi mà có thể phòng được nhiều bệnh.
Trên cơ sở đó, GAVI đã hỗ trợ cho Việt Nam loại vắc xin 5 trong 1 (Quinvaxem) qua Quĩ Nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) từ tháng 6 năm 2010 để sử dụng trong tiêm chủng mở rộng. Sau hơn 6 năm triển khai, đã có khoảng 24,9 triệu liều vắc xin Quinvaxem được tiêm cho trẻ vào lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi và tỷ lệ tiêm chủng vắc xin này hàng năm đạt trên 90% đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và bệnh viêm màng não/viêm phổi nặng do vi khuẩn Hib gây ra, trong khi, tại một số nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp đang bùng phát một số bệnh dịch bạch hầu, ho gà,…
Nhiều ý kiến cho rằng, việc tiêm vắc xin Quinvaxem vừa qua đã xảy ra một số biến chứng nguy hiểm, thậm chí có trẻ tử vong, ông giải thích như thế nào về vấn đề này?
Về nguyên tắc, các vắc xin đều phải đảm bảo được tính an toàn, hiệu lực và kiểm định nghiêm ngặt mới được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, giống như thuốc, không có một loại vắc xin nào, dù tốt đến đâu, cũng có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối 100% như mong muốn. Mỗi cá thể phản ứng với vắc xin ở các mức độ khác nhau và hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi trong 24 giờ, tuy nhiên, một số rất ít lại có phản ứng mạnh với vắc xin như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là sốc phản vệ và tử vong.
Việc tử vong sau tiêm chủng có thể xảy ra ở tất cả các loại vắc xin kể cả các loại vắc xin như vắc xin phòng bệnh lao, viêm gan B chứ không phải chỉ có Quinvaxem và không phải tất cả các trường hợp tử vong sau tiêm chủng là do nguyên nhân phản ứng quá mẫn đối với vắc xin mà còn có nguyên nhân trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh lý khác sẵn có của trẻ tại thời điểm sau tiêm chủng.
Mặc dù sử dụng vắc xin có thể gặp rủi ro, song vì mục đích của tiêm chủng là bảo vệ toàn thể cộng đồng, nên nếu tỉ lệ phản ứng sau tiêm chủng nằm trong thống kê của WHO thì nhất thiết vẫn phải duy trì tiêm chủng để tránh dịch bệnh bùng phát. Nếu trẻ em không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ, tiêm chủng muộn thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất lớn.
Đối với vắc xin Quinvaxem, do có thành phần ho gà toàn tế bào (giống như vắc xin DPT) nên các phản ứng nhẹ sau tiêm chủ yếu là đau tại chỗ tiêm, sốt cao, khóc dai dẳng… có thể lên tới trên 50% các trường hợp sau tiêm, song phần lớn các phản ứng này sẽ tự khỏi sau 1-2 ngày.
Vắc xin Quinvaxem an toàn trong tiêm chủng mở rộng |
Thưa ông, hiện nay không ít người dân lo ngại và đã trì hoãn việc cho con đi tiêm vắc xin Quinvaxem. Vậy, ông có ý kiến gì về vấn đề này?
Từ nay đến cuối năm, thậm chí hết năm 2016, sẽ vẫn khan hiếm đang chờ loại vắc xin 6 trong 1 mà nhiều phụ huynh đang chờ. Nếu tiếp tục chờ đợi, trẻ có thể sẽ bị mắc bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B... Quan điểm Bộ Y tế là luôn mong muốn trẻ em Việt Nam ngày càng được tiêm nhiều loại vắc xin thế hệ mới, an toàn và hiệu quả.
Tuy vậy việc thay thế vắc xin cần phải dựa trên các bằng chứng khoa học không thể cứ xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng là thay thế ngay loại vắc xin đang sử dụng mà phải tìm hiểu rõ vấn đề an toàn tiêm chủng, tính sinh miễn dịch của loại vắc xin dự kiến thay thế. Tiếp đó là nguồn cung ứng vắc xin, nguồn tài chính bảo đảm.
Tuy nhiên, bất kỳ loại vắc xin nào cũng có tỷ lệ phản ứng nhất định và không ai dám khẳng định là loại vắc xin mới thay thế khi được triển khai sẽ không xảy ra tử vong. Do đó, các bậc cha mẹ nên tiếp tục cho con đi tiêm phòng bằng các loại vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ y tế.
Để đảm bảo quyền lợi cho người dân, trẻ em Việt Nam ngày càng được tiêm chủng nhiều loại vắc xin an toàn và hiệu quả, Bộ Y tế cũng đang tiếp tục chỉ đạo triển khai các biện pháp, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong tiêm chủng, không nên chờ đợi loại vắc xin 6 trong 1 dịch vụ. Đồng thời xem xét các giải pháp thay thế khi có đủ các bằng chứng khoa học và có nguồn cung ứng đủ vắc xin thế hệ mới, đảm bảo nguồn tài chính, trong đó việc sử dụng vắc xin an toàn, hiệu quả được đặt lên hàng đầu.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30