Tiêm chủng, cách phòng bệnh hữu hiệu
Trẻ sốt xuất huyết: Nguy hiểm khi không xử trí đúng | |
Cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng | |
Bệnh tử kỷ: Nỗi lo thời hiện đại | |
Bệnh hen hoàn toàn có thể tránh được |
Cha mẹ chưa thực sự quan tâm
Chị Tâm, quê ở Hà Đông làm nghề kinh doanh vật liệu xây dựng, chia sẻ: Do công việc bận rộn, nhiều lúc đến lịch cho con đi tiêm nhưng không nhớ. Hơn nữa, việc cho con đi tiêm đều do bà ngoại đưa đi, nên chị cũng không nắm rõ.
Khác với chị Tâm, chị Hằng, ở Sóc Sơn, rất quan tâm tới lịch tiêm chủng của con nhưng lại trì hoãn vì trung tâm hết vacxin mình có nhu cầu. “Đến lịch tiêm chủng của con nhưng vì trung tâm chưa có thuốc nên chị phải chờ đợi rất vất vả nên thường trì hoãn”. Chính vì thế, năm ngoái con tôi bị sởi tưởng không qua khỏi, trong khi trẻ trong xóm được tiêm phòng đầy đủ không bé nào bị”, chị Hằng cho biết.
Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận một số ca mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như ho gà, sởi, rubella... Đặc biệt, có nhiều trường hợp mắc bệnh sớm như bệnh ho gà ở trẻ 2-3 tháng tuổi, bệnh sởi khi trẻ 9-12 tháng tuổi. Đây là độ tuổi trẻ cần được đưa đi tiêm phòng theo lịch đầy đủ nhưng lại chưa được tiêm.
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Trung tâm y tế quận Hà Đông, nhiều bậc phụ huynh đã trì hoãn cho con trẻ đi tiêm chủng theo lịch một phần vì các bà mẹ không nắm được trẻ sau khi sinh cần được tiêm những vaccine gì và lịch tiêm chủng như thế nào, do đó không chủ động cho con em mình đi tiêm chủng.
Hãy cho trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh |
Ngoài ra, còn các nguyên nhân khác, do một số bà mẹ chờ đợi vaccine Hexa-infarix (Vaccine 6 trong 1 gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, Hemophilus influenza tuýp B) hoặc vaccine Pentaxim (Vaccine 5 trong 1gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hemophilus influenza typ B) tiêm phòng bệnh cho con theo với hình thức tiêm vaccine dịch vụ. Việc chờ đợi tiêm vaccine dịch vụ sẽ làm chậm lịch tiêm chủng cho trẻ. Điều này thực sự rất nguy hiểm, vì tỷ lệ mắc bệnh nặng và tử vong của bệnh ho gà cao nhất ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Tâm lý chờ đợi tiêm vaccine dịch vụ mà không đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng trong khi chương trình tiêm chủng mở rộng luôn đảm bảo đầy đủ vaccine để tiêm cho trẻ đúng lịch.
Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ nhỏ không mắc bệnh và tránh xảy ra các vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và chi phí của người dân. Trẻ em khi mới ra đời có miễn dịch với nhiều bệnh vì nhận được kháng thể từ mẹ, qua sữa. Tuy nhiên, thời gian miễn dịch này có thể chỉ kéo dài một tháng cho tới một năm. Nếu trẻ không được tiêm chủng và bị phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh, cơ thể các em sẽ không đủ sức để chống lại bệnh tật. Nếu được tiêm chủng đầy đủ, khả năng bảo vệ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là trên 90%. |
Một số bà mẹ không đưa con đi tiêm chủng còn vì sợ phản ứng sau tiêm, sợ trẻ ốm (mặc dù trẻ không thuộc diện hoãn tiêm). Trẻ bị mắc các bệnh khác như sốt, ho, viêm phổi… do không được phòng bệnh đúng cách trong các mùa, cũng mất cơ hội tiêm vaccine phòng bệnh. Tuy nhiên, cha mẹ lại không cho trẻ tiêm bù lại ngay dẫn đến trẻ bị trì hoãn tiêm qua nhiều tháng, đây là khoảng trống thời gian trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Thêm vào đó, do trẻ di chuyển chỗ ở từ nơi này sang nơi khác song không kịp thời khai báo với cán bộ y tế xã, phường nơi hiện tại mình sống để được tiêm chủng đúng lịch một cách kịp thời.
Phòng bệnh cho con là phòng bệnh cho xã hội
Theo Tổ chức Y tế thế giới, lịch tiêm chủng không mang tính ngẫu nhiên. Nó được lập ra dựa vào kết quả vô số nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu trên động vật và thử nghiệm lâm sàng trong nhiều năm nhằm tìm ra ở độ tuổi nào, trẻ có phản ứng miễn dịch tối ưu và do đó có mức bảo vệ tốt nhất, cũng như ở độ tuổi nào trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ gặp biến chứng hoặc tử vong nhất khi mắc một trong những bệnh có thể chủng ngừa. Hiện ở nước ta, việc tiêm vaccine phòng bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng không chỉ là tự nguyện mà còn được quy định bắt buộc (theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm). Nếu trẻ không được tiêm vaccine phòng bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đồng thời là nguồn lây nhiễm trong cộng đồng.
Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ nhỏ không mắc bệnh và tránh xảy ra các vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và chi phí của người dân. Trẻ em khi mới ra đời có miễn dịch với nhiều bệnh vì nhận được kháng thể từ mẹ, qua sữa. Tuy nhiên, thời gian miễn dịch này có thể chỉ kéo dài một tháng cho tới một năm. Nếu trẻ không được tiêm chủng và bị phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh, cơ thể các em sẽ không đủ sức để chống lại bệnh tật. Nếu được tiêm chủng đầy đủ, khả năng bảo vệ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là trên 90%.
Trẻ nhỏ được tiêm chủng đúng lịch đáp ứng miễn dịch tốt nhất, nếu do quên lịch tiêm hay trẻ bị ốm mà không tiêm một thời gian thì phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm tiếp tục chứ không cần phải tiêm lại từ đầu.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00