Độ an toàn vắc xin TCMR không khác vắc xin dịch vụ
GS đánh giá thế nào trước hiện tượng các bậc cha mẹ chờ đợi để tiêm được cho con loại vắc xin dịch vụ?
+ GS Nguyễn Trần Hiển: Trong thời gian vừa qua trước thông tin về tình hình dịch bệnh có nguy cơ bùng phát ở những trẻ chưa có miễn dịch, nhiều cha mẹ đã lo lắng và chủ động đưa con em mình đi tiêm vắc xin. Chúng tôi hoan nghênh và rất vui khi người dân đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của tiêm vắc xin trong dự phòng chủ động các bệnh nhiễm trùng, các bệnh có thể dự phòng bằng vắc xin. Tuy nhiên, mọi người không nên quá lo lắng về độ an toàn của vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) mà đưa con em mình đi tiêm vắc xin dịch vụ.
Các kết qủa đánh giá nguyên nhân các phản ứng sau tiêm vắc xin trong chương trình TCMR trong thời gian qua đều cho thấy không liên quan đến chất lượng vắc xin, mà chủ yếu là do trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh lý khác sẵn có của trẻ tại thời điểm tiêm chủng. Các vắc xin được sử dụng trong chương trình TCMR đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng của Tổ chức Y tế thế giới. Các mẫu vắc xin cũng đã được kiểm tra và khẳng định về tính an toàn tại Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế cũng như tại các phòng xét nghiệm quốc tế.
60230
- Phải chăng do người dân đang cho rằng vắc xin dịch vụ tốt hơn, an toàn hơn vắc xin chương trình TCMR?
Hà Nội bắt đầu tiêm vắc xin miễn phí tại điểm dịch vụ Thực hiện công văn khẩn của Bộ Y tế về việc yêu cầu các điểm tiêm dịch vụ thực hiện tiêm vắc xin miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng, ngay trong ngày 10/3, điểm tiêm vắc xin dịch vụ của Trung tâm Y tế dự phòng (70 Nguyễn Chí Thanh) đã triển khai tiêm vắc xin 5 trong 1 cho những trẻ đến tiêm vắc xin dịch vụ nhưng không có. Đến nay, sau hơn một ngày tiến hành, Trung tâm đã tiêm cho hơn 100 trẻ. |
+ GS Nguyễn Trần Hiển: Tôi khẳng định, chất lượng và độ an toàn của vắc xin sử dụng trong chương trình TCMR không khác gì so với các vắc xin sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ. Thực tiễn về những thành qủa của chương trình TCMR ở Việt Nam trong 30 năm qua (với 10/12 vắc xin là vắc xin trong nước sản xuất) đã chứng minh tính an toàn và hiệu qủa của các vắc xin này.
Ngoài ra, thành công của công tác TCMR đã đem lại hiệu quả rõ rệt, làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh của nhiều bệnh nhiễm trùng có vắc xin dự phòng đã giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần. Chúng ta đã thanh toán được bệnh đậu mùa vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước, bại liêt vào năm 2000, loại trừ được uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và đang tiến tới loại trừ sởi và khống chế viêm gan B trong vài năm tới. Tỷ lệ mắc các bệnh thuộc tiêm chủng trên 100.000 dân nếu so sánh năm 2012 với năm 1984 cho thấy bệnh bạch hầu giảm 585 lần, ho gà giảm 937 lần, uốn ván sơ sinh giảm 59 lần, sởi giảm 573 lần. Ước tính đã dự phòng cho 6,7 triệu trẻ khỏi mắc bệnh và 43.000 trẻ khỏi bị tử vong do các bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, và sởi.
Một minh chứng nữa là chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella cho gần 20 triệu trẻ em từ 1-14 tuổi trong thời gian vừa qua là an toàn và hiệu quả rõ rệt trong dự phòng sởi và rubella cho trẻ em, hầu như không có dịch sởi bùng phát trong mùa đông xuân này.
- Như vậy, trong thời gian qua, số lượng trẻ em được tiêm vắc xin 5 trong 1 và các vắc xin khác của chương trình TCMR có biến động không?
+ GS Nguyễn Trần Hiển: Sau cố nhiều gắng và nỗ lực của ngành y tế, tỷ lệ tiêm vắc xin 5 trong 1 và các vắc xin khác như sởi, bại liệt, BCG trong chương trình TCMR trong năm vừa qua khá cao, đạt trên 95% ở trẻ em dưới 1 tuổi.
- Giáo sư có điều gì muốn nhắn gửi tới các bậc cha mẹ?
+ GS Nguyễn Trần Hiển: Các bậc cha mẹ hãy tin tưởng về tính an toàn và chất lượng các các vắc xin dùng trong chương trình TCMR và chủ động đưa con em đi tiêm vắc xin đúng lịch, đủ số mũi tiêm, chứ không phải có dịch mới đi tiêm vắc xin, để đảm bảo miễn dịch chủ động dự phòng hiệu quả. Ngành y tế đã đang và sẽ cố gắng với hết trách nhiệm của mình để đảm bảo tiêm vắc xin là an toàn và hiệu quả nhằm tiếp tục duy trì những thành quả to lớn của TCMR ở Việt Nam đạt được trong 30 năm qua.
Tuy nhiên, không có vắc xin nào là an toàn 100%. Do đó để giảm thiểu các nguy cơ phản ứng sau tiêm, khi đưa con đi tiêm chủng, các bà mẹ cần mang theo sổ tiêm chủng của trẻ và thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như tiền sử quá trình sinh đẻ, bệnh tật, đặc biệt lưu ý các phản ứng mạnh với lần tiêm trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, nôn trớ, phát ban, sưng nề vùng tiêm... để có chỉ định tiêm vắc xin phù hợp. Trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 48 giờ sau tiêm chủng. Cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao, co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bỏ bú, khó thở, tím tái.... để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
12 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) vẫn được cung cấp đầy đủ, bao gồm vắc xin lao, bạch hầu, bại liệt, ho gà, uốn ván, sởi, rubella, viêm gan virus B, bệnh do Haemophylus influenza typ B, viêm não Nhật Bản, tả, và thương hàn.
- Xin cảm ơn GS!
Hải Phong (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44