An toàn tại các chung cư cao tầng: Cần cái tâm của người làm dự án
Tốc độ đô thị hoá nhanh kéo theo các vấn đề xã hội như: Việc làm, môi trường, quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật , hạ tầng xã hội,… đặc biệt là nhà ở đô thị. Cùng với tốc độ tăng dân số nhanh làm cho quỹ đất ngày càng bị thu hẹp, vấn đề nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tập trung, nhà ở cho đối tượng sinh viên mới ra trường chưa có điều kiện để tạo lập nhà ở… đã và đang tạo ra sức ép rất lớn cho Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách. Chính vì vậy, việc ra đời hàng loạt nhà ở chung cư cao tầng không chỉ đáp ứng yêu cầu của xã hội mà còn tạo ra diện mạo mới cho đô thị văn minh với sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, đồng bộ về cảnh quan môi trường.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều tiện ích mà các công trình này mang lại, việc bảo đảm an toàn cho người sử dụng tại các tòa nhà này đang đặt ra nhiều vấn đề. Thời gian gần đây, liên tiếp các vụ việc rơi ngã từ nhà cao tầng khiến người dân lo lắng. Các đây 1 tháng, ngày 11/2 người dân khu tập thể 17T8, bàng hoàng khi phát hiện một người đàn ông trung niên mặc quần áo ở nhà nằm bất động trước sảnh lớn. Người đàn ông xấu số này mang quốc tịch Malaysia, 50 tuổi, đang sống tại căn hộ tầng 14. Mới đây nhất, vào ngày 17/3, sự việc đau lòng tương tự cũng xảy ra, trong lúc bố mẹ ra ngoài lúc sáng sớm, bé trai 5 tuổi ở nhà một mình leo lên cửa sổ chơi, ngóng bố mẹ thì bị ngã từ tầng 6 ngôi nhà chung cư ở khu đô thị Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội) xuống đất. Cháu được đưa đi bệnh viện ngay sau đó, song do chấn thương quá nặng, cháu bé đã không qua khỏi.
Đau lòng và quá xót xa.. .là những gì người dân sống ở chung cư chia sẻ với PV. Anh Nguyễn Hoàng Nam, người dân sống tại căn hộ 18T2, Trung Hòa, Cầu Giấy tâm sự: Hồi mới chuyển về đây gia đình cũng nghĩ đơn giản. Thế nhưng ở nhà cao tầng lâu mới biết có nhiều điểm mình không để ý. Điển hình như cửa sổ để hở, hay khe chắn cửa quá to, vì nhà có trẻ con gia đình phải lắp thêm lưới chắn an toàn. “Hôm nọ có sự cố mà cả nhà cứ cuống hết cả lên không biết phải làm gì”, anh Nam cho biết.
Trao đổi với LĐTĐ, ông Nguyễn Xuân Phúc (giảng viên trường ĐH Kiến trúc) cho biết, theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam thì các công trình xây dựng dù cao hay thấp đều phải bảo đảm an toàn về kết cấu, lối thoát hiểm, lan-can, trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ. Riêng đối với các tòa nhà cao tầng (tức là nhà có thang máy và cao bảy tầng trở lên) thì các yêu cầu nói trên còn nghiêm ngặt hơn. Để sống trong chung cư được an toàn, thì phải bảo đảm được ba yếu tố: Đầu tư xây dựng phải bảo đảm các quy chuẩn an toàn, khâu quản lý và sử dụng phải được làm tốt, ý thức tự bảo vệ, gìn giữ an toàn của người dân phải cao.
Thế nhưng thực tế cả ba điều này đều đang bị thiếu hụt, dẫn đến không ít sự cố, tai nạn xảy ra trong quá trình vận hành sử dụng chung cư và nhà cao tầng. Đầu tiên, đó là vấn đề về thang máy. Về cơ bản hệ thống thang máy ở các chung cư đều được tích điện đề phòng trường hợp mất điện nhưng cũng không hiếm trường hợp thang máy xảy ra sự cố khiến người dân phải sử dụng cầu thang bộ. Lúc này, nếu gia đình nào sống ở các tầng thấp thì có thể dễ dàng lên xuống nhưng với những gia đình ở tầng cao thì thang máy không hoạt động là một cực hình. Hoặc cũng có trường hợp thang máy đang chạy bỗng dừng lại do trục trặc, khiến nhiều người chịu cảnh bị nhốt trong đó. Thứ hai, đó là câu chuyện mất nước. Hình ảnh người dân tại các chung cư phải hứng từng xô nước sinh hoạt không phải là hiếm, thậm chí có người đang đi làm cũng phải vội chạy về để bật máy bơm vì thấy thông báo có nước. Chuyện đi lại ở tầng cao để xách từng xô nước lên nhà dùng quả là bi đát. Ngoài ra, còn một số vấn đề bất cập như: Phương án sơ tán khi sự cố xảy ra chưa có, hoặc nếu có thì cũng không phổ biến đến người dân, thiết bị cũ hỏng hóc cũng không được thay thế, cửa ra lối thoát hiểm bị khóa chặt để phòng trộm, xe cứu hỏa khó tiếp cận vì xe đậu kín lối vào…
Bỏ tiền tỷ để sở hữu một căn hộ chung cư mà lúc nào cũng nơm nớp lo sợ tai nạn, mất an toàn thì thử hỏi niềm vui nhà mới liệu có trọn vẹn? Đã từng có xu hướng người dân ngại về ở trong các khu chung cư vì lo ngại rắc rối và mất an toàn. Bởi thế, cần lấm cái tâm của người làm dự án để người dân được bình yên ở chốn đi về của mình.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34