6 thực phẩm dễ kiếm có tác dụng giúp ổn định huyết áp một cách hiệu quả
Chế độ ăn kiêng DASH (Tiếp cận thực phẩm giúp hạ huyết áp) vẫn là kế hoạch dinh dưỡng theo nghiên cứu cho rằng là tốt nhất để kiểm soát huyết áp. DASH nhấn mạnh một số chất dinh dưỡng nhất định mà cơ thể cần có như chất xơ, kali, canxi, magie, và carbohydrate với chỉ số glycemic thấp), đồng thời phải cắt giảm các loại chất béo không lành mạnh như chất béo bão hòa và natri.
Nghiên cứu về chế độ ăn kiêng kiểm soát huyết áp được công bố năm 2017 trên Tạp chí Academy of Nutrition and Dietetics, nhấn mạnh một số loại thực phẩm dưới đây nên được bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn để ổn định huyết áp tốt nhất, tránh tình trạng huyết áp cao .
Cháo bột yến mạch
Bột yến mạch là một trong những nguồn thực vật giàu magie nhất, đây là chất dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu của chế độ ăn kiêng DASH.
Các nghiên cứu đăng trên Tạp chí Thực hành Gia đình cho biết việc ăn bột yến mạch làm giảm đáng kể áp suất tâm thu và tâm trương ở những người bị cao huyết áp. Ngoài ra, beta-glucan – chất xơ chính được tìm thấy trong yến mạch cũng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch .
Bạn có thể dễ dàng kết hợp bột yến mạch vào bữa ăn sáng với các loại trái cây, như chuối, caccao hoặc quả óc chó. Bạn cũng có thể dùng yến mạch để làm lớp phủ của bánh nướng, hoặc nấu chín như các loại tinh bột khá như gạo hay lúa mạch.
Hạt dẻ cười
Ăn nhiều hạt dẻ cười làm giảm huyết áp – ngắn ngọn và đơn giản. Nhiều nhà nghiên cứu đã báo cáo rất nhiều về sự thật này. Cụ thể, hạt dẻ cười đã được chọn phân tích meta được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa kỳ, được cho là có tác động mạnh nhất trong việc làm giảm huyết áp.
Tại sao nó lại có khả năng tuyệt vời như vậy? Bởi hạt dẻ có chứa một số chất dinh dưỡng cần thiết như magie, kali và chất xơ với hàm lượng cao, giúp cải thiện huyết áp với hiệu quả cao. Ngoài việc nhiều kali, hơn cả chuối, hạt dẻ cười còn chứa các hợp chất chống oxy hóa mạnh - polyphenols và carotenoid.
Kết hợp hạt dẻ với món xà lạch, sữa chua trộn chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng. Nếu không, bạn chỉ cần thưởng thức nó với trà chiều, hoặc ăn kèm món súp ớt paprika, rất hoàn hảo cho những ngày hè mát mẻ.
Nước ép nho
Đây là minh chứng cho sức mạnh của các thực phẩm có màu tím. Màu tím đậm đà có nguồn gốc từ pholyphenols – một chất chống oxy hóa được biết đến với khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch.
Nho còn chứa anthocyanins, catechin, epicatechin và quercetin, nhiều hơn so với những giống nho khác. Theo American Journal of Clinical Nutrition, uống nước ép nho trước khi đi ngủ trong vòng 8 tuần có thể giúp bệnh nhân kiểm soát được huyết áp của mình.
Cam
Cam là nguồn giàu kali – một khoáng chất quan trọng trong chế độ ăn DASH. Trên thực tế, cam là một trong những loại thực phẩm chứa hàm lượng cao kali và có suốt trong cả năm.
Hơn nữa, các hợp chất hesperidin và flavonoid có trong cam có tác dụng giảm huyết áp, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Nghiên cứu mới đây đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ cho biết, hesperidin có thể giúp bệnh nhân thừa cân duy trì huyết áp ổn định và cải thiện chức năng của các mạch máu.
Đậu lăng
Đậu lăng chứa nhiều chất xơ và kali, liên quan trực tiếp đến vấn đề hạ huyết áp. Nó được chỉ ra là có khả năng làm giảm huyết áp một cách độc lập, theo một nghiên cứu đăng trong Tạp chí Dinh dưỡng Anh.
Đậu lăng còn là nguồn chất đạm hoàn hảo từ thực vật, và có chỉ số glycemic thấp hơn so với các loại đậu hay thực phẩm khác. Đậu lăng có nhiều cách chế biến, bạn cso thể kết hợp nó trong các món nướng, ăn kèm với bánh quy, bánh nướng xốp,…
Củ cải đường
Bạn không thể bỏ quả củ cải đường, bởi những điều tuyệt vời nó có thể mang lại cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là củ cải tím. Nó chứa hai loại khoáng chất đáng chú ý trong việc chống lại huyết cao cao – đương nhiên là magie và kali.
Nhưng không chỉ có vậy, củ cải đường rất giàu nitrat, cũng có liên quan đến khả năng giảm huyết áp rõ rệt. Theo các báo cáo trên tạp chí Hypertension đưa ra về giả thuyết, việc chuyển đổi tự nhiên nitrat thành nitrit và oxit nitric trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ vào cơ thể có ảnh hưởng tích cực đến huyết áp.
Củ cải đường có nhiều cách chế biến, tuỳ thuộc vào sở thích của bạn. Nó có thể xào, hấp mà không làm mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng.
Theo Gia đình và xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00