5 lợi ích kỳ diệu của sữa đậu nành với sức khỏe
Những điều cần lưu ý khi uống sữa đậu nành |
Theo cổng thông tin đậu nành - Đậu nành dinh dưỡng lành (www.daunanhdinhduonglanh.vn), đậu nành chứa nhiều axit béo, đạm, xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho con người. Những chất dinh dưỡng này cung cấp năng lượng và giúp cơ thể hoạt động ở mức tối ưu nhất.
Cải thiện thành phần lipid
Vai trò quan trọng nhất của sữa đậu nành là khả năng cải thiện thành phần lipid máu. Khác với sữa bò có chứahàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa cao, sữa đậu nành thường chứa lượng chất béo khá thấp với chủ yếu là các axit béo không no và không có cholesterol.
Các axit béo không bão hòa có khả năng điều chỉnh quá trình chuyển hóa chất béo, ngăn chặn việc hình thành các cholesterol “xấu” (LDLC) và triglyceride. Hơn nữa, đạm trong sữa đậu nành cũng trực tiếp làm giảm thành phần cholesterol và trigyceride trong máu.
Các nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên uống sữa đậu nành có lượng triglyceride và cholesterol “xấu” trong máu thấp hơn, đồng thời lượng cholesterol “tốt” (HDLC) cao hơn những người khác. Nhờ những tác dụng này, sữa đậu nành trở thành thức uống tốt, hỗ trợ cho người có lượng cholesterol trong máu cao hoặc người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch vành.
Sữa đậu nành là thức uống có lợi cho người có tiền sử mắc bệnh tim mạch vành. |
Bảo vệ các mạch máu
Axit béo Omega 3, Omega 6và những chất chống oxy hoá trong đậu nành giúp bảo vệ các mạch máu khỏi bị vỡ và tổn thương. Những chất này giúp bao bọc mạch máu, bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của các gốc tự do và mảng bám cholesterol. Ngoài ra, các dưỡng chất này còn giúp cải thiện độ linh hoạt và tình trạng lỏng của mạch máu, giúp chúng đàn hồi hơn mỗi khi huyết áp thay đổi.
Các axit béo và chất chống oxi hóa trong đậu nành có tác dụng bảo vệ mạch máu khỏi tổn thương. |
Ngăn ngừa các triệu chứng hậu mãn kinh
Trong suốt thời kỳ mãn kinh, lượng hoocmonestrogen tiết ra trong cơ thể phụ nữ rơi xuống mức thấp nhất. Việc suy giảm hoocmon đột ngột như thế sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe đối với phụ nữ thời kỳ hậu mãn kinh. Những phụ nữ này có nguy cơ mắc bệnh béo phì, bệnh về tim mạch và tiểu đường. Họ cũng dễ bị trầm cảm, mất ngủ và gặp các vấn đề về thể chất hơn.
Isoflavones trong đậu nành còn giúp cân bằng estrogen hiệu quả. Vì vậy, thường xuyên uống sữa đậu nành sẽ giúp giảm các triệu chứng hậu mãn kinh này.
Uống sữa đậu nành thường xuyên có thể giảm các triệu chứng hậu mãn kinh ở phụ nữ. |
Cải thiện bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương là một căn bệnh khác liên quan đến tuổi tác và hoocmon. Isoflavones trong đậu nành giúp hấp thụ canxi vào cơ thể và làm xương chắc khỏe hơn. Để tối đa hóa tác dụng, bạn nên mua sữa đậu nành có bổ sung vitamin D và canxi để sử dụng.
Bí quyết có bộ xương chắc khỏe hơn là uống sữa đậu nành giàu Isoflavones |
Hỗ trợ giảm cân
Sữa đậu nành chứa lượng đường tự nhiên thấp hơn sữa bò. Trong khi sữa bò chứa khoảng 12g đường trong 1 cốc sữa thì sữa đâu nành chỉ chứa 4g đường. Chính vì thế, 1 cốc sữa đậu nành trung bình chỉ chứa 80 calo, tương đương với sữa tách béo.
Ngoài ra, các axit không béo bão hòa còn dễ dàng chuyển hóa nhanh chóng trong cơ thể mà không tích tụ thành mỡ. Đồng thời chúng cũng được chứng minh giúp điều chỉnh quá trình chuyển hóa thức ăn, thúc đẩy quá trình tiêu hao thay vì lưu trữ chất béo, một tác dụng tuyệt vời khác hỗ trợ giảm cân. Uống sữa đậu nành sẽ cung cấp cho bạn nhiều chất xơ nên sẽ tạo cho bạn cảm giác no lâu hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05