3 chứng bệnh khiến cơ thể có mùi khó chịu
Mẹo đơn giản giúp “thổi bay” mùi hôi chân | |
10 loại thực phẩm là nguyên nhân gây ra mùi hôi cơ thể |
Ba tình trạng bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ nói chung: trimethylamin niệu, còn được gọi là "hội chứng mùi cá"; nhiễm axít isovaleric máu, gây ra mùi hôi như mùi hôi chân; và tăng methionin huyết, tạo ra mùi bắp cải luộc. Triệu chứng của những tình trạng này có thể rất “nồng nàn”, và đôi khi cực kỳ nguy hiểm.
Trimethylamin niệu - "Hội chứng mùi cá"
Những người bị chứng bệnh này được xác định bởi mùi cá ươn đặc trưng. Cơ thể của họ không giáng hóa được hợp chất trimethylamin, tỏa ra mùi cá. Thông thường, cơ thể của chúng ta sản sinh trimethylamin trong ruột, nơi vi khuẩn sẽ bài tiết nó, đồng thời giúp chúng ta tiêu hóa các thức ăn như trứng, gan, và cá.
Lượng trimethylamin tích tụ trong cơ thể không phải là một vấn đề, vì nó sẽ chuyển thành một phân tử không mùi nhờ monooxygenase chứa flavin, một enzym đặc biệt trong gan. Tuy nhiên, những người bị rối loạn không thể chuyển hóa hợp chất có mùi bởi vì họ có những đột biến trong gen tạo ra enzym này.
Nếu không có một lượng enzym đáng kể, trimethylamin sẽ tích tụ lại, và không có đường nào khác để thoát ra ngoài các chất dịch của cơ thể, bao gồm mồ hôi, nước tiểu, và thậm chí cả hơi thở. Người bệnh tốt nhất nên tránh ăn súp lơ xanh và cải brussel để có ít tiền chất bị phân hủy thành trimethylamin hơn. Tiêm truyền thuốc kháng sinh cũng có thể giúp loại bỏ một số vi khuẩn tạo ra trimethylamin.
Nhiễm a xít isadaleric huyết
Bệnh này có thể gây tổn thương não đáng kể, và thậm chí tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Đột biến di truyền dẫn đến sự thiếu hụt enzym trong dehydrogenase isovaleric-coenzym. Coenzym này giúp giáng hóa a xít amin leucin, nhưng nếu không có, leucin chỉ có thể được giáng hóa một phần. Hợp chất còn lại từ quá trình này, a-xít isovaleric, bắt đầu tích tụ. Nó có mùi như pho mát, và cũng chính chất này gây ra mùi hôi chân.
Ba bệnh có thể gây ra mùi khó chịu, và những thức ăn có thể giúp giảm mùi cơ thể. |
Mặc dù không rõ tại sao, tích tụ a xít isovaleric có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương, và ở lượng lớn, nó gây độc cho tế bào thần kinh, và có thể dẫn đến chậm phát triển. Nó gây khó tiêu hóa sữa mẹ hoặc sữa công thức, với các triệu chứng xuất hiện rất sớm sau khi sinh.
Hiện chưa có cách chữa khỏi bệnh nhiễm a xít isovaleric huyết, nhưng một số phương pháp điều trị như tránh các thực phẩm giàu leucin và bổ sung các axit amin khác có thể giúp bệnh nhân được an toàn.
Tăng methionin huyết
Tình trạng này xảy ra khi có quá nhiều một a xít amin khác - methionin. Đây là một a xít amin hiếm có chứa lưu huỳnh, và khi methionin không được chuyển hóa đúng cách, nó có thể dẫn đến một lượng lớn dimethylsulfid, tạo ra mùi giống như mùi rau cải bắp luộc. Điều này có thể xảy ra vì bạn ăn quá nhiều methionin, trong các thực phẩm giàu chất đạm, như thịt và phô mai.
Nếu là di truyền, tình trạng này có thể là hệ quả của đột biến ở một trong số nhiều gen chịu trách nhiệm tạo ra những enzym giúp giáng hóa methionin. Không có những enzym này, bệnh nhân đôi khi có mùi bắp cải trong mồ hôi, hơi thở, hoặc nước tiểu. Không phải tất cả những người mắc bệnh đều có triệu chứng; Trên thực tế hầu hết sẽ không có triệu chứng gì.
Trong những trường hợp nặng, mất khả năng sản sinh enzym có thể dẫn đến các vấn đề thần kinh và yếu cơ, cùng với những vấn đề khác ở hệ thần kinh. Điều trị cũng bao gồm tránh những thực phẩm chứa methionine và sử dụng chế phầm bổ sung.
Theo Cẩm Tú/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Tin khác
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39