Yêu thương trẻ bằng cả tấm lòng
Cô giáo trẻ ươm mầm cho những tài năng âm nhạc Người thầy “chạm tới trái tim học trò” Vẹn chữ “tâm” của một cô giáo |
“Thổi hồn” vào từng tiết học
Ngay từ khi ước mơ làm giáo viên mầm non trở thành hiện thực, cô giáo Đặng Thị Thu Trang đã không ngừng học hỏi, tích cực khắc phục khó khăn, đi đầu trong các cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy và học. Đặc biệt, cô đã tự nghiên cứu và tiếp cận được phương pháp giáo dục sơ đồ tư duy để dạy trẻ mầm non.
Cô giáo Đặng Thị Thu Trang áp dụng sơ đồ tư duy để nâng cao công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. (Ảnh: P.T) |
Cô Trang cho biết, trong quá trình giảng dạy, bản thân cô nhiều lần tự đặt ra câu hỏi: Trẻ em lứa tuổi mầm non có thể tiếp cận phương pháp sơ đồ tư duy hay không? Làm thế nào để trẻ tiếp cận với phương pháp sơ đồ tư duy khi trẻ chưa biết chữ? Làm sao để trẻ có thể đạt được các yêu cầu cuối độ tuổi về kiến thức, kỹ năng?
“Mặc dù các cấp học khác đã ứng dụng phương pháp này rất hiệu quả, song ở cấp học mầm non hiện nay, hầu như chưa có trường, lớp nào triển khai phương pháp sơ đồ tư duy. Sau khi tham khảo các tài liệu, tôi quyết định “Ứng dụng phương pháp sơ đồ tư duy cho trẻ (MindMap for kid) trong đổi mới hình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo 4 - 5 tuổi””, cô Trang chia sẻ.
Từ khởi đầu này, cô đã nghiên cứu cách sử dụng phần mềm iMindmap8 để thiết kế những sơ đồ tư duy sinh động nhằm thu hút sự chú ý, củng cố, ôn luyện kiến thức cho trẻ sau mỗi bài học. Bước đầu, phương pháp đã thu được những kết quả đáng tự hào về sự hứng thú cũng như chất lượng tiếp thu bài học của trẻ trên lớp.
Cũng theo cô Trang, các cấp học khác chỉ cần sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy và chèn chữ cho từng nhánh là có thể hoàn thành. Còn trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hay trẻ mầm non nói chung thì chưa biết đọc, biết viết; đặc điểm tư duy của trẻ là kiểu tư duy trực quan - hình tượng. Vì vậy, khi thiết kế xong sơ đồ tư duy, cô đã tạo thêm các khoảng trống ở tất cả các nhánh để chèn hình ảnh minh họa, các ký hiệu dễ hiểu nhất với trẻ, đồng thời lựa chọn các từ đơn giản bên cạnh các hình ảnh để giúp trẻ bước đầu làm quen với chữ cái.
Cô giáo Đặng Thị Thu Trang và học sinh Trường mầm non Hoàng Văn Thụ. (Ảnh: P.T) |
Nhớ lại thời gian đầu triển khai áp dụng sáng kiến trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến trẻ mầm non phải nghỉ học suốt thời gian dài, cô giáo Đặng Thị Thu Trang cho biết: “Thực hiện giáo dục kết nối tới cha mẹ trẻ và trẻ, tôi đã tiến hành xây dựng các video hoạt động gửi đến trẻ 2 lần 1 tuần thông qua các kênh liên lạc như Zalo, Facebook, Zoom, trang thông tin điện tử của trường, lớp.
Tuy nhiên, việc lựa chọn nội dung và hình thức để hiệu quả với trẻ tương đối khó. Chính vì vậy, tôi đã tiếp tục lựa chọn phương pháp sơ đồ tư duy, thiết kế các bài học về phòng, chống dịch bệnh, tăng cường sức khỏe trong mùa dịch dựa trên từng đặc điểm phát triển của trẻ theo các giai đoạn tuân thủ nguyên tắc giáo dục đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp”.
Với có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, ngay khi trở lại trường vào ngày 13/4/2022, trẻ không còn bỡ ngỡ với phương pháp sơ đồ tư duy. Trong 2 tháng cuối năm học 2021-2022, cùng với việc ôn luyện và bổ sung kiến thức cho trẻ, cô đã hướng dẫn trẻ các kỹ năng vẽ hình bằng các đường nét cơ bản, giúp trẻ có thể tự miêu tả suy nghĩ của mình bằng hình ảnh.
Dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ đã biết tự tổng hợp kiến thức qua sơ đồ tư duy bằng cách bổ sung các hình ảnh minh họa còn thiếu ở các nhánh. Nhiệm vụ của trẻ là vẽ, tô, cắt, xé dán các hình ảnh tương ứng bổ sung vào sơ đồ tư duy. Trên nền tảng đó, trẻ cũng sáng tạo ra các sơ đồ tư duy cho riêng trẻ một cách dễ dàng hơn.
Nhân rộng sáng kiến
Chị Trần Thúy Phượng (phụ huynh em Trần Tiến Minh) chia sẻ: “Khi lần đầu tiên đưa sơ đồ tư duy vào môn học Khám phá, trẻ trong lớp đã vô cùng thích thú. Khi mỗi nhánh của sơ đồ tư duy xuất hiện là tương ứng với từng nội dung kiến thức mà trẻ đã học lần lượt hiện ra, con hào hứng ví von nó giống như những tia pháo hoa được bắn ra trong đêm giao thừa, hay râu của những chú bạch tuộc. Học cô Trang, con rất vui và tiến bộ từng ngày”.
Điều khiến cô giáo Đặng Thị Thu Trang tự hào nhất không phải là những giải thưởng mà chính là tình yêu của học trò. (Ảnh: P.T) |
Năm học 2022-2023, cô giáo Đặng Thị Thu Trang tiếp tục đồng hành với chính học sinh của lớp mình ở lứa tuổi lớn hơn. Với những kết quả thu được của năm học trước, học trò lại cùng cô mở rộng ứng dụng sơ đồ tư duy trong các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, được tham gia thiết kế sơ đồ tư duy và tự sáng tạo sơ đồ tư duy theo cách riêng.
Mới đầu khi mang ý tưởng này ra trao đổi với giáo viên cùng lớp và trong tổ chuyên môn, nhiều giáo viên bày tỏ băn khoăn bởi sơ đồ tư duy là một phương pháp học tập quá mới đối với giáo dục mầm non. Tuy nhiên, cô Trang đã dần thuyết phục được đội ngũ giáo viên nhà trường bằng những sản phẩm thiết kế sơ đồ tư duy của mình và kết quả ứng dụng trên trẻ đã mang lại.
Hiện nay, các video chia sẻ cách thiết kế sơ đồ tư duy trên phần mềm iMindmap8 và ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy trẻ của cô Trang trên kênh YouTube nhận được số lượng truy cập rất cao. Trên tất cả các trang website của các lớp đều đã triển khai phương pháp sơ đồ tư duy và nhận được sự yêu thích, ủng hộ nhiệt tình của trẻ và cha mẹ trẻ. Ngoài bộ môn Khám phá với 18 sơ đồ tư duy, cô Trang cũng đã thiết kế 12 sơ đồ tư duy ở các môn học khác trong tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ.
Nhận xét về đồng nghiệp, cô giáo Vũ Thị Thu Hương (Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoàng Văn Thụ) cho biết: “Cô giáo Đặng Thị Thu Trang luôn gương mẫu, đi đầu, có trách nhiệm cao trong công việc, luôn sáng tạo, linh hoạt đổi mới hình thức tổ chức trong dạy học cho trẻ. Đặc biệt cô còn rất tích cực tham gia phong trào văn hoá văn nghệ của nhà trường, của quận Hoàng Mai, được mệnh danh là “chim sơn ca” của Trường Mầm non Hoàng Văn Thụ”.
Trong quá trình công tác, cô giáo Đặng Thị Thu Trang đã đạt nhiều thành tích như: Liên tục đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; sáng kiến kinh nghiệm đạt giải C cấp Thành phố năm học 2016-2017; giải Khuyến khích Hội thi tuyên truyền quy tắc ứng xử cấp Quận; giải Nhất, Nhì trong các Hội diễn văn hóa văn nghệ chào mừng Ngày thành lập quận Hoàng Mai, Hội thi “Tiếng hát thầy và trò”; đạt giải trong các kỳ thi công nghệ thông tin cấp Quận. Đặc biệt, vừa qua, cô vinh dự là 1 trong 40 nhà giáo, đại diện cho hàng chục nghìn nhà giáo Thủ đô được trao Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 6. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu
Xã hội 17/11/2024 12:04
Tặng quà 70 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp 20/11
Giáo dục 17/11/2024 06:28