Vẹn chữ “tâm” của một cô giáo

(LĐTĐ) “Không có thầy giỏi, không thể có trò giỏi” - câu nói cho thấy vai trò của người giáo viên là vô cùng quan trọng. Bằng một tấm lòng yêu thương học trò như người mẹ và khát khao được cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, cô Lê Thị Hài Hòa, giáo viên Trường Mầm non Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai được ghi nhận là tấm gương sáng cho các đồng nghiệp học tập và noi theo.
Thể hiện chữ tâm của người thầy Luôn đặt chữ tâm lên hàng đầu

Luôn tâm huyết, say mê cống hiến

Ngay từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, cô Lê Thị Hài Hòa đã có một ước mơ cháy bỏng sẽ trở thành một cô giáo. Với những nỗ lực để trở thành người lái đò đưa các em học sinh cập bến bờ tri thức, cô theo học trường Trung cấp Sư phạm mẫu giáo nhà trẻ Hà Nội năm 2001 và được phân công công tác tại Trường Mầm non Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Không dừng lại ở đó, với mong muốn mở rộng thêm kiến thức và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, cô lại tiếp tục học tại trường Cao đẳng Sư phạm mẫu giáo Trung ương, Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa Giáo dục mầm non.

Vẹn chữ “tâm” của một cô giáo
Cô giáo Lê Thị Hài Hòa đang hướng dẫn các em nhỏ trong một giờ học sinh động, lý thú.

Cô Hòa tâm sự: “Ước mơ của tôi từ nhỏ là được làm cô giáo. Tôi yêu trẻ nhỏ, yêu nghề giáo và yêu những cô cậu học trò hồn nhiên. Tôi muốn truyền niềm đam mê và tình yêu ấy cho thật nhiều thế hệ học trò. Những điều này luôn là nguồn động lực để tôi làm tốt công việc mặc dù đôi khi có những vất vả, khó khăn. Tôi cũng rất vui và tự hào khi được sống và làm việc ở một ngôi trường nơi mình đã từng học và tự hào nơi có những đồng nghiệp đã từng là giáo viên hết lòng yêu thương mình từ bé như cô Trương Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Nhâm, Vũ Thị Hạt”.

Đến bây giờ, dù đã hơn 20 năm trôi qua nhưng những kỷ niệm về những ngày đầu tiên nhận lớp vẫn còn lưu lại trong cô. Khi nhắc đến giáo viên mầm non, người ta thường hình dung hình ảnh các cô giáo ngồi kể chuyện cho các cháu nghe, hát múa, vui chơi cùng các cháu. Nhưng hoàn toàn không phải vậy. Đó chỉ là những giây phút hiếm hoi người giáo viên được thảnh thơi bên học trò của mình, còn phần lớn thời gian phải dành cho việc dọn dẹp, cho trẻ ăn uống, giặt khăn, lau chùi, kê giường, thảm ngủ, sắp xếp đồ chơi, chỗ ăn, chỗ ngủ cho trẻ. Rồi những công việc không thể không làm như sổ sách, giáo án. Bên cạnh đó, là áp lực từ cấp trên, áp lực tiếng ồn, là áp lực về thời gian, áp lực về công việc, áp lực từ phía phụ huynh…

Trong hoàn cảnh ấy, người giáo viên không chỉ đơn thuần cần cái tâm để yêu thương mà cũng phải có nghị lực vững vàng để có thể vượt qua. Có thể thấy, cô giáo mầm non đã phải hóa thân thành người diễn viên diễn nhiều vai mà vai nào cũng đòi hỏi sự hoàn hảo tuyệt đối: Vừa là bạn, là mẹ, vừa là cô, có những lúc lại là nghệ sĩ, bác sĩ trong lớp học... Nghe cô Hòa kể về công việc của mình mới thấy được sự vất vả nhưng đầy quan tâm, trìu mến của cô dành cho những đứa trẻ của mình.

Trong suốt quá trình công tác, cô giáo Lê Thị Hài Hòa đã đạt được rất nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ. Năm học 2005-2006, cô đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp quận. Ngoài ra cô còn rất ham học hỏi về công nghệ thông tin. Cô luôn luôn tìm tòi học hỏi từ đồng nghiệp và trên các trang mạng để thiết kế ra những bài dạy hay có ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy. Năm học 2020-2021, cô đã đạt giải Khuyến khích tại Hội thi công nghệ thông tin cấp quận. Năm học 2021- 2022, cô đạt giải Nhất tại Hội thi công nghệ thông tin cấp trường. Và nhiều năm liền cô đạt danh hiệu Lao động tiên tiến.

Cô Hòa cho biết: “Với bài dạy cho các con, tôi đã áp dụng công nghệ thông tin trong thiết kế thành bài giảng E - learning. Trong bài dạy đã có kết hợp lời nói hình ảnh, lời giải thích, âm thanh, âm nhạc. Kiến thức học xong đều có bài tập tương tác để trẻ khắc sâu kiến thức môn học. Bài tập tương tác đều có thang điểm, câu hỏi gợi ý và phần thưởng nếu trẻ trả lời đúng. Nếu trẻ trả lời sai thì trẻ sẽ quay lại trả lời lại. Việc học qua các bài giảng điện tử với hình ảnh, âm thanh sinh động khiến trẻ rất thích thú và dễ dàng tiếp thu. Đây cũng là động lực để tôi thiết kế nhiều bài giảng điện tử hơn”.

Đồng nghiệp, phụ huynh tin yêu

Ngoài việc là một giáo viên giỏi tận tâm với nghề, cô Hoà còn là khối trưởng trong nhiều năm. Cô luôn sẵn lòng chia sẻ chuyên môn, kinh nghiệm với những giáo viên trẻ. Nhiều giáo viên mới vào nghề được cô tận tình giúp đỡ đã có nhiều tiến bộ trong công tác giảng dạy, soạn giáo án, hoàn thiện hồ sơ, sổ sách. Không chỉ vậy, cô còn tâm sự, chia sẻ cho những giáo viên mới nhiều bài học bổ ích, những vướng mắc sư phạm, những tình huống khó khăn để các em có thêm kinh nghiệm xử lý trong mọi tình huống.

Cô giáo Nguyễn Minh Hoa, một đồng nghiệp của cô Hòa tâm sự: “Công việc bộn bề, hầu như ngày nào cô Hòa cũng ở trường từ sáng sớm đến tối mịt, có những tối mùa đông lạnh buốt, tôi vẫn thấy cô làm việc. Vất vả là thế, tận tụy là thế nhưng cô rất may mắn khi có một gia đình hạnh phúc, bố mẹ 2 bên nội ngoại, chồng con luôn ở bên động viên và ủng hộ cô. Không chỉ là một giáo viên giỏi, cô còn là một người phụ nữ đảm đang việc nhà, hiếu thảo với bố mẹ. Cô nuôi dạy các con chăm ngoan, học giỏi, xây dựng nếp sống gia đình văn hóa, dành nhiều thành tích trong chuyên môn. Cô Hòa từng nói: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?” Những lời tâm sự ấy của cô như thôi thúc, thức tỉnh trong tôi phải phấn đấu hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người”.

Còn cô giáo Phạm Thị Lê Hoàn, Hiệu trường Trường Mầm non Lĩnh Nam nhận xét: “Trong phong trào học tập và làm theo lời Bác, thực hiện phương châm “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, cô Hòa là một tấm gương tiêu biểu về việc học tập và làm theo lời Bác, luôn gương mẫu trong mọi công việc được đồng nghiệp, học sinh tin yêu và phụ huynh quý mến. Công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non rất vất vả nhưng cô luôn tận tụy, chịu khó, tự học, tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp để tích lũy kiến thức chuyên môn cho bản thân và cũng tích cực tham gia mọi phong trào hoạt động chung của trường.

Tỷ lệ học sinh của lớp cô Hòa phụ trách luôn đạt và vượt chỉ tiêu nhà trường giao. Đối với các cháu có nhận thức chậm, có nhiều kỹ năng yếu, cô tìm nhiều hình thức để giúp các cháu như: Kèm cho các cháu, trò chuyện vui vẻ với các cháu để trẻ mạnh dạn hơn, phân công bạn giỏi kèm bạn yếu, tổ chức hình thức đôi bạn cùng tiến và các hình thức khen ngợi động viên trẻ kịp thời. Ngoài ra, cô còn thường xuyên làm nhiều đồ dùng bền, đẹp để cho trẻ hứng thú trong học tập. Với lòng yêu nghề sâu sắc, cô Hòa đã sáng tạo ra nhiều tiết dạy lý thú, bổ ích. Không chỉ là những tiết thi giáo viên giỏi cấp quận, không chỉ là những tiết hội giảng, tiết chuyên đề mà ngay cả những tiết học hàng ngày, học sinh đều “bị” lôi cuốn vào những lời giảng nhẹ nhàng, truyền cảm, những cách tiếp cận đơn giản nhưng đầy khơi gợi để các con tìm hiểu sâu hơn nữa”.

Những tấm gương “Người tốt, việc tốt” như cô Lê Thị Hài Hòa, giáo viên Trường mẫu giáo Mầm non Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai cần được biểu dương, nhân rộng để các bạn trẻ noi theo, để ngày càng có nhiều hơn những cô giáo trẻ yêu nghề, tâm huyết với nghề như cô giáo Hài Hòa, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục nước nhà ngày càng đi lên, xứng đáng với niềm tin của xã hội./.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi giúp người dân có thể khám phá các địa điểm du lịch, văn hóa lịch sử tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội.
Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Sau quá trình rèn luyện và phấn đấu, được trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là niềm vinh dự, tự hào của nhiều đoàn viên, thanh niên. Càng ý nghĩa hơn khi lễ kết nạp "Đảng viên mới" được tổ chức ở ngôi trường trung học phổ thông, nơi những trái tim đầy nhiệt huyết đang nỗ lực theo đuổi lý tưởng của tuổi trẻ.
Giữ hương trà sen Tây Hồ

Giữ hương trà sen Tây Hồ

(LĐTĐ) Trong một đận mải miết đi tìm văn hóa thưởng thức trà của người Hà Nội, tôi tình cờ gặp được không ít người đã và đang dành nhiều tâm huyết với nghề ướp trà sen. Họ làm trà không hẳn vì lợi nhuận kinh tế, thay vào đó là tâm niệm muốn lưu giữ nghề truyền thống, một nét đẹp văn hóa tinh tế mang thương hiệu trà sen Tây Hồ.
Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã và đang tổ chức triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực ý nghĩa.
Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống, lối sống văn hóa, trọng tâm là các Bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố; các cấp hội phụ nữ Hà Nội đã cùng nhau hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử, thông qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”.
Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/6), Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Toạ đàm "Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh gắn với cuộc vận động Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp"
Quận Nam Từ Liêm: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách

Quận Nam Từ Liêm: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), các địa phương trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) tập trung triển khai việc thực hiện chính sách, chế độ đối với người có công với cách mạng. Trong đó, có chương trình tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, cấp thuốc, tặng quà cho các đối tượng chính sách...
Trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 4 thanh niên trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

Trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 4 thanh niên trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

(LĐTĐ) Ghi nhận hành động dũng cảm của 4 thanh niên đã cứu người trong vụ cháy tại số 1, hẻm 31, ngách 98, ngõ 43 đường Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy xảy ra gần đây, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã Quyết định trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho các thanh niên.
Phát triển Thủ đô từ văn hóa

Phát triển Thủ đô từ văn hóa

(LĐTĐ) Trong chiến lược phát triển, thành phố Hà Nội hướng đến tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, ưu tiên bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả một số không gian văn hóa, tạo động lực, nền tảng quan trọng phát triển Thủ đô.
Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

(LĐTĐ) Quy hoạch Thủ đô vừa được Bộ Chính trị cho ý kiến kết luận đã đưa ra 20 mục tiêu cụ thể nhằm phát triển Thủ đô xứng tầm. Trong 20 mục tiêu này, Quy hoạch đã dành riêng 2 mục tiêu cho phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng cũng là 1 trong 5 trụ cột phát triển, 1 trong 4 đột phá phát triển. Những cơ sở này, là minh chứng cho nhiệm vụ ưu tiêu về đột phá hạ tầng, các đột phá tiếp theo sẽ bổ sung cho đột phá này.
Xem thêm
Phiên bản di động