Xử lý hình sự các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội: Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc

(LĐTĐ) Nhằm gỡ vướng trong xử lý hình sự các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nhất là việc xác định rõ và hiểu đúng về các hành vi vi phạm của doanh nghiệp, mới đây, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn về công tác tham gia tố tụng hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
2 cách tra cứu nhanh quá trình đóng bảo hiểm xã hội Tìm giải pháp mang tính đột phá Sẽ thanh tra 75 đơn vị sử dụng lao động nợ bảo hiểm xã hội

Toàn ngành đã kiến nghị khởi tố 305 vụ

Theo Vụ Pháp chế Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Sau khi Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành (từ ngày 1/1/2018), tại nhiều địa phương, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố đã tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh quan tâm, chỉ đạo tăng cường thực hiện công tác thu, phát triển đối tượng và giảm nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Từ tháng 9/2019, khi Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP (Nghị quyết số 05) có hiệu lực thi hành, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện, đặc biệt sau khi có hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về lập hồ sơ kiến nghị khởi tố.

Xử lý hình sự các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội: Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc
Các doanh nghiệp nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội với số tiền lớn, kéo dài ký nhận Quyết định thanh tra của Thanh tra Hà Nội.

Theo số liệu tổng hợp tính đến 30/9/2020 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Tổng số vụ cơ quan Bảo hiểm xã hội đã kiến nghị khởi tố: 305 vụ (năm 2018: 74 vụ, năm 2019: 163 vụ; 9 tháng đầu năm 2020: 68 vụ). Trong đó: Kiến nghị khởi tố theo Điều 214 Bộ luật Hình sự: 6 vụ; kiến nghị khởi tố theo Điều 215 Bộ luật Hình sự: 0 vụ; kiến nghị khởi tố theo Điều 216 Bộ luật Hình sự: 299 vụ. Về kết quả xử lý của cơ quan Công an: Đã khởi tố: 4 vụ theo Điều 214 Bộ luật Hình sự (Hải Dương 3 vụ, Hậu Giang 1 vụ); đã tiếp nhận, đang xem xét xử lý (một số trường hợp yêu cầu cơ quan Bảo hiểm xã hội cung cấp, bổ sung hồ sơ để phục vụ điều tra, xác minh): 180 vụ; không khởi tố vụ án hình sự, đình chỉ giải quyết kiến nghị: 65 vụ.

Về lý do, cơ quan Công an xác định hành vi vi phạm chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định như: Hành vi vi phạm, việc xử phạt vi phạm hành chính xảy ra trước 1/1/2018; hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của đơn vị được xác định không có yếu tố gian dối hoặc thủ đoạn khác; chưa xử phạt vi phạm hành chính; chủ doanh nghiệp là người nước ngoài đã bỏ trốn về nước…

Như vậy, có thể thấy, đến thời điểm hiện tại, ngoài 4 vụ việc đã có quyết định khởi tố theo Điều 214 Bộ luật Hình sự về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thì hiện chưa có vụ việc nào bị khởi tố theo Điều 215 và Điều 216 Bộ luật Hình sự về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Riêng kiến nghị khởi tố theo Điều 216 Bộ luật Hình sự, có đến 21% số trường hợp cơ quan Công an xác định hành vi vi phạm chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, trên 18,7% cơ quan Công an từ chối giải quyết do hồ sơ kiến nghị khởi tố chưa đủ điều kiện thụ lý.

Cần tiếp tục gỡ vướng

Theo Vụ Pháp chế Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong quá trình thực hiện lập, gửi hồ sơ kiến nghị khởi tố, cơ quan Bảo hiểm xã hội các địa phương còn gặp một số vướng mắc, trong đó có vấn đề thuộc trách nhiệm hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và có những vấn đề cần có sự phối hợp giải đáp, trao đổi của các cơ quan có thẩm quyền. Theo Vụ Pháp chế, 4 vấn đề lớn mà các địa phương phản ánh, đó là: Một là, cơ quan Công an xác định hành vi chậm đóng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm do không có yếu tố gian dối hoặc thủ đoạn khác.

Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ 0h00 ngày 1/1/2018, theo đó đã quy định bổ sung 3 tội danh riêng áp dụng trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội tại các điều: Điều 214 về Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; Điều 215 về Tội gian lận bảo hiểm y tế và Điều 216 về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Ngày 15/8/2019, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP (Nghị quyết số 05) hướng dẫn áp dụng Điều 214, Điều 215 và Điều 216 do đây là các tội danh mới, lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật Hình sự để thống nhất áp dụng trong thực tiễn.

Thực tiễn công tác gửi kiến nghị khởi tố cho thấy, hầu hết các hành vi cơ quan Bảo hiểm xã hội xem xét, lập hồ sơ gửi kiến nghị khởi tố được xác định là hành vi chậm đóng, theo đó, đơn vị sử dụng lao động đã kê khai đầy đủ số người tham gia bảo hiểm xã hội, số tiền phải đóng, khấu trừ tiền lương của người lao động để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đóng, được cơ quan Công an xác định là không có thủ đoạn gian dối hoặc thủ đoạn khác nên không thỏa mãn dấu hiệu tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 216.

Hai là, về dấu hiệu “đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm”. Cơ quan điều tra không thụ lý hồ sơ do quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cơ quan Bảo hiểm xã hội ban hành được xác định đối với hành vi chậm đóng nên chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định. Ngoài ra, Biên bản xử phạt vi phạm hành chính xác định chủ thể là đơn vị sử dụng lao động nên việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân không có căn cứ.

Bên cạnh đó, liên quan dấu hiệu “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” còn có cách hiểu khác nhau: Hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm được hiểu là cùng hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng đơn vị sử dụng lao động không nộp số tiền vi phạm (thỏa mãn dấu hiệu từ đủ 6 tháng trở lên đối với 10 người hoặc 50 triệu đồng) hay là hành vi vi phạm tiếp tục tái diễn sau khi đã bị phạt vi phạm hành chính (mà đơn vị sử dụng lao động trước đó đã nộp tiền hoặc chưa nộp số tiền vi phạm được xác định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính).

Ba là, số tiền tính lãi thời gian chậm đóng có được tính làm căn cứ kiến nghị khởi tố hay không. Một số địa phương phản ánh vướng mắc trong việc tính số tiền lãi thời gian chậm đóng trong tổng số tiền vi phạm khi lập kiến nghị khởi tố, cụ thể: Số tiền vi phạm đối với các hành vi thực hiện trước ngày 1/1/2018 có khoản lãi phát sinh từ ngày 1/1/2018 thì khoản phạt lãi này có được tính gộp vào khoản nợ phát sinh sau ngày 1/1/2018 để làm căn cứ kiến nghị khởi tố hay không. (Số tiền vi phạm làm căn cứ kiến nghị khởi tố theo Điều 216 chỉ tính đối với số tiền trốn đóng thực tế, không bao gồm số tiền phạt lãi, mặc dù số tiền phạt lãi là khoản phải thu theo quy định).

Bốn là, đối với hành vi chậm đóng mà đơn vị sử dụng lao động đã kê khai đầy đủ số người, số tiền phải đóng nhưng không đóng (lý do phía đơn vị đưa ra là do khó khăn trong sản xuất kinh doanh, không có thủ đoạn gian dối), cơ quan điều tra có ý kiến “Đơn vị nợ do khó khăn, đề nghị khởi kiện vụ án dân sự theo quy định pháp luật”.

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn ngành tập huấn về công tác tham gia tố tụng hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nhấn mạnh mục tiêu lớn nhất trong việc kiến nghị khởi tố các đơn vị vi phạm là đòi lại quyền lợi chính đáng cho người tham bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đào Việt Ánh yêu cầu các địa phương trước khi gửi hồ sơ sang phía cơ quan Công an cần trao đổi, nắm bắt thông tin để việc xử lý dễ dàng nhất. Đối với một số trường hợp cố tình vi phạm, cần bổ sung hồ sơ chuyển sang cơ quan Công an để xử lý một cách nghiêm khắc theo quy định của pháp luật, qua đó làm gương cho những doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm./.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.
Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

(LĐTĐ) Không chỉ mong giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nhiều người cao tuổi còn mong muốn được tăng số tiền trợ cấp để giúp họ đỡ phần nào khó khăn khi tuổi cao, sức yếu.
Nơi làm việc ấm áp tình thân

Nơi làm việc ấm áp tình thân

(LĐTĐ) 8 năm qua, Công ty Cổ phần (CP) Lương thực vật tư nông nghiệp Nghệ An thực hiện chính sách cho người lao động vay tiền để trang trải cuộc sống, để rồi người lao động nơi đây luôn cảm thấy may mắn khi có thêm một ngôi nhà ấm áp, đó là công ty.
“Thổi giá” chung cư, phải xử lý!

“Thổi giá” chung cư, phải xử lý!

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng đề nghị UBND thành phố Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản, đặc biệt các chung cư có dấu hiệu tăng giá bất thường.
Phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc: Biến quyết tâm thành hành động

Phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc: Biến quyết tâm thành hành động

(LĐTĐ) Vấn đề hạn chế xe cá nhân tại các đô thị lớn như Hà Nội đã được các ngành chức năng đặt ra từ lâu nhưng đến thời điểm này vẫn chưa đạt được bước tiến nào rõ rệt. Đáng lo ngại hơn, vấn nạn ùn tắc giao thông tại Thủ đô đang có dấu hiệu phức tạp hơn. Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, ngoài mở rộng hạ tầng thì giải pháp cốt lõi cho vấn đề này nằm ở việc phát triển giao thông công cộng.
Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch năm Giáp Thìn), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo người dân, đồng bào ta ở nước ngoài dự và dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương.

Tin khác

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.
Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

(LĐTĐ) Không chỉ mong giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nhiều người cao tuổi còn mong muốn được tăng số tiền trợ cấp để giúp họ đỡ phần nào khó khăn khi tuổi cao, sức yếu.
Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

(LĐTĐ) Theo chính sách hỗ trợ đặc thù, từ năm 2024, Hà Nội sẽ hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách ở Hà Nội khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện.
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu?

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu?

(LĐTĐ) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam.
Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024, ảnh hưởng và kỳ vọng của doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024, ảnh hưởng và kỳ vọng của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, nhiều người lao động đang chờ đợi sự thay đổi tích cực trong thu nhập của mình, với mức lương tối thiểu có thể tăng từ 200.000 đến 280.000 đồng/tháng, tùy theo vùng, kể từ ngày 1/7/2024.
Nghệ An: Nỗ lực làm tốt công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc

Nghệ An: Nỗ lực làm tốt công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc

(LĐTĐ) Nghệ An là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng người lao động đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn tại Hàn Quốc (EPS), với số lượng hiện tại là 13.002 người.
Lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 với doanh nghiệp làm việc thứ Bảy

Lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 với doanh nghiệp làm việc thứ Bảy

(LĐTĐ) Nếu doanh nghiệp thực hiện nghỉ ngày thứ Hai (29/4), người lao động sẽ được nghỉ liên tiếp 4 ngày từ Chủ nhật (28/4) đến hết ngày thứ Tư (1/5) và sắp xếp ngày làm bù thích hợp.
Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

(LĐTĐ) Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.
Hai đối tượng được tăng lương lên 10 triệu đồng/tháng từ 1/7

Hai đối tượng được tăng lương lên 10 triệu đồng/tháng từ 1/7

(LĐTĐ) Dự kiến từ 1/7, tiền lương trung bình của 2 đối tượng công chức, viên chức (bao gồm giữ chức vụ lãnh đạo và không giữ chức danh lãnh đạo) sau khi thực hiện cải cách tiền lương có thể tăng lên 10 triệu đồng/tháng (tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng) so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).
Xem thêm
Phiên bản di động