Sẽ thanh tra 75 đơn vị sử dụng lao động nợ bảo hiểm xã hội
75 đơn vị nợ số tiền hơn 80 tỷ đồng
Thực hiện Quyết định số 7235/QĐ-UBND ngày 23/12/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội phê duyệt Kế hoạch công tác thanh tra năm 2020 của Thanh tra thành phố Hà Nội và Quy chế phối hợp số 1460 ngày 21/6/2017 giữa các sở, ngành về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020, tại buổi làm việc với các doanh nghiệp, ông Phạm Văn Giáp - Trưởng phòng Thanh tra giải quyết khiếu nại 4, Thanh tra Thành phố đã công bố Quyết định số 5466/QĐ-TTTP(P4) ngày 13/11/2020 thành lập đoàn thanh tra liên ngành theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố thanh tra việc chấp hành Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế tại 75 đơn vị nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Đại diện doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội ký biên bản nhận Quyết định thanh tra. Ảnh: T.Vân |
Theo đó, Thanh tra Thành phố sẽ tiến hành thanh tra đánh giá việc thu, trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và việc chấp hành Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế của các đơn vị được thanh tra, xác định rõ số tiền nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nguyên nhân và trách nhiệm, giải pháp khắc phục của đơn vị trong việc thực hiện trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Trong đợt thanh tra liên ngành lần này, đoàn thanh tra sẽ tiến hành thanh tra đối với 75 đơn vị nợ bảo hiểm xã hội với tổng số 2.462 lao động và tổng số nợ bảo hiểm xã hội là hơn 80 tỷ đồng. Trong số các doanh nghiệp được thanh tra đợt này, doanh nghiệp có số tiền nợ lớn nhất là Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC với số nợ hơn 24 tỷ đồng, kéo dài 28 tháng; tiếp đó là Xí nghiệp Xây dựng công trình Cienco nợ 4,3 tỷ đồng, kéo dài 48 tháng; Công ty cổ phần Kinh doanh phát triển nhà ở và đô thị Hà Nội nợ 2,3 tỷ đồng, kéo dài 20 tháng; Công ty cổ phần Dược phẩm công nghệ cao Abipha nợ 2,4 tỷ đồng, kéo dài 11 tháng; Công ty cổ phần Hassyu Việt Nam nợ hơn 2,6 tỷ đồng, kéo dài 40 tháng…
Về thành phần đoàn kiểm tra, ông Phạm Văn Giáp cho biết, Thanh tra thành phố sẽ thành lập Đoàn thanh tra liên ngành gồm 4 tổ công tác, gồm các cán bộ từ các cơ quan Thanh tra Nhà nước, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động thành phố, Bảo hiểm xã hội Thành phố. Về thời kỳ thanh tra, đoàn sẽ thanh tra từ 1/1/2019 cho đến thời điểm thanh tra. Đại diện Thanh tra thành phố cũng đã phổ biến đến đại diện các doanh nghiệp về quyền và nghĩa vụ của Đoàn thanh tra, các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo Luật Thanh tra về việc giải trình, cung cấp tài liệu, khiếu nại...
Kiên quyết xử lý, đảm bảo quyền lợi người lao động
Phát biểu tại buổi công bố Quyết định thanh tra, Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Nguyễn Đức Hòa cho biết: Thành phố Hà Nội hiện là một trong những địa phương có tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội vào mức cao nhất của cả nước. Bên cạnh các đơn vị chấp hành tốt các quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, vẫn còn có các đơn vị, doanh nghiệp chưa tích cực, tự giác chấp hành tuân thủ pháp luật, chưa làm tốt trách nhiệm với người lao động, để chây ì nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, vi phạm Điều 216 Bộ Luật Hình sự.
Để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành Công văn số 3642/BHXH-ST gửi Bảo hiểm xã hội các tỉnh thành phố trực thuộc về thực hiện chỉ tiêu thu, phát triển đối tượng năm 2020. Theo đó, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh chỉ đạo quyết liệt, trong đó tập trung: Phân công, lãnh đạo, cán bộ tăng cường triển khai công tác rà soát dữ liệu từ cơ quan thuế, dữ liệu từ cơ quan quản lý lao động, Kế hoạch và Đầu tư để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Triển khai quyết liệt công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, tăng cường công tác đôn đốc thu nợ tại các doanh nghiệp, phát huy hiệu quả của tổ thu nợ liên ngành, thực hiện thanh tra chuyên ngành đột xuất đối với doanh nghiệp nợ từ 3 tháng trở lên, đơn vị chưa đóng hoặc đóng chưa đầy đủ cho người lao động. Kiên quyết xử lý đối với các đơn vị vi phạm, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra đề xuất xem xét xử lý hình sự đối với các đơn vị cố tình vi phạm theo quy định của pháp luật. |
Theo đó, Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố đề nghị các đơn vị sử dụng lao động cần nêu cao trách nhiệm với người lao động, tuân thủ quy định về pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chăm lo đến lợi ích và đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động. Đồng thời, đồng chí cũng nhấn mạnh trường hợp các đơn vị được thanh tra tự giác chấp hành nộp đầy đủ số tiền nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì đoàn thanh tra tiếp nhận hồ sơ và báo cáo người ra quyết định Đoàn thanh tra xem xét, giải quyết, có Quyết định dừng thanh tra tại đơn vị.
“Đối với những đơn vị cố tình vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đề nghị đoàn thanh tra tiến hành thanh tra đúng trình tự, quy trình, thủ tục; kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính làm căn cứ để chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý theo quy định Điều 216 Bộ Luật Hình sự”, ông Nguyễn Đức Hòa nhấn mạnh.
Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Hà Nội cho biết: Từ nay đến cuối năm 2020, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội xác định tiếp tục thực hiện các biện pháp, giải pháp quyết liệt nhằm giảm tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Nhấn mạnh năm 2020 là năm rất nhiều thách thức, khó khăn với doanh nghiệp, cũng như với ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong công tác thu, thu nợ bảo hiểm xã hội. Đến nay, số nợ bảo hiểm xã hội trên toàn thành phố chiếm khoảng 9,4% số phải thu. Vì vậy, Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội đề nghị toàn ngành cần cùng nhau cố gắng, nỗ lực vượt qua khó khăn vì quyền lợi của người lao động. Bởi đơn vị, doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội là nợ người lao động, chứ không phải nợ cơ quan Bảo hiểm xã hội.
“Các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động và đảm bảo công bằng giữa các đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh”, ông Nguyễn Đức Hòa nhấn mạnh./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37
Mở rộng quyền lợi, phạm vi hưởng BHYT của người tham gia
Chính sách 06/12/2024 06:35