Xe buýt “kém sang” vì hạ tầng yếu

(LĐTĐ) Cùng với sự phát triển chung của hạ tầng giao thông, hệ thống xe buýt của Thủ đô cũng đang trong quá trình đổi thay mạnh mẽ. Xe buýt đã trở thành phương tiện hàng ngày của nhiều người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm cộng, hệ thống hạ tầng của loại hình này vẫn chưa theo kịp hạ tầng chung hoặc đang bị lấn chiếm tạo ra sự bất tiện cho hành khách, làm giảm đi chất lượng phục vụ của hệ thống xe buýt Thủ đô.
Xây dựng công trình Nhà chờ xe buýt chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp Xe buýt chậm do vận hành chung với dòng giao thông hỗn hợp

Hạ tầng xe buýt bị lấn chiếm, xuống cấp

Khảo sát nhanh tại một số nhà chờ, điểm dừng đỗ xe buýt trên địa bàn Hà Nội, không khó để thấy hình ảnh hàng quán, biển quảng cáo lấn chiếm không gian. Cụ thể, tại nhà chờ xe buýt đối diện Trường Đại học Y Hà Nội trên phố Tôn Thất Tùng, người dân vô tư bày bán hoa quả, thậm chí còn kê ghế ngay trong khuôn viên nhà chờ, chiếm dụng chỗ dừng chờ của hành khách đi xe buýt.

Là người thường xuyên đi xe buýt, anh Thanh Tùng, sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, anh cảm thấy rất khó chịu khi một số nhà chờ bị hàng quán lấn chiếm, bày bán tràn lan xung quanh các điểm chờ xe buýt. “Những hàng quán này nhiều lúc còn bán tràn ra vỉa hè, lúc đó tôi đành phải đứng ra mép đường chờ xe buýt tới, vì còn chỗ đâu mà ngồi”, anh Tùng bức xúc.

Xe buýt “kém sang” vì hạ tầng yếu
Hành khách đi xe buýt “len lỏi” giữa các xe chở rác đô thị.

Điều này cũng xảy ra tương tự tại điểm dừng đỗ xe buýt trước cổng Trường Đại học Giao thông Vận tải (quận Cầu Giấy), điểm chờ Trường Đại học Ngoại Thương và các điểm dừng, nhà chờ xe buýt trên các tuyến đường lớn như Đê La Thành, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, đường Yên Phụ… Thậm chí tại điểm dừng xe buýt ngõ 293 Lĩnh Nam, cột biển báo đã bị mất lâu nay, khiến nhiều hành khách lầm tưởng không phải điểm dừng đón, chỉ khi xe buýt dừng lại theo thói quen thì người dân mới nắm được thông tin.

Một vấn đề nữa cũng cần nhắc đến đó là nhiều điểm dừng, chờ xe buýt nằm sát ngay điểm tập kết rác thải của cả một khu vực như trên đường Láng, phố Khâm Thiên… khiến nhiều hành khách không khỏi quan ngại. “Đứng chờ xe buýt mà được khuyến mãi thêm cái mùi ngái ngái của rác, tôi cảm thấy rất khó chịu”, chị Phương Anh, quận Đống Đa chia sẻ.

Số liệu của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho thấy, hiện Hà Nội có khoảng hơn 3.800 điểm dừng, 361 nhà chờ xe buýt. Trong số này, có rất nhiều điểm dừng, nhà chờ xe buýt thường xuyên bị lấn chiếm không gian. Đáng chú ý, tại nhiều điểm dừng bị lấn chiếm, cơ quan chức năng đã xử phạt người vi phạm nhiều lần nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Thậm chí, tại một số nơi, người dân còn tự ý xê dịch điểm dừng trước cửa nhà mình để tiện cho việc trông xe, bán nước; một số cột trụ tại điểm dừng bị nhấc lên cắm xuống, không còn đảm bảo độ chắc chắn.

Theo TS Phan Lê Bình, Chuyên gia giao thông, Giảng viên trường Đại học Việt Nhật cho rằng: Ưu tiên cho xe buýt không chỉ là ưu tiên khi hoạt động trên đường, mà điểm dừng, nhà chờ cũng cần được lưu tâm. Hà Nội hiện có rất nhiều vị trí chờ xe buýt nằm cạnh điểm tập kết rác thải, hàng quán, rất mất vệ sinh. Thậm chí, vỉa hè để tiếp cận điểm dừng xe buýt cũng bị lấn chiếm. Cần khảo sát, điều chỉnh lại các điểm dừng để bảo đảm hợp lý hơn.

Song song với việc cải thiện hạ tầng, các cơ quan quản lý cũng cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp khác như tổ chức lại giao thông, tổ chức các bãi đỗ xe, trong đó có khu vực trung tâm thành phố để thuận tiện hơn cho người sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Ngành Giao thông vận tải Hà Nội cần tập trung rà soát mạng lưới, đánh giá hiệu quả các tuyến xe buýt để có sự điều chỉnh cho phù hợp, hiệu quả, tăng khả năng tiếp cận của người dân; chú trọng điều chỉnh hướng tuyến, tránh ùn tắc, thu hút người dân sử dụng giao thông công cộng.

Cần sự vào cuộc mạnh hơn nữa

Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội, trung bình mỗi năm có khoảng 4.000 lượt điều chỉnh thông tin, vị trí hoặc thu hồi các điểm dừng xe buýt, 80 lượt điều chỉnh lộ trình... Tuy nhiên, số lượng nhà chờ, điểm dừng xe buýt bị xâm phạm thì không thống kê kịp vì rất nhiều và tình trạng tái phạm diễn ra liên tục.

Ông Nguyễn Hoàng Hải khẳng định, muốn giải quyết được tình trạng lấn chiếm hạ tầng hỗ trợ xe buýt thì cần có sự vào cuộc quyết liệt, phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành liên quan, chính quyền địa phương. Cần thể hiện rõ hơn nữa vai trò, trách nhiệm quản lý của ngành Giao thông Vận tải, lực lượng Thanh tra giao thông và đặc biệt là vai trò của chính quyền địa phương.

Trong khi đó, lực lượng thanh tra Sở Giao thông Vận tải và Công an thành phố Hà Nội đã nhiều lần ra quân xử lý các hành vi lấn chiếm, xâm hại hạ tầng giao thông dành riêng cho xe buýt như tạm giữ xe vi phạm, tịch thu biển quảng cáo, xử lý hành chính... Tuy nhiên, sau khi bị xử lý một thời gian thì nhiều cá nhân lại tiếp tục vi phạm. Từ thực tế đó, cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý mạnh tay hơn, nâng cao mức xử phạt hành chính cũng như đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật, quy định bảo vệ hạ tầng xe buýt.

Trong khi đó, tại Quyết định số 34/2022/QĐ-UBND, ngày 10/10/2022 về tổ chức quản lý và khai thác hiệu quả hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, trong đó, vai trò, trách nhiệm, sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong bảo vệ hạ tầng xe buýt được quy định rất rõ. Theo đó, UBND quận, huyện, thị xã có trách nhiệm đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, bảo vệ hạ tầng xe buýt (PV - điểm trung truyển, điểm dừng, biển báo, nhà chờ đặt). Bên cạnh đó, địa phương cũng có trách nhiệm trong việc hỗ trợ và phối hợp với Sở Giao thông vận tải, lực lượng thanh tra giao thông trong việc xử lý các vi phạm xâm hại đến hạ tầng xe buýt.

Với các quy định cụ thể như vậy, rõ ràng vai trò của chính quyền địa phương trong đảm bảo hạ tầng xe buýt gồm: Các điểm trung truyển, điểm dừng, biển báo, nhà chờ đặt… là rất quan trọng. Mong rằng, cùng với chiến dịch ra quân lập lại trật tự đô thị, tình trạng lấn chiếm hạ tầng xe buýt sẽ sớm được xử lý triệt để, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho xe buýt Thủ đô.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.

Tin khác

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Trì cho biết vừa triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh, thiếu niên có hành vi gây rối trật tự trên địa bàn. Nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 14-19, mang hung khí là tuýp sắt hàn dao phóng lợn di chuyển với tốc độ cao, hò hét gây khiếp sợ cho người dân...
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

(LĐTĐ) Vụ hỏa hoạn tại nhà dân ở số 43, tổ 12 Thạch Bàn, quận Long Biên. Xác định có 2 nạn nhân mắc tại vị trí tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà, lực lượng chức năng đã nhanh chóng triển khai phương án cứu nạn; trong thời gian ngắn 2 nạn nhân đã được đưa đến nơi an toàn.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Xem thêm
Phiên bản di động