Xây dựng trường học hạnh phúc: Hiệu trưởng phải thay đổi
Xây dựng trường học hạnh phúc: Tất cả cùng thay đổi và tiến bộ | |
Hãy nuôi dưỡng trong mình tình yêu Tổ quốc và khát khao cống hiến | |
Chung tay xây dựng trường học hạnh phúc |
Chia sẻ tại Tọa đàm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, hiệu trưởng có vai trò rất đặc biệt. Đó là tạo ra môi trường hạnh phúc, gợi mở cho học sinh, giáo viên có những cảm xúc tích cực, ở đó giáo viên, học sinh được sáng tạo, được tôn trọng. Chỉ khi các hiệu trưởng hạnh phúc thì mới có sự cảm thông, chia sẻ, vị tha, tạo được môi trường mọi người thương yêu nhau.
“Cả nước hiện có gần 30.000 hiệu trưởng trường phổ thông. Khi hiệu trưởng hạnh phúc sẽ tạo ra môi trường tốt cho hơn 800.000 giáo viên phổ thông, giáo viên sẽ tạo hạnh phúc cho trên 16 triệu học sinh, học sinh hạnh phúc sẽ lan tỏa tới phụ huynh. Cứ như thế điều tốt, điều thiện sẽ tăng lên và lan tỏa trong xã hội” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhìn nhận.
Theo người đứng đầu ngành Giáo dục, với mỗi cá nhân, hạnh phúc là làm việc mình thích và thích việc mình đang làm, từ đó mới có nhiệt huyết để giảm áp lực. Tuy nhiên, hạnh phúc là khái niệm rộng lớn, khó hình dung. Vì vậy, để xây dựng được một trường học hạnh phúc cần có những tiêu chí cụ thể.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ tại Tọa đàm. |
Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, có ba nhóm tiêu chí để xây dựng một môi trường học tập hạnh phúc. Thứ nhất là xây dựng môi trường tôn trọng sự phát triển của mỗi cá nhân. Ở đó, không có bạo lực học đường, học sinh được thể hiện cái riêng của mình; được đối xử thân thiện, không phân biệt đẳng cấp hay xếp hạng; được phát triển tối đa năng lực của mình, được tôn trọng, không ai bị bỏ rơi.
Trường học phải là một thiết chế văn hóa xanh, sạch, đẹp. Ở những vùng khó khăn, nếu hiệu trưởng biết sắp xếp thì vẫn có thể xây dựng được một ngôi trường tuy không khang trang, hiện đại nhưng sạch đẹp. Trường học còn phải là môi trường dân chủ, ở đó mọi người được thể hiện ý kiến của mình.
Thứ hai là trong nhà trường giáo viên phải được sáng tạo, được đổi mới phương pháp dạy học, được dân chủ đóng góp ý kiến và phải khơi gợi cho các thầy cô giáo sự sáng tạo.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, hiện nay, có nhiều hiệu trưởng tôn trọng sự sáng tạo, nhưng cũng có nhiều hiệu trưởng còn mang tư tưởng áp đặt, bắt giáo viên phải nghe theo. Do vậy, hiệu trưởng cần thay đổi, giao quyền chủ động cho giáo viên, tạo ra môi trường để giáo viên dám đổi mới, hỗ trợ lẫn nhau, không chạy theo thành tích. Đồng thời cũng cần quan tâm giảm áp lực cho giáo viên từ sổ sách giấy tờ tới áp lực thành tích.
Để xây dựng trường học hạnh phúc, trong nhà trường giáo viên phải được sáng tạo, được đổi mới phương pháp dạy học, được dân chủ đóng góp ý kiến... (Ảnh minh họa) |
Học sinh đến trường bên cạnh việc học tập phải được vui chơi, trải nghiệm, sáng tạo. Khi không phải chịu áp lực của bài tập, không bị phân biệt đối xử các em sẽ cảm thấy hạnh phúc khi đến trường. Nếu hiệu trưởng khích lệ, động viên kịp thời giáo viên sẽ phấn khởi, từ đó lại khích lệ kịp thời học sinh. Cần khen che đúng và loại bỏ những hình phạt, thay vào đó là kỉ luật tích cực.
Thứ ba là quan hệ của nhà trường với cộng đồng xã hội, trong đó có những cựu học sinh của nhà trường. Hiệu trưởng trên cương vị của mình cần tạo dựng được mối quan hệ này để làm cho giáo viên, học sinh tự hào về môi trường đã ươm tạo, nuôi dưỡng nhiều tài năng, là ngôi trường được cộng đồng xã hội tôn trọng.
“Không phải ngày một ngày hai, không phải một người có thể xây dựng được trường học hạnh phúc nhưng hiệu trưởng nếu biết dẫn dắt, truyền lửa sẽ tạo được môi trường hạnh phúc, ở đó giáo viên muốn đến trường, học sinh muốn đi học. Hạnh phúc là một quá trình, chúng ta cứ xây đắp, dần dần sẽ lan tỏa.
Khi tạo được môi trường hạnh phúc trong nhà trường sẽ hình thành những con người coi trọng cảm xúc chứ không phải chạy theo trí tuệ nhân tạo, chạy theo công nghệ. Công nghệ là rất cần trong thời đại hiện nay, nhưng nếu chúng ta quá coi trọng sẽ không đảm bảo mục tiêu của giáo dục là phát triển con người toàn diện” - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58