Xây dựng nông thôn mới hiện đại

(LĐTĐ) Nhằm thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ, thu nhập giữa nông thôn với thành thị, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới Dấu ấn khởi sắc trong xây dựng nông thôn mới

Nhân rộng mô hình thôn thông minh

Được triển khai từ năm 2022, đến nay mô hình thôn thông minh của thôn Tháp Thượng, xã Song Phượng (huyện Đan Phượng) đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân trong sinh hoạt, đời sống và giúp chính quyền địa phương trong công tác quản lý địa bàn. Ghi nhận tại thôn Tháp Thượng, đường làng, ngõ xóm, sáng xanh, sạch, đẹp; các bảng quét mã QR hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính, như khai sinh, khai tử, kết hôn, chứng thực... được treo ở nhà văn hóa, điểm công cộng, một số con ngõ trong thôn với cách thức thực hiện thuận lợi.

Xây dựng nông thôn mới hiện đại
Thôn Vân Sa 1, xã Tản Hồng (huyện Ba Vì) được chọn xây dựng thôn thông minh. Ảnh: P.Ngân

Các camera được lắp ở những vị trí trọng yếu và trước cửa nhà các hộ dân, giúp giám sát an ninh trật tự trên địa bàn. Cùng với những ích lợi từ công nghệ số, Hợp tác xã Nông nghiệp Song Phượng đã thành lập trang fanpage “Nông sản sạch Song Phượng”, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương, như kẹo lạc, nấm, bưởi Diễn với gần 100 nông dân trên địa bàn xã tham gia.

Ngoài ra, xã đã hướng dẫn các thôn thành lập nhóm Zalo của thôn do trưởng thôn làm trưởng nhóm, thành viên là các tổ trưởng tổ tự quản; thành lập nhóm Zalo tự quản do tổ trưởng tổ tự quản là trưởng nhóm, thành viên là các gia đình trong tổ. Từ khi có các nhóm Zalo này, thông tin tương tác hai chiều từ thôn, xã tới dân và từ dân tới thôn, xã được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, thuận lợi.

Tương tự, triển khai thực hiện mô hình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, với sự quyết tâm cao của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân, xã Tản Hồng (huyện Ba Vì) đã khoác lên mình diện mạo mới, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp và chất lượng cuộc sống của người dân từng bước được nâng lên. Người dân chung tay thực hiện phong trào “Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu”; phong trào “Xây dựng và giữ gìn thôn, xóm sáng - xanh - sạch đẹp, an toàn”, người dân tự sơn sửa tường rào, các thôn tổ chức vẽ tranh tường bích họa, trồng mới đường hoa, cây xanh, phối hợp lắp đặt hệ thống chiếu sáng…

Trong triển khai xã nông thôn mới kiểu mẫu, xã Tản Hồng lựa chọn thôn Vân Sa 1 để xây dựng mô hình thôn thông minh. Hiện nay thôn Vân Sa 1 đã xây dựng được 13 ngõ tự quản, 100% các hộ dân đều được đánh số nhà. Các trục đường thôn, liên thôn, đường ngõ được cứng hóa, trồng cây xanh, cây bóng mát và trồng hoa. Cây xanh, sắc hoa đua nhau khoe sắc dọc đường, bộ mặt miền quê trù phú, an lành, đáng sống đang hiện hữu, tạo nên ánh mắt lấp lánh niềm vui của người dân nơi đây.

Để thực hiện mô hình thôn thông minh, thôn Vân Sa 1 đã thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng phối hợp với Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ, tổ tự quản “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, khảo sát, hướng dẫn các hộ dân tham gia tìm hiểu chuyển đổi số; các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến, cài đặt ứng dụng và lập tài khoản thanh toán điện tử, hướng dẫn người dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng phương thức thanh toán điện tử, giao dịch thương mại điện tử... Thôn cũng thành lập các nhóm Zalo để thuận tiện trao đổi, tuyên truyền giữa chính quyền và người dân. Các ngõ, xóm trong thôn đều đã lắp camera đảm bảo an ninh, trật tự, hệ thống phòng cháy, chữa cháy.

Tự hào về sự đổi thay này, bà Phạm Thị Thủy - Bí thư Chi bộ thôn Vân Sa 1 xã Tản Hồng cho biết: “Đây là kết quả từ sự đồng lòng, nỗ lực của toàn thể người dân trong việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới. Mô hình thôn thông minh sẽ đem lại sự thuận lợi cho người dân. Khi các nhóm Zalo được thành lập, hệ thống quản lý, trao đổi, tuyên truyền thông tin đều được truyền đạt đến 100% hộ gia đình. Từ đó, các hộ dân được tiếp cận với thông tin của xã, thôn một cách nhanh chóng, chính xác, thuận tiện hơn trước”.

Hướng đến nông thôn hiện đại

Không chỉ các thôn, xã triển khai các mô hình chuyển đổi số, tận dụng nhiều lợi thế sẵn có, những năm qua, Hà Nội đã thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, qua đó giúp tái cơ cấu ngành và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tiêu biểu mô hình chăn nuôi bò của ông Trần Văn Thắng, xã Thọ An (huyện Đan Phượng) khiến nhiều người cảm phục.

Năm 2012, ông Thắng bắt đầu nuôi giống bò cỏ truyền thống. Năm 2014, ông mở rộng trang trại, các giống bò ngoại chất lượng cao như bò 3B, bò Brahman... đã được gia đình ông đưa vào chăn nuôi. Ban đầu gia đình ông nuôi với số lượng vài chục con, nhận thấy hiệu quả kinh tế mà mô hình đem lại, ông Thắng mở rộng mô hình, có thời điểm số lượng bò trong trại lên tới vài trăm con. Nâng cao hiệu quả chăn nuôi, ông đầu tư hệ thống uống nước tự động, áp dụng công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường. Khu chăn nuôi của gia đình cách xa khu dân cư và được xây dựng với hệ thống xử lý chất thải bảo đảm an toàn cho chăn nuôi. Khi mô hình chăn nuôi thuận lợi, ông đầu tư cơ sở giết mổ, chế biến thịt bò. Với mô hình chăn nuôi, phân phối khép kín, không phụ thuộc thương lái đã giúp ông Thắng giảm được nhiều chi phí, đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 15 - 20 lao động trong vùng. Năm 2022 ông Thắng vinh dự được bình chọn là 1 trong 100 nông dân Việt Nam xuất sắc.

Xây dựng nông thôn mới hiện đại
Mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc của anh Nguyễn Trung Tấn (xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây) đem lại giá trị kinh tế cao. Ảnh: Đ.Luyện

Nhận thấy dưa lê Hàn Quốc đem lại giá trị kinh tế cao bởi kỹ thuật chăm sóc khá đơn giản, lại phù hợp với khí hậu địa phương, anh Nguyễn Trung Tấn (thôn Lễ Khê, xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng cây màu kém hiệu quả của gia đình sang trồng dưa lê Hàn Quốc. Đến nay, mô hình của anh đã cho quả ngọt, thu hút đông đảo du khách tới tham quan, học tập.

Đầu năm 2023, gia đình anh Tấn đã đầu tư trên 600 triệu đồng để xây dựng nhà màng, hệ thống tưới nước tự động để trồng giống dưa lê Hàn Quốc. Nhà màng có ưu điểm bảo vệ cây trồng trước những tác động xấu của thời tiết, ngăn chặn sự xâm nhập phá hoại của chuột, cũng như các loài côn trùng gây hại khác; do đó, quá trình canh tác không sử dụng thuốc trừ sâu mà chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học nên sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đối với hệ thống tưới nước, anh lắp đặt hệ thống tưới tự động. Với hệ thống này, phân được hòa vào nước rồi tưới cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Hệ thống tưới tự động chính xác cho mỗi cây nên dưa phát triển đồng đều theo từng giai đoạn. Hiện tại, mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc của anh có diện tích 1.000m2 với hơn 2.600 gốc theo cách gối vụ, giá bán từ 50.000 - 55.000 đồng/kg, bước đầu dưa đã đem lại thu nhập cho gia đình. Hiện gia đình anh cung cấp chủ yếu cho các siêu thị hoa quả sạch tại Hà Nội.

Từ kết quả của những mô hình tiêu biểu, có thể khẳng định việc ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần nâng cao hiệu quả điều hành của cấp ủy, chính quyền, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Hoa Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Xem thêm
Phiên bản di động