Xây dựng nông thôn mới gắn với nâng cao thu nhập cho người dân
Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc Xây dựng huyện Thanh Oai trở thành quận đô thị sinh thái Huyện Mê Linh chuyển mình sau 10 năm xây dựng nông thôn mới |
Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới, nhiều xã tại các huyện ngoại thành trên địa bàn Thủ đô đã và đang tiếp tục thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Điển hình như tại xã Hương Ngải (huyện Thạch Thất), đầu năm 2021, xã Hương Ngải được huyện chọn thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, khi đó xã mới có 15/19 tiêu chí đạt, còn 4 tiêu chí chưa đạt.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã Hương Ngải đã tập trung các giải pháp, huy động tối đa nguồn lực để phát triển mọi lĩnh vực, từ đó giúp kinh tế địa phương tăng trưởng khá, có tính bền vững. Tổng giá trị sản xuất năm 2021 đạt trên 1.300 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp đạt 49%; dịch vụ, thương mại và thu khác chiếm 44%, nông nghiệp chỉ còn trên 7%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 ước đạt trên 75,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,20%.
Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đang là điểm nhấn về việc nâng cao chất lượng đời sống người dân. |
Các hoạt động văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội được quan tâm; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác quốc phòng, quân sự địa phương được chú trọng. Đảng bộ xã nhiều năm liền được công nhận trong sạch vững mạnh và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Với quan điểm lấy người dân là chủ thể, cùng phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, xã Hương Ngải đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khơi dậy được sức mạnh đoàn kết, thống nhất của cả hệ thống chính trị. Đến cuối 2021, xã Hương Ngải đã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Ông Nguyễn Văn Hưng (người dân xã Hương Ngải) chia sẻ: “Từ khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới nâng cao, diện mạo xã Huong Ngải nói riêng, Thủ đô Hà Nội nói chung ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp. Đặc biệt, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao; hạ tầng giao thông, y tế, trường, trạm được xây dựng. Từ làm nông đơn thuần, người dân nơi đây đã biết làm du lịch, dịch vụ…”.
Tương tự, tại xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất), với sự đầu tư tập trung, tương đối đồng bộ, hợp lý, Tiến Xuân là xã đầu tiên trong số các xã vùng đồng bào dân tộc miền núi của thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện nay, với khoảng 7.800 dân, toàn xã chỉ còn 4 hộ nghèo, chiếm 0,23% (giảm 02 hộ so với năm 2020); hộ cận nghèo 19 hộ, chiếm 1,09%. Dù là xã dân tộc miền núi nhưng thu nhập bình quân đầu người năm 2021 của Tiến Xuân đã đạt 70 triệu đồng/người/năm.
Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Xuân Nguyễn Văn Nghĩa cho biết, chính nhờ sự quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng cùng với những giải pháp đồng bộ là động lực giúp thúc đẩy các lĩnh vực tăng tốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn xã năm sau cao hơn năm trước. Năm 2022, xã phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 76 triệu đồng/người/năm.
“Xã cũng sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả, áp dụng biện pháp kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất. Cùng với diện mạo kinh tế mới, xã tiếp tục có kế hoạch gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống bản sắc dân tộc Mường nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người dân”, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Xuân nhấn mạnh.
Cơ sở hạ tầng tại các huyện ngoại thành đã và đang được quan tâm, đầu tư, xây dựng. |
Tương tự, tại huyện Thường Tín, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới phát triển sâu rộng, trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Trước đó, huyện Thường Tín có xuất phát điểm thấp so với Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển chưa đồng bộ. Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn.
Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhất là hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh không ngừng được đầu tư xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện với 100% số đường trục xã, liên xã, đường trục thôn, đường liên thôn, xóm được cứng hóa, bê tông, thảm nhựa.
Hệ thống giao thông nội đồng, kênh mương, thủy lợi phục vụ sản xuất được đầu tư, bảo đảm an toàn trong phòng, chống lũ, tiêu thoát nước. Mạng lưới điện được cải tạo, nâng cấp, như trạm biến áp, đường dây, hệ thống chiếu sáng… đáp ứng sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Đời sống người dân không ngừng được nâng cao và cải thiện.
Điển hình là tại xã Hồng Vân (huyện Thường Tín), trước đó, Hồng Vân là xã thuần nông, người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng lúa, trồng hoa, cây cảnh, chăn nuôi. Những năm qua, xã Hồng Vân tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp theo định hướng sản xuất chuyên canh hàng hóa và khai thác du lịch - dịch vụ trong nông nghiệp.
Về thăm xã Hồng Vân, nhiều khách tham quan sẽ không khỏi ngạc nhiên vì sự thay đổi của miền quê nơi đây. Những tuyến đường khang trang, rộng đẹp được đầu tư nâng cấp đồng bộ. Thảm hoa, cây xanh phủ bóng ven những con đường, ngõ xóm dẫn vào khu dân cư, hiếm khi bắt gặp rác thải bị vứt bỏ ven đường.
Các hoạt động phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới tại xã Hồng Vân (huyện Thường Tín) góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. |
Ông Ngô Xuân Giang, thôn Xâm Xuyên (xã Hồng Vân) chia sẻ: “Thời gian qua, chủ trương chuyển đổi ngành nghề từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ, đặc biệt là du lịch đã giúp đời sống người dân trong xã luôn ổn định, ngày càng xuất hiện nhiều hộ giàu. Bên cạnh đó, thực hiện xây dựng nông thôn mới, đường sá được rộng mở, rác thải được thu gom hàng ngày… nên người dân trong xã phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước”.
Trước đó, Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy khóa XVII về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”, Hà Nội phấn đấu đến hết năm 2025, toàn Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 100% số huyện, xã đạt chuẩn nông thôn mới; 20% số huyện và 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Thu nhập của nông dân khu vực nông thôn đạt 80 triệu đồng/người/năm...
Được biết, để thúc đẩy nông nghiệp phát triển, nâng cao đời sống người dân, thời gian tới, Hà Nội tiếp tục duy trì và phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ tại các vùng chuyên canh tập trung; tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, xây dựng thương hiệu và hướng tới xuất khẩu.
Thành phố sẽ phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, tuần hoàn ở cả quy mô trang trại và hộ chăn nuôi, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường và thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị... Ngoài ra, Hà Nội sẽ phát triển cây, con giống, phấn đấu trở thành trung tâm cung cấp cây, con giống cho các địa phương trong cả nước…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 19/11/2024 20:04
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 17/11/2024 15:01
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Nông thôn mới 26/07/2024 14:03