Huyện Mê Linh chuyển mình sau 10 năm xây dựng nông thôn mới
Nông dân tiên phong trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu Xây dựng huyện Thanh Oai trở thành quận đô thị sinh thái |
Hình thành các vùng chuyên canh, mô hình kinh tế hiệu quả
Chúng tôi có dịp về với huyện Mê Linh trong một buổi chiều tháng 8 trong chuyến chuyến công tác do Hội Nhà báo thành phố Hà Nội phối hợp với huyện Mê Linh tổ chức. Huyện Mê Linh giờ đây đã có nhiều đổi thay. Những con đường liên thôn, liên xã đều được trải dài bê tông . Đời sống kinh tế của người dân cũng khấm khá hơn nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mạnh dạn đầu tư khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.
Mô hình trồng hoa lan hồ điệp đưa lại hiệu quả kinh tế cao tại huyện Mê Linh. |
Theo đó, trên địa bàn huyện Mê Linh đã hình thành các vùng chuyên canh hoa và rau với diện tích lớn, đưa lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Toàn (thôn Đại Bái, xã Đại Thịnh) có khoảng 6 sào trồng hoa cúc. Theo anh Toàn, cùng với việc bán hoa cúc vào các dịp ngày rằm, mùng 1, người dân nơi đây thu nhập chủ yếu và vụ Tết. Hàng năm, hoa cúc vụ Tết sẽ được bán với giá dao động từ 3.000 đồng tới 3.500 đồng/ bông. Nếu như thời tiết thuận lợi và thị trường ổn định, việc trồng hoa cúc sẽ đưa lại thu nhập cao gấp hàng chục lần so với việc trồng lúa.
Ông Phạm Đức Tài, thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh là một trong những người tiên phong trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Với những đồng vốn ít ỏi, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, hiện tại vườn hoa hồng cảnh của ông Tài với những giống hoa hồng cổ, hồng nhập quý hiếm đã đưa lại cho ông thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí.
Không chỉ có vùng trồng hoa tại xã Mê Linh, Đại Thịnh, trên địa bàn huyện Mê Linh cũng đã hình thành các vùng chuyên canh hiệu quả như: Vùng trồng củ cải trắng ở xã Tráng Việt, vùng su hào ở xã Tiền Phong, vùng rau gia vị ở xã Tiến Thắng, vùng hành tây ở xã Văn Khê…
Cùng với các vùng chuyên canh, trên địa bàn huyện cũng có nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Một trong số các mô hình kinh tế hiệu quả phải kể đến là mô hình nông trại đa canh của gia đình ông Nguyễn Tiến Dũng; mô hình trồng ổi lê Đài loan của Hợp tác xã nông nghiệp Khánh Phong...
Vượt khó đưa Mê Linh về đích huyện nông thôn mới
Nền kinh tế huyện Mê Linh phát triển như hiện tại là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và nhân dân huyện Mê Linh trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Còn nhớ, trước thời điểm năm 2010, Đảng bộ và nhân dân huyện Mê Linh phải đối mặt với không ít khó khăn như: Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu đồng bộ, vừa xuống cấp, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển. Năm 2010, huyện Mê Linh bước vào công cuộc xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm thấp. Toàn huyện chỉ đạt 1/19 tiêu chí (an ninh trật tự), các tiêu chí còn lại đều đạt thấp (2/19 tiêu chí đạt 70-90%, 5/19 tiêu chí đạt 50-60%, 11/19 tiêu chí đạt dưới 50%).
Diện mạo huyện Mê Linh khang trang, sạch đẹp sau khi về đích nông thôn mới. |
Không chịu khuất phục trước khó khăn, tham gia Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Mê Linh đã tập trung tối đa mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quan tâm tổ chức sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi… góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân từng bước được cải thiện.
Xác định nông nghiệp là bệ đỡ ổn định nên cơ cấu nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bước đầu xây dựng được thương hiệu hàng hóa nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Cùng với việc đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế, đời sống văn hóa tinh thần của người dân trên địa bàn huyện cũng không ngừng được nâng cao. Giai đoạn 2010 đến nay, UBND huyện Mê Linh đã đầu tư xây dựng mới 20 nhà văn hóa, khu thể thao với số tiền 65.816 triệu đồng; nâng cấp, cải tạo 6 nhà văn hóa với số tiền là 2.750 triệu đồng. Có 67/81 thôn làng, 17/18 tổ dân phố đã có nhà văn hóa với đồng bộ trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống thiết chế văn hóa xã, thôn luôn phát huy được hiệu quả, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sinh hoạt văn hóa - văn nghệ - thể dục thể thao lành mạnh của nhân dân địa bàn huyện.
Với sự đồng thuận của chính quyền và nhân dân, thời điểm hiện tại, 16/16 xã của huyện Mê Linh đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; đối với các tiêu chí huyện nông thôn mới theo Hướng dẫn số 108/HD-UBND ngày 24/5/2017 của UBND thành phố Hà Nội huyện đã đạt 9/9 tiêu chí theo quy định tại Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 5/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Phát huy những kết quả đạt được, trong giai đoạn 2021- 2025, huyện sẽ duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với huyện nông thôn mới, tiến tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu để đảm bảo xây dựng nông thôn mới là quá trình thường xuyên, liên tục, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững.
Theo báo cáo của UBND huyện Mê Linh, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, trong 10 năm (từ 2010-2020), huyện Mê Linh đã huy động được 4.011 tỷ đồng tập trung xây dựng mới 442,8 km và cải tạo 105,5km đường giao thông trục liên xã, liên thôn, đường ngõ xóm, trục chính nội đồng, xây mới 51km kênh mương cấp 3. Huyện đã xây mới và sửa chữa 126 điểm trường học, xây mới 20 nhà văn hóa, khu thể thao với số tiền 2.750 triệu đồng. Đến nay có 67/81 thôn làng, 17/18 tổ dân phố đã có nhà văn hóa, với đồng bộ trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 51,6 triệu đồng/người/năm; huyện cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 80-85%; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị
Phòng chống cháy nổ 20/12/2024 08:24
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Loạt xe máy bị thiêu rụi tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng có được hưởng bảo hiểm?
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 18:33
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29