Xây dựng đường sắt đô thị theo mô hình TOD tạo ra không gian phát triển mới
Phát triển đô thị theo mô hình TOD: Giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông Để đường sắt đô thị phát triển nhanh, cần "cởi bỏ chiếc áo" cơ chế chật hẹp |
Phát triển TOD hài hòa với bảo tồn các không gian văn hóa
Đề xuất quy hoạch hệ thống TOD - Thủ đô Hà Nội, TS. KTS Lê Chính Trực, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội nhận định, TOD phát triển nhằm tối ưu hóa 3 chức năng chính của đô thị là: Nơi ở, nơi làm việc và giải trí, trong khu vực có khả năng đi bộ và được hỗ trợ bởi hệ thống giao thông công cộng.
Theo đó, 6 đặc điểm cơ bản của vùng TOD bao gồm: Sử dụng tối đa tiềm năng của vùng đô thị hiện tại; Giảm thiểu sự xâm lấn của đô thị hóa; Liên kết chặt chẽ đất đô thị và giao thông; Giảm thiểu giao thông cá nhân; Giảm thiểu ô nhiễm môi trường; Đảm bảo đa dạng hiệu quả kiến trúc nhà ở; Thiết kế đô thị.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu tại Hội thảo. |
Ông Lê Chính Trực thông tin, Hà Nội hiện có diện tích tự nhiên 3359,8km2 với quy mô dân số dự kiến năm 2045 là 14,6 triệu người sẽ hình thành đô thị cực lớn. Với đô thị như Hà Nội, việc phát triển mô hình TOD sẽ tăng hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả kinh tế, xã hội môi trường; Giảm khoảng cách đi lại giữa nơi ở với nơi làm việc, các cửa hàng; Giảm đô thị hóa tràn lan. Bảo vệ tài nguyên đất đai; Giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, Định hướng cho phát triển đô thị ra bên ngoài…
Để việc phát triển TOD đạt được hiệu quả cao, ông Lê Chính Trực đưa ra một số điều kiện như: Hạn chế phát triển đô thị mới khu vực nội đô lịch sử và bảo tồn các giá trị lịch sử văn hóa, đã xây dựng hiện hữu. Phát triển TOD có tính chất hạn chế nhà cao tầng, ưu tiên phát triển không gian ngầm, các điểm TOD theo tiêu chí tái thiết cải thiện điều kiện cảnh quan, môi trường.
Đồng thời, đảm bảo về phân bổ dân số, khả năng đáp ứng hạ tầng xã hội. Tổ chức không gian TOD hiện đại, gắn với phát triển bền vững cần giải quyết về phương thức trung chuyển, bãi đỗ xe.
TS. KTS Lê Chính Trực nhận định, TOD phát triển nhằm tối ưu hóa 3 chức năng chính của đô thị. |
Phát triển nhà ở dạng shop-house, khai thác các dịch vụ, du lịch… gắn với đi bộ và hoạt động "kinh tế vỉa hè". Tổ chức không gian theo hình thái đô thị từng khu vực. Đối với khu vực phát triển mới: Phát triển bền vững, đảm bảo mật độ, không gian mở, tạo không gian cộng đồng. Bố trí đủ các công trình công cộng: trường học, nhà trẻ, văn hóa theo chỉ tiêu. Bố trí chợ dân sinh gần khu vực ga…
Chia sẻ kinh nghiệm triển khai TOD tại Nhật Bản, bà Tomoko ABE (General Planning Division, Overseas Department, ALMEC Corporation) cho rằng TOD là công cụ để phát triển đô thị bền vững. Hà Nội cần nghĩ cách phát triển đô thị và đường sắt công cộng, tăng tính kết nối nhà ga trung tâm với ga tại các quận, huyện xung quanh. Đồng thời sử dụng hợp lý đất công để tăng hiệu quả.
Theo ông Hiroshi Nishimaki (CEO Công ty ExeIdea Ltd), chìa khóa thành công trong phát triển TOD cần 3 tập trung yếu tố: Tập hợp, thu hồi nguồn đất có chiến lược; có kế hoạch quy hoạch năng động cho khu vực; nắm bắt giá trị tăng thêm từ đất
Tiến sỹ Quy hoạch đô thị Trần Mai Anh (Đại học Kiến trúc thành phố HCM) nhìn nhận, TOD đã thành công triển khai ở nhiều nước như Mỹ, các quốc gia Châu Âu, Nhật Bản, Singapore... Tuy nhiên khi triển khai tại Việt Nam, khái niệm về TOD đang được nhìn nhận, hiểu và áp dụng chưa thực sự phù hợp.
Nguyên tắc quy hoạch và triển khai TOD là thúc đẩy khu vực chuyển đổi giao thông công cộng trở thành các điểm nút quan trọng và duy trì khả năng phát triển. Bên cạnh đó, thúc đẩy khu vực xung quanh ga trở thành trung tâm TOD sôi động và đáng sống cho mọi tầng lớp xã hội. Tăng cường phát triển lấy con người làm trung tâm và bù đắp lợi ích cá nhân từ việc tăng giá trị đất để phân phối lại cho dịch vụ công thông qua thu hồi giá trị gia tăng từ đất…
Toàn cảnh phiên chuyên đề Quy hoạch TOD. |
Kỳ vọng thay đổi diện mạo đô thị
Kết luận ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết: “Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 đô thị đặc biệt trên toàn quốc, có quy mô lớn về diện tích, dân số và tốc độ tăng trưởng cao. Đồng thời, có vai trò là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - đô thị cho các vùng miền xung quanh”.
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, tại 2 thành phố đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và phát triển đô thị. Trong đó, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường sắt đô thị trong nhiều năm qua đã và đang được quan tâm, chú trọng triển khai.
Tuy nhiên, qua quá trình phát triển, còn nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế, việc đầu tư phát triển cho hệ thống giao thông, đặc biệt là đường sắt đô thị còn chậm, cơ chế chính sách và nguồn lực thực hiện còn hạn chế.
Trong khi đó, với tốc độ phát triển kinh tế xã hội tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ đô thị hóa cao, dân số tăng nhanh, nhu cầu đi lại và số lượng phương tiện cá nhân ngày càng nhiều, đòi hỏi phải hoàn chỉnh, bổ sung hệ thống hạ tầng giao thông và phương tiện giao thông công cộng.
“Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đã sớm xây dựng các đồ án quy hoạch đô thị có chất lượng và tầm nhìn xa đảm bảo cho sự phát triển dài hạn. Trong đó, hệ thống đường sắt đô thị được xem như xương sống của hạ tầng giao thông vận tải. Việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị được kỳ vọng không chỉ thay đổi diện mạo đô thị, giải quyết triệt để các vấn đề về ùn tắc giao thông, mà còn thay đổi được thói quen sử dụng phương tiện công cộng và văn hóa giao thông của người dân. Hướng tới giảm thiểu phương tiện cá nhân và ô nhiễm môi trường”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết thêm.
Tiến sỹ Quy hoạch đô thị Trần Mai Anh phát biểu tại Hội thảo. |
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho rằng, công tác quy hoạch, xây dựng đô thị gắn kết với hệ thống đường sắt đô thị theo mô hình TOD để tạo ra không gian phát triển mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy hiệu quả trong huy động vốn. Khai thác, vận tải đường sắt nói chung và hệ thống đường sắt đô thị nói riêng là một trong các nhiệm vụ trọng tâm đã được đặt ra trong nhiều chính sách phát triển đô thị, phát triển giao thông của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua.
Bộ Chính trị đã đặt ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó có tập trung đầu tư phát triển, đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị; phát triển đô thị Hà Nội thông minh, hiện đại. Đồng thời, tập trung hình thành một số cực tăng trưởng mới; từng bước tạo ra chùm đô thị, các đô thị vệ tinh, mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông TOD.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định, nội dung được đóng góp tại hội thảo mang tính thực tiễn cao, hữu ích, giúp cho chính quyền 2 thành phố có thêm dữ kiện, thông tin để nghiên cứu, đáp ứng các yêu cầu cấp bách đặt ra đối với việc hoạch định chính sách về quản lý và phát triển đô thị, phát triển hệ thống đường sắt đô thị. Đồng thời, là tiền đề tạo ra những kế hoạch, giải pháp vượt trội trong lĩnh vực tái thiết, phát triển đô thị nói chung và hệ thống đường sắt đô thị nói riêng.
TOD là khu vực đô thị phát triển nhằm tối ưu hóa 3 chức năng chính của đô thị là ở - làm việc - giải trí trong khu vực có khả năng đi bộ và được hỗ trợ bởi hệ thống giao thông công cộng. Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) được định nghĩa là một mô hình phát triển đô thị lấy giao thông công cộng làm trung tâm, tăng khả năng, sự thuận tiện cho người dân tiếp cận các điểm trung chuyển, các ga đường sắt đô thị, qua đó giảm thiểu nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân, khuyến khích người dân sử dụng giao thông công cộng và tạo ra các khu đô thị bền vững, thân thiện với môi trường. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15