Kỳ cuối: Cần giải pháp quy hoạch đồng bộ để làng nghề phát triển bền vững
Hành trình giữ nghề nơi "xứ mây" Kỳ 1: Nan giải vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề Kỳ 2: Đổi mới công nghệ sản xuất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường |
Xây dựng thương hiệu làng nghề gắn với du lịch
Hiện nay, kinh tế làng nghề đã cho thấy có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước. Hiệu quả từ việc sử dụng nhiên liệu thay thế nhằm tiết kiệm năng lượng, cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị hiện đại trong phát triển bền vững sản phẩm tại các làng nghề đã được minh chứng. Tuy nhiên, để thương hiệu sản phẩm làng nghề phát triển bền vững, thì cần phải tận dụng tốt thế mạnh của mình để phát triển làng nghề theo hướng “kinh tế xanh, kinh tế không khói bụi” - đó chính là mô hình phát triển kinh tế làng nghề từ du lịch.
Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông) đã thực hiện rất tốt mô hình phát triển kinh tế làng nghề gắn với phát triển du lịch |
Hiểu rõ tầm quan trọng này, Hà Nội đã quy hoạch, xây dựng và hoàn thiện được hai điểm du lịch làng nghề nổi tiếng, đó là làng nghề lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) và nghề gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm). Sau quy hoạch, hai làng nghề này đã đón hàng nghìn lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm quy trình sản xuất và mua sắm sản phẩm mỗi năm. Để có được thành công này, cùng với việc chính quyền địa phương và thành phố Hà Nội đã có những định hướng, quy hoạch phát triển làng nghề đồng bộ, thì việc thay đổi tư duy của người dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa, đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất… có ý nghĩa rất quan trọng.
Từ thành công của mô hình làng nghề kết hợp phát triển du lịch tại làng nghề Vạn Phúc và Bát Tràng, mô hình phát triển làng nghề theo hướng “kinh tế xanh, làng nghề sạch” được nhiều làng nghề trên địa bàn Thủ đô áp dụng thành công. Đơn cử như tại huyện Thường Tín (Hà Nội), với định hướng phát du lịch trở thành một ngành kinh tế có vai trò quan trọng, song song với việc triển khai các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thời gian qua, huyện Thường Tín đã nỗ lực xây dựng điểm đến có tính chất điểm nhấn, xây dựng các tour, tuyến tới các làng nghề có thế mạnh để phát triển du lịch làng nghề như: Làng nghề lược sừng Thụy Ứng, nghề mộc Vạn Điểm, nghề hoa cây cảnh Hồng Vân, bánh dày Quán Gánh… Nhờ đó, không chỉ sản phẩm làng nghề đến gần hơn với người tiêu dùng, mà thu nhập của người dân đã được nâng lên, đường làng, ngõ xóm ngày một khang trang, sạch đẹp.
Giống như Thường Tín, huyện Phú Xuyên cũng là một trong những địa phương của Thủ đô tích cực triển khai các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm làng nghề, xây dựng mô hình làng nghề “xanh”, làng nghề gắn với phát triển du lịch. Theo số liệu thống kê, Phú Xuyên hiện có 154 làng, cụm dân cư đều có nghề với các nghề truyền thống như: Đan cỏ tế, khảm trai, sơn mài, đồ gỗ mỹ nghệ, thêu, cào bông... Trong đó, có 43 làng nghề đã được Thành phố công nhận. Đặc biệt, huyện hiện có hai điểm làng nghề đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận là điểm du lịch, đó là làng nghề khảm trai, sơn mài Chuyên Mỹ và làng nghề may Vân Từ.
Ông Nguyễn Mạnh Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên cho biết, huyện phấn đấu trong giai đoạn 2025 - 2030 trở thành một trong những huyện trọng điểm du lịch làng nghề của Hà Nội, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng nguồn thu ngân sách, tạo động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế cùng phát triển…
Xây dựng các mô hình trải nghiệm thực tế, kết nối xây dựng tour giúp mô hình du lịch làng nghề phát triển |
Với bước chuyển mình từ các làng nghề như tại Thường Tín, Phú Xuyên… phần nào đã cho thấy, sự chuyển biến này đã mang lại những tín hiệu tích cực trong việc chuyển đổi mô hình kinh tế làng nghề. Tuy nhiên, để trở thành điểm đến du lịch làng nghề truyền thống hấp dẫn, thu hút du khách, thì các địa phương cần phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các sản phẩm dịch vụ ẩm thực, dịch vụ trải nghiệm gắn với đời sống nông thôn. Đồng thời, xây dựng kết nối tour, tuyến với điểm đến du lịch của các địa phương lân cận nhằm tăng tính hiệu quả, trải nghiệm và kết nối. Qua đó, đưa mô hình phát triển du lịch làng nghệ đạt hiệu quả tối ưu nhất, qua đó vừa phát triển thương hiệu sản phẩm làng nghề, vừa nâng cao thu nhập cho người dân.
Ứng dụng công nghệ hiện đại để phát triển làng nghề bền vững
Có thể thấy, trong sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường, việc các làng nghề truyền thông nâng cao việc đầu tư công nghệ vào sản xuất, không chỉ giúp giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường, mà còn giúp nâng cao sự cạnh tranh cho các sản phẩm làng nghề. Tuy nhiên, để các sản phẩm làng nghề truyền thống thực sự vươn xa và đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời đại số, thì việc ứng dụng những thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 trong các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề, đặc biệt là làng nghề thủ công mỹ nghệ, thực hiện mô hình “làng nghề xanh”, “làng nghề số” là xu hướng và nhiệm vụ tất yếu cần phải thực hiện.
Khi đã giải quyết được vấn đề xử lý môi trường làng nghề, gắn phát triển, kinh doanh làng nghề với du lịch… thì việc ứng dụng công nghệ 4.0, tăng cường kết nối, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm làng nghề qua các sàn thương mại điện tử sẽ là một hướng đi mới, hướng đi hiện đại và hiệu quả cần được các cơ sở sản xuất, các nghệ nhân làng nghề đầu tư phát triển.
Là một trong những người đi đầu trong việc xây dựng, áp dụng công nghệ 4.0 vào phát triển, xây dựng thương hiệu, anh Trần Dương Quý (xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ, từ năm 2015, anh Quý đã đưa sản phẩm gốm Bát Tràng lên internet thông qua website Bát Tràng online. Tuy nhiên cũng phải mất 2 năm mới cơ bản xây dựng được thương hiệu của làng gốm, từ đó giúp những người làm nghề hiểu được hiệu quả mà internet mang lại, vượt qua tâm lý ngại đổi mới. Đến bây giờ, thương mại điện tử đã rất phát triển tại Bát Tràng, kinh doanh online trở nên phổ biến, rất nhiều đơn vị bán buôn ở các tỉnh biết đến dòng sản phẩm mới của Bát Tràng thông qua website và mạng xã hội Facebook, Zalo hay qua các sàn thương mại điện từ Tiki, Lazada, Shopee…
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất, kết nối, quảng bá sản phẩm làng nghề qua các sàn thương mại điện tử là một trong những mô hình hiện đại giúp sản phẩm làng nghề của Thủ đô đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước |
Không chỉ có làng nghề gốm Bát Tràng, hiện nay nhiều làng nghề như làng nghề lụa Vạn Phúc (Hà Đông), sơn mài Hạ Thái (Thường Tín), mây tre đan Phú Vinh (Chương Mỹ)… hiện cũng đã ứng dụng công nghệ 4.0 hiệu quả vào việc hỗ trợ các công đoạn sản xuất, thiết kế mẫu mã, hoa văn, suốt sợi. Nhờ vậy, hiệu quả, năng suất lao động tăng cao gấp hàng chục lần làm thủ công, mẫu mã sản phẩm cũng đa dạng hơn, giảm chi phí và giá thành cạnh tranh hơn.
Ông Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc cho biết: “Ngoài ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất, tác động của công nghệ 4.0 còn mở ra nhiều kênh tiêu thụ. Ngày nay, người thợ không chỉ bán hàng ở trong cửa hàng mà còn thông qua các kênh thương mại trực tuyến, mạng xã hội. Đặc biệt, đẩy mạnh tương tác trực tuyến để khách hàng cùng tham gia vào thiết kế mẫu mã sản phẩm”.
Cũng đề cập vấn đề ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất, phát triển kinh doanh thương mại cho các làng nghề, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam cho rằng, các làng nghề cần phát triển kỹ năng số, đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến, cũng như triển khai công tác xúc tiến thương mại từ trực tiếp sang hình thức trực tuyến. Nền tảng mạng xã hội cho phép chúng ta hỗ trợ cho các chủ thể sản phẩm cạnh tranh được bằng chất lượng sản phẩm, bằng câu chuyện sản phẩm.
“Các câu chuyện kể về nguồn gốc xuất xứ, về quá trình sản xuất sản phẩm tạo ra được niềm tin và cảm xúc với người tiêu dùng, qua đó có thể xúc tiến quảng bá, giới thiệu về truyền thống và nét văn hóa của sản phẩm”, ông Nguyễn Minh Tiến nhấn mạnh.
Để thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực giá trị cạnh tranh cho các sản phẩm làng nghề, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, hiện thành phố Hà Nội đã có nhiều biện pháp gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề. Trong đó, chú trọng vấn đề xử lý môi trường, mở rộng các chương trình kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm làng nghề thông qua các hội chợ, tuần hàng trong nước, quốc tế.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để làng nghề phát triển bền vững, thì cần có sự quy hoạch đồng bộ, cần những tư vấn xây dựng và vận hành Trung tâm thiết kế sáng tạo tại làng nghề; Tư vấn phát triển mô hình làng nghề, tuyến làng nghề, thiết kế thủ công tiêu biểu của Hà Nội và khu vực lân cận, lấy thiết kế sáng tạo và các giá trị văn hóa truyền thống làm cốt lõi. Có như vậy làng nghề và sản phẩm làng nghề mới có thể phát triển bền vững và vươn xã trong thời điểm kinh tế thế giới đang gặp khó khăn, khủng hoảng như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17