Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Người đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng được Nhà nước đóng bảo hiểm y tế Đổi mới cơ chế quản lý để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho thuê Hoạt động tư vấn, phản biện xã hội đóng góp quan trọng vào các quyết sách của Thành phố

Anh Trần Văn Én (sinh năm 1987) là chồng của chị Lê Thị Lãnh (Hội viên Chi Hội phụ nữ thôn An Định - Hội Liên hiệp phụ nữ xã Tô Hiệu). Gia đình anh, chị là tấm gương tiêu biểu sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả từ chương trình cho vay xây sửa xóa nhà dột nát của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thường Tín.

Sinh ra và lớn lên trên quê hương Tô Hiệu, nơi có làng nghề mộc mỹ nghệ truyền thống. Từ khi phát triển làng nghề, anh Én đã đi học nghề và đi làm thuê tại các xưởng trong xã. Mọi khó khăn ập đến với gia đình anh Én khi chị Lãnh đang khỏe mạnh thì bệnh tật ốm đau triền miên không lao động được. Anh phải nghỉ làm ở xưởng để đi làm thuê công việc lặt vặt quanh xã để tiện chăm sóc vợ và các con.

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội
Anh Trần Văn Én và con ở ngôi nhà mới.

Căn nhà cũ đã xập xệ, mỗi lần mưa là dột, nước chảy vào nhà, anh Én thường xuyên phải thu dọn. Thông qua Ủy ban nhân dân xã, Hội Phụ nữ xã Tô Hiệu, chị Lãnh đã được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay xây sửa xóa nhà dột nát. Anh, chị đã vay mượn thêm người thân để xây ngôi nhà mới làm chỗ ở và sinh sống cho 5 người trong gia đình.

Nguồn vốn xóa nhà dột nát của Ngân hàng chính sách xã hội đã giúp gia đình anh Én, chị Lãnh có được mái ấm sum vầy. Anh Én yên tâm lao động, làm thêm nghề đục mộc để tăng nguồn thu nhập. Chị Lãnh cũng yên tâm chữa bệnh, không phải lo mỗi khi trời mưa gió.

“Tôi cảm thấy rất may mắn khi được tiếp cận và vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Nguồn vốn xóa nhà dột nát được Thành phố, huyện hỗ trợ không phải trả lãi thực sự rất có ý nghĩa với gia đình tôi. Mong rằng thời gian tới sẽ có nhiều lao động trên địa bàn xã tiếp tục được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi từ chương trình giải quyết việc làm để mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế vươn lên làm giàu chính đáng”, chị Lê Thị Lãnh vui mừng bày tỏ.

Hiện nay Hội Liên hiệp phụ nữ xã Tô Hiệu quản lý 6 tổ Tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ là trên 10,2 tỉ đồng giúp 223 hộ vay, trong đó vốn xóa nhà dột nát là 112 triệu đồng đã giúp 4 hộ xây nhà mới. Thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của hội viên phụ nữ, trong những năm qua Hội Liên Hiệp phụ nữ xã Tô Hiệu không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Nhờ quản lý hiệu quả ngồn vốn vay, hằng năm phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thường Tín luôn quan tâm bổ sung nguồn vốn giải quyết việc làm. Từ đầu năm 2024 đến nay đã giải ngân 3 đợt số tiền là 2 tỉ đồng cho 29 lao động. Thông qua đó đã đóng góp tích cực vào công tác giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, xóa hộ nghèo, cận nghèo của xã, góp phần thực hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã.

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cựu Phó trưởng phòng Vietcombank Nghệ An lừa đảo hàng chục tỷ đồng

Cựu Phó trưởng phòng Vietcombank Nghệ An lừa đảo hàng chục tỷ đồng

(LĐTĐ) Mới đây, Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thị Kiều Nga (sinh năm 1984, trú phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết

Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết

(LĐTĐ) Những ngày cận Tết Nnguyên đán, các doanh nghiệp cũng chạy đua nước rút cho mùa vụ kinh doanh cuối năm. Nguồn vốn “chống lưng” và các công cụ thanh toán hay ưu đãi tỷ giá… trở thành người bạn không thể thiếu để doanh nghiệp vừa và nhỏ chạy đua nước rút về đích.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Từ ngày 6 - 8/1, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 53. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Dự báo giá xăng tiếp đà tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1

Dự báo giá xăng tiếp đà tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1

(LĐTĐ) Dựa vào mức tăng của giá dầu thế giới tuần qua, theo dự báo của các chuyên gia, ngày mai (9/1), nếu các nhà điều hành giá không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá xăng trong nước có thể tăng từ 300 - 450 đồng/lít; trong khi đó giá dầu có thể tăng nhiều hơn…
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện hàng tấn thực phẩm bẩn chuẩn bị "tuồn" ra thị trường

Hà Nội: Liên tiếp phát hiện hàng tấn thực phẩm bẩn chuẩn bị "tuồn" ra thị trường

(LĐTĐ) Ngày 8/1, Công an thành phố Hà Nội cho biết lực lượng chức năng vừa phát hiện hơn 2,1 tấn thực phẩm đông lạnh (nầm lợn, tràng trứng, tràng lợn, kê gà, mề gà,...) không rõ nguồn gốc xuất xứ tại cơ sở kinh doanh (ngõ 21 Tựu Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội).
Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế năm 2025

Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế năm 2025

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Công văn số 40/UBND-KTTH về việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ kinh tế năm 2025 trên địa bàn thành phố.
Tích cực tháo gỡ để Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đi vào hoạt động trong năm 2025

Tích cực tháo gỡ để Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đi vào hoạt động trong năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 8/1, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã thông tin về tiến độ Dự án xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức hiện nay vẫn chậm tiến độ, chưa thể đưa vào vận hành.

Tin khác

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

(LĐTĐ) Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Xem thêm
Phiên bản di động