Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao
Bệnh viện Phổi Trung ương kỷ niệm 65 năm thành lập Làm gì để giảm “gánh nặng” bệnh lao? Bước tiến quan trọng trong lộ trình chấm dứt bệnh lao |
Dự Hội nghị có: Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng; Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại Hội nghị. |
Phát biểu tại Hội nghị, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương Đinh Văn Lượng cho biết: Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao và lao kháng đa thuốc cao nhất trên thế giới. Cũng không nằm ngoài bối cảnh chung trên thế giới, 2 năm diễn ra dịch Covid-19, công tác phòng chống lao tại Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cụ thể, số bệnh nhân lao phát hiện năm 2021 giảm 22% so với năm 2020 và giảm 24,5% so với năm 2019, đưa Việt Nam trở thành là một trong những quốc gia có mức độ giảm phát hiện bệnh lao cao nhất toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch. Số lượng và tỷ lệ tử vong do lao ở Việt Nam được ước tính là 12.000 người, tăng 35,8% với năm 2020. Chúng ta đang phải đối mặt nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng.
Đây là một trong những nguyên nhân Chương trình Chống lao Quốc gia phải đánh giá lại các mục tiêu của chương trình, thực hiện cập nhật Kế hoạch chiến lược phòng chống lao Quốc gia, và đề xuất điều chỉnh lộ trình chấm dứt bệnh lao vào năm 2035.
Năm 2022 đã chứng minh cho sự phục hồi mạnh mẽ của Chương trình chống lao, với số phát hiện bệnh lao tăng gần 31% so với năm 2021 và tăng 1,8% so với năm 2020 là năm chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch, mặc dù vậy, chúng ta cũng chỉ mới phát hiện được 60% số bệnh nhân lao ước tính trong cộng đồng.
Năm 2022 cũng đánh dấu một mốc quan trọng của Chương trình chống lao, chuyển thanh toán thuốc lao sang nguồn bảo hiểm y tế từ ngày 1/7/2022 - đây là một trong những biện pháp đảm bảo tài chính bền vững cho nguồn thuốc lao, dù quá trình này còn rất nhiều khó khăn, thách thức yêu cầu Chương trình Chống lao Quốc gia phải đối mặt và giải quyết.
Chủ đề của Ngày Thế giới Phòng chống Lao (24/3) năm 2023 trên toàn cầu là “Yes! We can end TB” (Đúng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao), mang đến niềm tin mạnh mẽ chấm dứt bệnh lao là hoàn toàn có thể, cũng như định hướng triển khai các giải pháp tổng thể để đẩy mạnh cuộc chiến chống bệnh lao.
Trên cơ sở đó, Chủ đề Ngày thế giới phòng chống lao của Việt Nam được xác định là “Việt Nam chiến thắng bệnh lao”, thể hiện quyết tâm cao của tất cả mọi tầng lớp nhân dân vì một Việt Nam không còn bệnh lao.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trường Bộ Y tế Trần Văn Thuấn ghi nhận và biểu dương những thành tích của Bệnh viện Phổi Trung ương, Chương trình chống lao Quốc gia đã đạt được trong suốt thời gian qua. Theo Thứ trưởng, chấm dứt bệnh lao là việc làm có ý nghĩa to lớn và cơ hội Việt Nam cần quyết tâm thực hiện. Tuy nhiên từ hiện tại đến đích cuối cùng để chấm dứt bệnh lao còn rất xa và nhiều khó khăn thách thức nhưng chúng ta sẽ đạt được nếu có quyết tâm chính trị cao của các cấp lãnh đạo và sự vào cuộc của toàn thể nhân dân.
Đồng thời, theo Thứ trưởng Bộ Y tế, để thực hiện được những mục tiêu đề ra trong Chiến lược phòng chống lao quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035, trong giai đoạn tới, Bộ Y tế mà cụ thể là Chương trình Phòng chống Lao Quốc gia sẽ cần phải tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Trong đó, cần tăng cường vận động để nhận được sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị hỗ trợ công tác phòng chống lao, thể hiện qua việc cụ thể hóa và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy nói chung về khám chữa bệnh và văn bản riêng về công tác phòng chống Lao. Sự ủng hộ cũng được thể hiện qua việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới phòng chống lao từ trung ương tới địa phương.
Toà cảnh diễn ra Hội nghị. |
Đặc biệt, huy động sự hưởng ứng của cả cộng đồng với công tác phòng chống lao, tăng cường tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế, chủ động tham gia tìm kiếm dịch vụ khám và điều trị bệnh lao, vượt qua mọi rào cản từ cả phía người bệnh cũng như thầy thuốc và xã hội. Cần có các chiến dịch, chương trình truyền thông, huy động cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động phòng chống lao, nâng cao nhận thức của người dân, giảm mặc cảm, kỳ thị bệnh lao.
Đồng thời, cần đẩy mạnh triển khai các tiếp cận mới như phát hiện chủ động, phát hiện tích cực bệnh lao trong các nhóm nguy cơ, tại vùng sâu xa nhằm tăng cường sự tiếp cận của người dân với các dịch vụ phát hiện, chẩn đoán, điều trị bệnh lao. Các can thiệp nhằm mở rộng mạng lưới phòng chống lao cũng sẽ được ưu tiên triển khai trong giai đoan tới như: Phối hợp y tế công tư; phối hơp giữa chương trình phòng chống lao và HIV; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội, dân sự trong công tác phòng chống lao...
Bên cạnh đó, Chương trình Chống lao Quốc gia cần tiếp tục vận động đầu tư đa nguồn cho công tác phòng chống lao bao gồm ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương, tài trợ quốc tế, bảo hiểm y tế, xã hội hoá. Áp dụng chiến lược kết hợp: Vận động tăng nguồn lực trong nước cho công tác phòng chống lao với triển khai hiệu quả các can thiệp kỹ thuật, báo cáo kết quả hoạt động và giải trình chi tiêu minh bạch, từ đó có thể tăng huy động được các nguồn tài trợ quốc tế cho công tác phòng chống lao trên toàn quốc.
Với mong muốn, vận động nhân dân cả nước ủng hộ, giúp đỡ người bị bệnh lao vượt qua những ảnh hưởng của bệnh tật, mặc cảm bệnh tật để chữa khỏi bệnh lao và hòa nhập với cộng đồng, Bệnh viện Phổi Trung ương - Chương trình Chống lao Quốc gia - Quỹ PASTB tiếp tục phối hợp với Cổng thông tin nhân đạo Quốc gia 1400 mở cổng nhắn tin ủng hộ Quỹ PASTB. Thời gian, bắt đầu từ 00h00 ngày 15/3/2023 đến 24h00 ngày 13/5/2023. Cú pháp soạn tin nhắn: TB gửi 1402 (20.000 đồng/tin nhắn, không giới hạn số lượng tin nhắn). |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46