Làm gì để giảm “gánh nặng” bệnh lao?

(LĐTĐ) Mặc dù phải dồn sức cho cuộc chiến” phòng, chống Covid-19 trong hơn 2 năm, nhưng toàn ngành Y tế nói chung, Chương trình chống lao Quốc gia nói riêng cũng không quên nhiệm vụ phát hiện, phòng ngừa bệnh lao. Bằng chứng, số ca phát hiện mới ngang bằng với số ca trước khi dịch xảy ra. Để có góc nhìn đa chiều về công tác phòng, chống lao và lý giải vì sao số ca mắc bệnh lao lại cao như vậy, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Bình Hòa, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương để hiểu rõ hơn về những vấn đề xoay quanh chủ đề này.
Truyền thông nâng cao ý thức phòng, chống bệnh lao 70% người mắc bệnh lao ở trong độ tuổi lao động

Phóng viên: Xin Phó Giáo sư cho biết, tình hình số ca mắc cũng như việc triển khai khám, phát hiện bệnh lao sau dịch Covid-19 diễn ra như thế nào?

Làm gì để giảm “gánh nặng” bệnh lao?
PGS-TS Nguyễn Bình Hòa

PGS-TS Nguyễn Bình Hòa: Trên toàn cầu bệnh lao được gọi là “sát thủ thầm lặng” có nghĩa là căn bệnh có số lượng tử vong cao. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, năm 2021, trên toàn cầu có 1,6 triệu người tử vong do lao và tại Việt Nam có khoảng 12 nghìn ca bệnh tử vong do lao, cao gấp đôi tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông. Tuy nhiên, nhiều người chưa hình dung được mức độ nghiêm trọng của căn bệnh nguy hiểm này.

Thời gian qua, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới tình hình bệnh lao trên thế giới và Việt Nam. Cụ thể, tại Việt Nam trong năm 2020 dịch Covid-19 cũng gây ảnh hưởng tới công tác phòng, chống lao, tuy nhiên ảnh hưởng mức độ nhẹ, số lượng bệnh nhân lao được phát hiện và điều trị trên toàn quốc giảm, tuy chỉ ở mức 3,1% so với năm 2019. Tuy nhiên, đến năm 2021 thì số bệnh nhân lao phát hiện giảm mức độ nặng nề tới 22% so với năm 2020 và 24,5% so với năm 2019. Và số liệu bệnh nhân lao được phát hiện trong năm 2021 chỉ là 78 nghìn ca bệnh so với số liệu hàng năm phát hiện và đưa vào điều trị là khoảng 100 nghìn ca bệnh.

Căn nguyên của vấn đề này là do dịch Covid-19, đặc biệt trong thời điểm giãn cách xã hội khiến cho rất nhiều người bệnh lao không thể đến khám, cũng như phát hiện và điều trị bệnh. Nhiều hoạt động của Chương trình chống lao Quốc gia như phát hiện chủ động không triển khai được trong giai đoạn này. Tuy nhiên, đến sau quý I năm 2022, với sự nỗ lực của Chương trình Chống lao quốc gia, tăng cường các hoạt động phát hiện, số lượng phát hiện ca mắc bệnh lao đã dần phục hồi trở về bình thường. 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã phát hiện được 76 nghìn ca bệnh. Số lượng này gần bằng với số liệu phát hiện trong cả năm 2021 và tương tự với số liệu phát hiện 9 tháng đầu năm 2019, nghĩa là thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Đặc biệt, Việt Nam vẫn duy trì được tỷ lệ điều trị thành công các ca bệnh lao mới và tái phát trên 90%.

Để giảm thiểu được tác động của Covid-19 đối với tình hình phát hiện bệnh lao, năm 2022 Chương trình chống lao Quốc gia phải tăng cường hoạt động phát hiện. Vì với bệnh nhân lao không được phát hiện vẫn tồn tại trong cộng đồng thì đây là nguồn lây nhanh chóng và làm tăng số bệnh nhân lao mới mắc cũng như tăng số lượng và tỷ lệ tử vong do căn bệnh nguy hiểm này.

WHO đã ước tính, trong hai năm 2020, 2021, số lượng và tỷ lệ tử vong do lao tăng trở lại so với giai đoạn trước đây.

Phóng viên: Hiện lao đa kháng thuốc đang là nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho cộng đồng, vậy định hướng giảm tình trạng này trong thời gian tới là gì thưa bác sĩ?

PGS-TS Nguyễn Bình Hòa: Lao kháng thuốc là vấn đề nghiêm trọng của toàn cầu hiện nay. Theo WHO, Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong số 30 nước có số người bệnh lao cao nhất toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới.

Theo WHO ước tính trong năm 2020, Việt Nam có khoảng 8,4 nghìn bệnh nhân lao kháng đa thuốc mới xuất hiện. 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số ước tính bệnh nhân lao kháng đa thuốc tăng lên 8,9 nghìn bệnh nhân. Trong số này, Việt Nam mới chỉ phát hiện và đưa vào điều trị khoảng hơn 3 nghìn bệnh nhân kháng đa thuốc. Tức là còn khoảng 2/3 bệnh nhân kháng đa thuốc vẫn còn tồn tại trong cộng đông, là nguồn lây nguy hiểm.

Làm gì để giảm “gánh nặng” bệnh lao?
Chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Phổi Trung ương.

Việc điều trị bệnh nhân lao kháng đa thuốc thì cần chuẩn bị thuốc đặc thù, thuốc chống lao hạng 2, phác đồ điều trị dài, thuốc có nhiều độc tính và tỷ lệ điều trị khỏi thấp hơn bệnh nhân lao thường. Bên cạnh đó, tỷ lệ bỏ điều trị lao kháng thuốc thường cao, cũng như tỷ lệ tử vong cao hơn… Chính vì vậy những khó khăn trong việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh lao kháng đa thuốc còn gặp nhiều khó khăn mà Việt Nam cần phải đối mặt.

Trong thời gian tới, hoạt động phát hiện sớm và điều trị hiệu quả người bệnh lao kháng thuốc trên cả nước vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chương trình chống lao Quốc gia…

Phóng viên: Xin Phó Giáo sư cho biết những khó khăn cũng như giải pháp trong công tác tầm soát bệnh lao trong cộng đồng? Và hiện các công nghệ xét nghiệm bệnh lao đang được triển khai như thế nào?

PGS-TS Nguyễn Bình Hòa: Hoạt động phát hiện sớm bệnh nhân lao và đưa vào điều trị là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình chống lao Quốc gia. Tuy nhiên, hoạt động phát hiện bệnh nhân lao hiện còn gặp nhiều khó khăn, bởi hoạt động này cần phối hợp cả 3 biện pháp: Phát hiện chủ động, phát hiện tích cực và phát hiện thường quy. Trong đó, phát hiện chủ động là y tế đến với người dân. Phát hiện tích cực là về các cơ sở y tế cũng như là cộng đồng. Phát hiện thường quy là khi người dân đến với các cơ sở y tế được khám, phát hiện bệnh lao kịp thời.

Theo rất nhiều các nghiên cứu, trong đó có điều tra hiện mắc lao tại Việt Nam vào năm 2017 chỉ ra rằng, có đến 50% bệnh nhân được phát hiện không có triệu chứng. Mặc dù không có triệu chứng nhưng những bệnh nhân này có bằng chứng vi khuẩn. Có nghĩa bệnh nhân lao không triệu chứng vẫn có thể là nguồn lây lan bệnh cho cộng đồng.

Để tăng cường các hoạt động này cần sự đầu tư, đảm bảo về mặt nhân lực, kinh phí cũng như trang thiết bị vật tư cho các hoạt động xét nghiệm, truyền thông… để đảm bảo tất cả những người nghi mắc lao được khám kịp thời tại các sự kiện phát hiện chủ động hoặc tại các cơ sở y tế phòng chống lao. Các kỹ thuật xét nghiệm phải được cập nhập theo các hướng dẫn của WHO. Hiện nay Chương trình chống lao Quốc gia đang triển khai tất cả các xét nghiệm phát hiện được bệnh lao mà WHO khuyến cáo. Đặc biệt là xét nghiệm GeneXpert - phát hiện sớm bệnh nhân lao, cũng như bệnh nhân lao kháng đa thuốc có độ nhậy, độ đặc hiệu rất là cao.

Từ ngày 1/7/2022, Chương trình chống Lao Quốc gia đã thực hiện chuyển giao cơ chế cung ứng thuốc lao từ nguồn ngân sách Nhà nước sang nguồn Quỹ Bảo hiểm Y tế, mở ra một cơ chế tài chính bền vững và hiệu quả hơn cho người bệnh lao. Giúp đảm bảo công bằng cho người bệnh, đặc biệt là những người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế.

Phóng viên: Vậy để chủ động phòng tránh bệnh lao, trong khoảng thời gian bao lâu người dân nên tầm soát căn bệnh nguy hiểm này một lần thưa Phó Giáo sư?

PGS-TS Nguyễn Bình Hòa: Hoạt động khám sàng lọc bệnh lao nên được kết hợp, lồng ghép với hoạt động khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Trong đó, có chụp phim Xquang phổi, đây cũng là công cụ rất hữu ích để phát hiện sớm lao phổi. Độ nhậy ở chụp phim Xquang phát hiện các ca lao phổi lên tới 90%. Bệnh lao có thể xảy ra ở tất cả các bộ phận trên cơ thể, tuy nhiên, tỷ lệ lao phổi chiếm khoảng 85% các ca bệnh.

Để phòng lao, người dân có thể tiêm chủng vắc xin BCG để phòng chống lao từ khi mới sinh ra. Tuy nhiên, hiệu quả của vắc xin này chủ yếu là ngăn chặn những ca mắc lao nặng và giảm tỷ lệ nguy cơ từ lao tiềm ẩn (sơ nhiễm) thành lao hoạt động (lao bệnh), nếu có mắc thì không bị mắc bệnh nặng. Bởi vậy, người dân vẫn nên khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh hiệu quả.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Phó Giáo sư!

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.

Tin khác

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Thông tin từ Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, những ngày gần đây, trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu của người dân tăng đột biến. Đáng chú ý, có ngày số người đến tiêm vắc xin tại VNVC tăng 1.000% so với thời điểm trước khi phát hiện một số ca bệnh.
14 nhà giáo tham dự Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024

14 nhà giáo tham dự Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Phúc Thọ và Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ đã phối hợp tổ chức Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024.
Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tăng nhanh. Dù đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn, khống chế sự lây lan của SXH từ rất sớm, nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này trên địa bàn Thành phố vẫn đối mặt với không ít khó khăn.
Xem thêm
Phiên bản di động