Việt Nam đạt được nhiều thành tựu sau 20 năm điều trị HIV/AIDS
Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS | |
Đẩy mạnh phòng chống lây nhiễm HIV tình dục đồng giới | |
Tăng cường các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV cho đối tượng nguy cơ |
Kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam vào tháng 12/1990, hiện cả nước có trên 200.000 người nhiễm HIV còn sống và lũy tích đến nay có trên 100.000 người tử vong do AIDS.
Nhằm giảm tác động của dịch HIV/AIDS, ngày 8/5/2000 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1451/2000/QĐ-BYT về việc ban hành: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS làm cơ sở cho việc mở rộng chương trình điều trị bằng thuôc kháng HIV tại Việt Nam sau này. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng liên tục cập nhật khuyến cáo mới của Tổ chức Y tế thế giới trong công tác điều trị HIV/AIDS.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường phát biểu tại hội nghị |
Với những nỗ lực từ Chính phủ và hỗ trợ mạnh mẽ của các tổ chức quốc tế, đến tháng 9/2019, cả nước đang điều trị thuốc kháng vi rút ARV cho trên 142 người nhiễm HIV, tăng gần 280 lần so với năm 2004. Trung bình mỗi năm có trên 10.000 người nhiễm HIV được đưa vào điều trị ARV.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương triển khai thực hiện mục tiêu 90 - 90 - 90 từ tháng 10/2014 nhằm hướng tới kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.
Theo đó, phấn đấu đến năm 2020 có 90% số người biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV liên tục và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở dưới ngưỡng ức chế và ổn định. Đến nay, Việt Nam đã đạt được mục tiêu 90% số người được điều trị ARV trước thời hạn.
“Tuy nhiên, để đạt được 2 mục tiêu đầu trong thời gian tới, trước mắt chúng ta còn rất nhiều thách thức cần phải vượt qua như: Nhận thức của một bộ phận người dân về lợi ích, hiệu quả điều trị ARV còn hạn chế; tình trạng kỳ thị và tự kỳ thị vẫn là rào cản chính trong việc tiếp cận điều trị sớm; tiếp cận nhóm người nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ cao còn gặp nhiều khó khăn; thị trường cung ứng thuốc ARV trong nước còn khó khăn...”, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Ban tổ chức tặng bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. |
Cũng tại hội nghị, ông Kidong Park, trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, cho biết, Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương có tốc độ tăng bao phủ đáng kể thuốc ARV.
Việt Nam cũng rất tích cực sáng tạo trong việc giúp các bệnh nhân HIV tiếp cận điều trị. Cách tiếp cận theo hướng đưa dịch vụ đến gần dân hơn và giúp người bệnh tiếp cận dễ dàng hơn, giảm chi phí và thời gian đi lại cho người bệnh, đặc biệt là những người sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, HIV/AIDS vẫn là một vấn đề y tế công cộng quan trọng thể hiện qua con số nhiễm mới HIV phát hiện hàng năm gần 10.000 người, số người tử vong khoảng 2.000 người, đây là một hiểm họa khôn lường, không chỉ liên quan đến sức khỏe, giống nòi mà cả sự ổn định của xã hội nếu không được tiếp tục chú trọng…
Bà Caryn R. McClelland, Phó đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam thì cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong các hoạt động K=K do đã sớm đưa các phát hiện này vào các chính sách và chương trình quốc gia. Việt Nam được đánh giá là có tỷ lệ ức chế vi-rút HIV thuộc hàng cao nhất thế giới.
Để bảo đảm điều trị ARV bền vững trong bối cảnh các nguồn tài trợ nước ngoài cắt giảm và kết thúc vào năm 2020, Việt Nam đã và đang chuyển đổi thay thế từ nguồn viện trợ sang nguồn quỹ bảo hiểm y tế.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã đã trao đổi, thảo luận về các bài học kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ điều trị và chăm sóc cho người nhiễm HIV, nhìn nhận các tồn tại và thách thức, trên cơ sở đó xác định các biện pháp để mở rộng tiếp cận, cải thiện chất lượng dịch vụ và đảm bảo sự bền vững của chương trình điều trị HIV/AIDS.
Trên cơ sở các hoạt động thực tiễn tại địa phương, đơn vị, các đại biểu đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm đạt được mục tiêu kết thúc đại dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46