Vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ

(LĐTĐ) Thời gian qua trên địa bàn thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh kho, bãi chứa hàng hóa với nhiều quy mô khác nhau. Điều đáng nói, tại đây tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, đặc biệt là vào thời điểm nắng nóng.
Cẩn trọng với “bà hỏa”! Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ từ các nhà kho chứa phế liệu

Diễn biến phức tạp

Ngay giữa những ngày nắng nóng gay gắt cuối tháng 6, nhiệt độ lên đến hơn 40 độ C, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại kho xưởng số 74 phố Định Công. Cụ thể, ngày 28/6, xưởng in quảng cáo tại địa chỉ 74 phố Định Công, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân (Hà Nội) xảy ra cháy lớn. Đám cháy nhanh chóng bao trùm kèm theo cột khói lớn đe dọa đến sự an toàn của người dân lân cận.

Vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ
Hiện trường vụ cháy tại kho xưởng số 74 phố Định Công

Hiện trường đám cháy nằm giữa bãi trông giữ xe ô tô, trong đó có nhiều xe chưa được di chuyển ra ngoài. Đây là nhà xưởng lợp mái tôn dùng để chứa nhiều thiết bị in ấn và đồ vật dễ cháy. Trước đó, ngày 14/4, cũng tại kho xưởng ở địa chỉ này đã cháy xưởng in với diện tích hàng trăm mét vuông.

Nhiều nhân chứng cho biết, vào thời điểm trên, có một tiếng nổ lớn từ trong nhà kho, sau đó xuất hiện cháy dữ dội. Tại hiện trường, nhà xưởng xảy ra cháy được quây kín bằng tôn nên việc tiếp cận bên trong hiện trường rất khó khăn. Theo cơ quan chức năng, đây là khu nhà xưởng lợp mái tôn chứa nhiều chất liệu dễ cháy, trong khi đó, chủ nhà xưởng lại không trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy…

Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, tình hình cháy nổ đang có chiều hướng diễn ra ngày càng phức tạp, các vụ cháy nổ ngày càng nhiều không chỉ trong nội đô, mà ở các huyện ngoại thành nguy cơ cháy, nổ cũng tiềm ẩn. Đơn cử như ngày 5/1, tại khu vực kho xưởng xã Vân Canh, huyện Hoài Đức (Hà Nội) bất ngờ phát hoả dữ dội. Chỉ trong thời gian ngắn, khói và lửa bao trùm toàn bộ dãy nhà xưởng và nguy cơ đe dọa đến sự an toàn của người dân lân cận.

Ngay sau khi phát hiện cháy, lực lượng chữa cháy tại chỗ đã triển khai máy bơm chữa cháy và tổ chức tìm kiếm cứu nạn, đồng thời báo cho lực lượng cứu hỏa chuyên nghiệp.

Do chất cháy là gỗ ép, gỗ ván nên đám cháy đã bùng phát nhanh chóng, tàn tro tạo khói mù mịt gây khó khăn cho lực lượng chữa cháy. Nhiều cấu kiện kho xưởng bằng khung sắt mái tôn đã bị lửa nung nóng làm sập đổ, gây cản trở nước của vòi rồng phun trực tiếp vào đám lửa.

Trước diễn biến phức tạp của đám cháy, Ban chỉ huy quân sự huyện Hoài Đức đã phối hợp cùng các lực lượng tổng lực chữa cháy từ nhiều mũi tiếp cận. Sau hơn 1 giờ đồng hồ, đám cháy được khống chế. Đám cháy không gây thiệt hại về người nhưng thiệt hại nhiều về tài sản. Nhiều sản phẩm gỗ, máy móc và khoảng trên 2000m2 nhà xưởng bị thiêu rụi…

Tăng cường kiểm tra, xử lý

Mới đây, tại buổi làm việc trực tuyến với 30 quận, huyện, thị xã về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn yêu cầu các địa phương tiếp tục quản lý chặt chẽ các công trình xây dựng, không để xảy ra vi phạm về phòng cháy, bên cạnh đó tăng cường kiểm tra xử lý nghiêm các cơ sở, công trình vi phạm. Các quận, huyện, thị xã khẩn trương thành lập các đội dân phòng tại địa bàn còn thiếu, đồng thời quan tâm đầu tư trang thiết bị cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ; tập trung quản lý tốt các cơ sở thuộc danh mục quản lý theo đúng quy định.

Theo thống kê của Công an thành phố Hà Nội, trong 5 năm (2016-2020), toàn Thành phố xảy ra 3.438 vụ cháy, nổ; làm 79 người chết, 129 người bị thương; thiệt hại tài sản ước tính khoảng 1.753 tỷ đồng. Tính riêng trong 5 tháng đầu năm 2021, toàn Thành phố xảy ra 165 vụ cháy, nổ khiến 11 người chết, 15 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng hơn 21 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái, số vụ cháy tăng 14 vụ; tăng 5 người chết, 3 người bị thương, thiệt hại về tài sản tăng khoảng 18 tỷ đồng. Về công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, trong 5 tháng đầu năm 2021, Thành phố đã tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy 18.491 lượt cơ sở; phát hiện và kiến nghị cơ sở khắc phục 2.914 tồn tại, thiếu sót; ra quyết định xử phạt 1.328 trường hợp với số tiền phạt 6,4 tỷ đồng; tạm đình chỉ 198 lượt cơ sở, đình chỉ 130 lượt cơ sở.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Kế hoạch số 151/KH-Ủy ban nhân dân về khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này và không để phát sinh công trình vi phạm mới, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan cần xác định rõ vai trò, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để xử lý dứt điểm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đưa vào hoạt động.

Bên cạnh đó, đôn đốc khắc phục, kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân để công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; gắn trách nhiệm quản lý theo lĩnh vực của cơ quan quản lý nhà nước, các sở, ngành, đơn vị, địa phương và cá nhân có liên quan. Kế hoạch nêu rõ nội dung, biện pháp thực hiện khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình nói trên, như: Không ngừng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; tổng kiểm tra, rà soát, thống kê, lập danh sách số công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động…

Đồng thời, thực hiện nghiêm túc công tác phê duyệt, thẩm định, thẩm duyệt, cấp phép đối với các dự án công trình xây dựng mới; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn quản lý ngay từ ban đầu; kịp thời phát hiện và áp dụng các biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm, sai phạm về xây dựng, phòng cháy, chữa cháy trong quá trình thi công; kiên quyết xử lý nghiêm và xử lý ngay, xử lý dứt điểm, không để phát sinh mới các công trình vi phạm tái diễn./.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

(LĐTĐ) Liên quan đến những cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực và yêu cầu thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khẳng định, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 4/11, huyện Thanh Oai tổ chức lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Đây là cụm đa ngành nghề, nhằm mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sạch; kéo giãn các hộ, doanh nghiệp, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, khu dân cư, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

(LĐTĐ) Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 7/11, tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Đáng chú ý, sẽ có 68 đơn vị với gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu. Cơ cấu giải thưởng của lần tranh tài này cũng được tăng cao hơn so với các mùa giải trước.
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

(LĐTĐ) Nhờ triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bão lũ, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì vẫn tiếp tục khởi sắc.
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa

Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 17/11/2024), ngày 4/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã đến nhà riêng để trao tặng đồng chí Đoàn Duy Thành (Đảng bộ quận Ba Đình) và đồng chí Trần Giang (Đảng bộ quận Đống Đa) Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.
Xem thêm
Phiên bản di động