Ứng phó về mặt tâm lý với bệnh ung thư

Tinh thần có thể quyết định một nửa cơ hội chiến thắng bệnh ung thư. Vậy làm sao để giành được 50% cơ hội chiến thắng đó? TS.Lê Văn Hảo - Viện Tâm lý học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) đưa ra những phân tích khoa học và những chia sẻ bổ ích giúp bệnh nhân ung thư và người nhà ứng phó tốt hơn với bệnh ung thư.
ung pho ve mat tam ly voi benh ung thu Chăm sóc, giảm đau cho bệnh nhân ung thư rất quan trọng
ung pho ve mat tam ly voi benh ung thu Bé gái 6 tuổi bị thủng thực quản do nuốt đồ chơi
ung pho ve mat tam ly voi benh ung thu Chưa có văn bản nào cho phép
ung pho ve mat tam ly voi benh ung thu Một số bệnh da hay gặp trong mùa hè và thuốc trị
ung pho ve mat tam ly voi benh ung thu
TS. Lê Văn Hảo – Viện Tâm lý học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam)

PV: Thưa TS.Lê Văn Hảo, khi một người biết mình mắc bệnh ung thư, sẽ có những diễn biến tâm lý như thế nào?

- Ung thư là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất trong lịch sử. Từ “ung thư” thường được dùng để mô tả một cái gì đó như một tai họa ẩn mình, mang tính chất tàn phá rất kinh khủng. Khi được chẩn đoán là bị ung thư, trong trạng thái bị sốc ban đầu, người bệnh thường đặt câu hỏi: Sao lại là mình? Mình sẽ nói gì với gia đình? Cuộc sống của mình sẽ ra sao? Chuyện gì sẽ xảy ra?...Rất nhiều câu hỏi rối bời và chưa có câu trả lời.

Nhiều người cho rằng, khi vừa chẩn đoán bị ung thư, con người thường có 6 nỗi sợ, gồm: Sợ chết, sợ bị phụ thuộc (vào gia đình, con cái, bạn đời), sợ hình dạng cơ thể mình sẽ xấu xí, sợ bị khuyết tật, sợ bị đổ vỡ (ví dụ như các mối quan hệ), sợ khó chịu (đau đớn/đau khổ). Các nỗi sợ này trong tiếng Anh đều bắt đầu bằng từ D, nên người ta gọi là “6 D’s (death, dependency, disfigurement, disabillity, disruption, discomfort). Như thế, nếu trong bạn xuất hiện vài nỗi sợ như vậy, thì hãy nhớ rằng, hầu hết những người cùng cảnh ngộ như bạn trên thế giới đều ít nhiều trải qua và có cảm giác tương tự. Các phản ứng trên đây xuất hiện trong một giai đoạn điều trị hoặc sau điều trị. Trong trạng thái đó, một số bệnh nhân lại học cách cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc sống nói chung và đời sống tâm linh nói riêng hay trân trọng, quý giá thời gian dành cho người thân và những việc làm có ý nghĩa…

PV: Theo TS, bệnh nhân sẽ phải chuẩn bị tâm lý ứng phó thế nào với căn bệnh ung thư trong thời gian điều trị bệnh?

- Ứng phó là các nỗ lực về mặt nhận thức, cảm xúc và hành vi để giải quyết vấn đề do thực tế bạn bị ung thư tạo ra. Nói cách khác, ứng phó và tìm cách để hiểu hoặc làm những gì cần thiết để cải thiện tình hình, chứ không phải là chấp nhận vấn đề một cách vô vọng. Nhìn chung, quá trình ứng phó này liên quan đến ít nhất 2 giai đoạn: Giai đoạn đối mặt/đương đầu tương ứng với câu hỏi “Có gì đó làm mình vô cùng lo phiền?” và giai đoạn xoay xở/chế ngự “Mình sẽ làm gì với nó?”. Việc bệnh nhân thích ứng ra sao với bệnh ung thư của họ phụ thuộc rất nhiều vào thái độ phản ứng của họ đối với chẩn đoán ưng thư vì chẩn đoán ung thư này sẽ ảnh hưởng đến cơ hội sống của bệnh nhân.

Ung thư thường là chủ đề cấm kỵ về mặt xã hội và lâm sàng. Người ta dùng các lối nói tránh như bị u/bướu, bị K… để tránh dùng từ ung thư. Điều này phản ánh một thái độ tiêu cực phổ biến đối với ung thư trong bệnh nhân, gia đình và nhân viên y tế. Nó cũng phản ánh nỗi sợ và một số nhận thức sai lệch về ung thư. Bách sĩ hay nhân viên y tế cũng có thể e ngại khi trao đổi hay thông báo tin xấu này cho bệnh nhân và gia đình họ. Nhận thức về bệnh ung thư cũng tác động tới sự thay đổi niềm tin về khả năng phục hồi và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp từ các nhân viên y tế hay tâm lý.

Nhìn chung, những bệnh nhân dùng chiến lược ứng phó bằng cách nhìn nhận lạc quan hơn về căn bệnh của mình (tức là chấp nhận nó, tìm kiếm giải pháp, sự hỗ trợ của người thân…) thường ứng phó tốt hơn những người bi quan, tuyệt vọng. Sau sự đối mặt là sự xoay xở, đấu tranh với căn bệnh. Đây là một giai đoạn có thể kéo dài, tiến triển theo từng bước một (từ phủ nhận, tức giận… cho đến chấp nhận) và thống nhất về mặt nhân thức, cảm xúc và hành vi.

ung pho ve mat tam ly voi benh ung thu
Ảnh minh họa.

PV: Vậy, theo TS, khi đã chấp nhận thực tế là bị ung thư, người bệnh nên làm gì để có một tâm lý tốt để điều trị bệnh hiệu quả nhất?

- Như đã chia sẻ, hiệu quả điều trị ung thư không chỉ phụ thuộc vào điều trị y khoa mà còn phụ thuộc vào thái độ và niềm tin của bệnh nhân và gia đình về căn bệnh ung thư. Trước hết, bệnh nhân cố gắng duy trì các hoạt động thường ngày ở mức phù hợp, đặc biệt là các hoạt động thường yêu thích. Vận động phù hợp tốt cho sức khỏe và thể chất và đặc biệt là giúp bệnh nhân dễ vượt qua tâm trạng u uất, trầm cảm. Như thế nó cũng giúp người bệnh giữ được mức độ độc lập nhất định, không phải phụ thuộc nhiều vào người thân, nhất là trong các việc cá nhân, thường nhật. Sau đó, bệnh nhân nên tìm hiểu các thông tin, kiến thức về y khoa liên quan đến bệnh và điều trị bệnh của mình - như hỏi bác sĩ, y tá các câu hỏi liên quan đến bệnh ung thư và cách điều trị nó; tích cực tham gia vào quá trình ra các quyết định liên quan đến điều trị; thực hiện các bài tập thư giãn; giảm lo âu trong quá trình điều trị, sau điều trị.

Ngoài ra, bệnh nhân cần ứng phó với những đổi thay về mặt thể chất, chóng mặt, buồn nôn, chế ngự các cơn đau; chấp nhận những thay đổi về thể chất (rụng tóc); chấp nhận thực tế là mình bị ung thư, duy trì hy vọng; giảm cảm giác tiêu cực về ung thư; duy trì óc hài hước; thường xuyên chia sẻ cảm xúc, mối quan tâm, bận tâm với người thân; tìm sự hỗ trợ từ gia đình và người cùng cảnh ở bên ngoài…

Nhiều bệnh nhân ung thư hiểu rằng mắc bệnh ung thư không phải là chấm hết. Và, chính tinh thần lạc quan, không đầu hàng số phận đã giúp cho nhiều bệnh nhân ung thư kéo dài sự sống, thậm chí khỏi bệnh.

Xin cảm ơn ông!

Thu Trang (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nổ lò hơi để phòng ngừa tai nạn tái diễn.
Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 giao thông Hà Nội thông thoáng

Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 giao thông Hà Nội thông thoáng

(LĐTĐ) Chiều 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều người dân từ các địa phương trở về Hà Nội học tập, lao động. Theo ghi nhận của phóng viên vào cuối giờ chiều cùng ngày, mật độ giao thông tại các cửa ngõ ra - vào Hà Nội có đông hơn so với những ngày thường, tuy nhiên vẫn đảm bảo, thông thoáng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong.
Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chào mừng Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để chăm lo, đảm bảo quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho lao động nữ, giúp họ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân đề nghị các Công đoàn cơ sở tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời đoàn viên, người lao động có các sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và bảo đảm An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, trong bức tranh du lịch của huyện Ba Vì, bên cạnh các khu điểm du lịch đã hoạt động lâu năm như Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà resort… thì bản Miền (thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì) là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của Hà Nội gắn với dân tộc thiểu số.
Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Tháng Công nhân đã thực sự trở thành chuỗi ngày hội của công nhân lao động cả nước nói chung và thị xã Sơn Tây nói riêng với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực tri ân, hướng về người lao động. Các cấp Công đoàn thị xã cũng đã phối hợp với chính quyền đồng cấp, đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động, qua đó khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp của đội ngũ công nhân lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 16 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 16 ca mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố ghi nhận thêm 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 170 trường hợp mắc tay chân miệng.
Gần 350 cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Gần 350 cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Vừa qua, Sở Y tế Hà Nội đã ra thông báo có 346 nhà thuốc, quầy thuốc tổ chức bán lẻ thuốc phục vụ người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bác sĩ chỉ 5 dấu hiệu nhận biết nốt ruồi có nguy cơ ác tính, ung thư

Bác sĩ chỉ 5 dấu hiệu nhận biết nốt ruồi có nguy cơ ác tính, ung thư

(LĐTĐ) Xuất hiện nốt sẩn đen dưới lòng bàn chân trái 10 năm nay, chị C.T.H.N chỉ nghĩ là nốt ruồi. Gần đây, thấy nốt ruồi bỗng phát triển to dần, bề mặt sần sùi, chị N đi khám và được phát hiện mắc ung thư hắc tố.
Hà Tĩnh: Nắng nóng gay gắt, 2 người tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng gay gắt, 2 người tử vong do sốc nhiệt

(LĐTĐ) Ngày 29/4, lãnh đạo UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) thông tin về việc có hai người đàn ông trên địa bàn huyện đã tử vong do sốc nhiệt khi đi ra đường giữa thời tiết nắng nóng đỉnh điểm.
Tạo trụ cột an sinh cho người dân nông thôn

Tạo trụ cột an sinh cho người dân nông thôn

(LĐTĐ) Nhằm thực hiện xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương ở Hà Nội đã đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân nông thôn, đặc biệt nâng cao vai trò của trạm y tế xã.
Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố có thêm 15 trường hợp mắc ho gà tại 11 quận, huyện, tăng 14 ca so với tuần trước đó.
Chủ động phòng dịch bệnh kỳ nghỉ lễ

Chủ động phòng dịch bệnh kỳ nghỉ lễ

(LĐTĐ) Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là nguyên nhân của sự xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp như tay chân miệng, sởi, ho gà, sốt xuất huyết... Để phòng, chống dịch bệnh lúc giao mùa, nhất là trong bối cảnh nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao trong kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, ngoài nỗ lực của ngành Y tế, việc mỗi người dân chủ động bảo vệ sức khỏe cũng rất quan trọng.
Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.
Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 2197/BYT-DP về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho nam bệnh nhân N.V.Đ (74 tuổi, ở Hà Nội) bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột.
Xem thêm
Phiên bản di động